Trong những trường hợp sỏi mật gây đau ở gan và tụy thì tiến hành điều trị là một điều tối cần thiết. Để quá trình chữa bệnh diễn ra an toàn và hiệu quả, bản thân người bệnh cần có những hiểu biết nhất định và cụ thể.
Cách chữa sỏi mật
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ạ!
Xin bác sĩ giải đáp cho tôi chữa bệnh sỏi mật bằng cách nào?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Sỏi mật thường gây những biến chứng rất nguy hiểm đến sức khỏe, do đó người bệnh cần khám và chữa trị sớm tại những cơ sở y tế đáng tin cậy. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý uống thuốc mà không thấy chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều trị sỏi mật bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, nhưng quan trọng nhất là phải loại bỏ được sỏi mật.
Tùy theo từng loại sỏi mật, bác sĩ sẽ có chỉ định liệu pháp chữa trị phù hợp với từng người bệnh.
Điều trị sỏi túi mật: dùng thuốc làm tan sỏi: áp dụng với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, thời gian dùng kéo dài 6 – 24 tháng. Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất, cắt túi mật nội soi: áp dụng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật. Thời gian nằm viện ngắn hơn và hồi phục sức khỏe nhanh. Cắt túi mật bằng mổ mở: áp dụng khi mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật. Điều trị sỏi trong gan và ống mật chủ: lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ Oddi (áp dụng với sỏi ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm). Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng: áp dụng với sỏi to. Phẫu thuật để lấy sỏi. Khi bị sỏi mật, bạn nên chú ý đến chế độ ăn: Hạn chế mỡ: hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thịt cá nhiều mỡ, trứng, phủ tạng động vật,… Tăng bổ sung đạm, đường bột, nhiều chất xơ. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C và vitamin nhóm B như rau củ và trái cây tươi. Tránh xa trà, cà phê, cacao, sôcôla; rượu, bia; gia vị cay, nóng; dầu cọ, dầu dừa,…
Chúc sức khỏe!
Điều trị sỏi mật theo cách nào là tốt nhất?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Năm nay em 33 tuổi, bị sỏi túi mật 3- 5mm. Bây giờ em nên chữa trị bằng phương pháp nào là tốt nhất?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Sỏi mật có thể ở đường dẫn mật trong gan nơi giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật hoặc ở ống mật chủ hoặc túi mật. Sỏi mật thường có một số biến chứng: viêm nhiễm khuẩn đường mật, túi mật cấp, hoại tử túi mật, thấm mật vào phủ tạng, rất nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề phải can thiệp bằng ngoại khoa.
Rò đường mật (sỏi làm thủng đường dẫn mật làm cho mật chảy vào các tạng bên trong ổ bụng. Ứ nước túi mật (do sỏi mật làm tắc ống túi mật mạn tính). Xơ gan do ứ mật (do ứ mật lâu ngày kèm viêm nhiễm làm tổn thương nhu mô gan.)
Thuốc dùng trong sỏi mật gồm các thuốc: giảm đau, làm tan sỏi, chữa trị biến chứng. Đối với tình huống của bạn bị sỏi mật từ 3- 5mm là loại sỏi nhỏ nên bạn cứ yên tâm chung sống hòa bình với nó nếu như không có biến chứng. Tuy nhiên loại sỏi nhỏ này rất ít khi gây biến chứng. Bạn có thể dùng thuốc làm tan sỏi như Ursodiol 250mg ngày 2 viên. Thuốc này chỉ dùng khi sỏi mật ít, không thấy biểu hiện, không bị Calci hoá, sỏi có đường kính nhỏ hơn 20mm.Trong quá trình dùng cần kiểm tra tiến triển sỏi mật (chụp túi mật sau 6 tháng chữa trị), làm âm vang đồ (Sonogram) vào tháng thứ 6 và 12. Sau khi sỏi tan hoàn toàn cần làm lại xét nghiệm âm vang đồ 2 lần nữa vào tháng thứ 1 và thứ 3 rồi mới ngưng thuốc. Sỏi mật có thể tái phát.
Thuốc có thể gây tiêu chảy, giảm bạch cầu, phát ban, vài biểu hiện đường ruột, tăng Creatinin, tăng Glucose máu. Không dùng chung với Estrogen, thuốc ngừa thai, các thuốc làm hạ Lipid khác (Chlofibrat, Cholestyramin) vì chúng làm giảm hiệu lực của thuốc (do tăng tiết cholesterol vào gan). Ngoài Ursodiol còn có nhiều tên khác (Actigall, Arsacol, Delursan, Destolit, Uso, Ursolvan) có nhiều hàm lượng 100- 150- 200- 250mg. Cần chú ý khi dùng để tránh nhầm hàm lượng. Tuy nhiên, nếu có biến chứng của sỏi như đau hay sốt thì bạn bắt buộc phải vào viện để chữa trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Điều trị bằng thuốc nào để sỏi mật không hình thành?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em có 1 câu hỏi muốn bác sĩ giải đáp giúp em. Em bị bệnh sỏi đường mật 13 năm nay và đã phải phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức 5 lần rồi. Vậy em muốn bác sĩ cho em thông tin, hiện nay trên thị trường có loại thuốc hay dược phẩm chức năng nào, kể cả thuốc ngoại, có khả năng tẩy và loại bỏ sỏi dần để sỏi không hình thành nữa không?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Sỏi đường mật là thuật ngữ chỉ tình trạng có tồn tại sỏi (sỏi viên hoặc sỏi bùn) trong lòng đường mật, có thể là đường mật trong gan hoặc đường mật ngoài gan. Sỏi mật đứng hàng thứ 2 trong các bệnh về gan mật, ở Việt Nam, sỏi đường mật lớn chiếm 95%, sỏi túi mật chiếm 4-5%, trong khi đó tại các nước Âu Mỹ, sỏi túi mật chiếm tỷ lệ cao đến 90%. Sỏi mật gồm 3 loại chính là sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật và sỏi hỗn hợp. Người ta nhận thấy quá thừa cholesterol có liên quan đến sự hình thành sỏi mật, người béo (dự trữ muối mật giảm, bài tiết muối mật nhanh nhưng bài tiết cholesterol chậm), chế độ ăn giàu calo, một số thuốc như Ostrogen, Clofibrat làm tăng tổng hợp cholesterol và dễ sinh ra muối mật. Ngoài ra, trứng giun và xác giun ở đường mật là yếu tố thuận lợi để cho canxi và sắc tổ mật bám vào, tạo nên sỏi mật.
Bạn bị sỏi đường mật đã 13 năm và phẫu thuật 5 lần rồi, vậy thì sau phẫu thuật cần uống thuốc chữa trị và kết hợp chế độ sinh hoạt để dự phòng sỏi tái phát. Thuốc chữa trị làm tan sỏi mật có chỉ định khi viên sỏi nhỏ dưới 2 cm chưa bị can xi hoá, túi mật còn tốt, bệnh nhân không phẫu thuật được và đề phòng tái phát sau phẫu thuật.
Thuốc: Chenodesoxycholic (Biệt dược là Chenodex viên 250 mg hoặc Chenar viên 200mg. Liều dùng 12-15mg/kg/ngày, dùng liên tục từ 6 tháng tới 3 năm, kết quả khỏi bệnh 50-70% (2/3 mất sỏi, 1/3 sỏi nhỏ lại.) Ursodesoxycholic (Biệt dược Ursoval viên 200mg, Delursan viên 250mg… Liều dùng 8-12mg/kg/ngày, dùng liên tục 6 tháng tới 3 năm cho kết quả khỏi 70-80%. Các thuốc trên có biến chứng ỉa chảy, tăng men gan nhưng ít gặp. Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm đông dược để hỗ trợ chữa trị sỏi mật như “Soma – di” dùng hỗ trợ chữa trị sỏi mật và phòng tránh sỏi tái phát sau mổ. Bên cạnh đó, bạn cần giảm cân, áp dụng chế độ ăn giảm cholesterol…
Chúc bạn sức khỏe!
Phương pháp điều trị sỏi mật
Câu hỏi bởi: Minhhien
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho em hỏi mẹ em năm nay 53 tuổi, bị sỏi mật 3-5 mm ống mật giản 11mm. Vậy mẹ em có cần phải mổ hay uống thuốc tán sỏi? Nếu mổ thì mổ phương pháp gì và mổ ở bệnh viện nào là tốt nhất? Nhà em ở Phú Yên.
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Bệnh sỏi ống mật chủ có triệu chứng lâm sàng là đau vùng hạ sườn phải, sốt cao rét run, vàng da niêm mạc. Bệnh tái lại nhiều lần. Điều trị nội khoa khi có các đợt nhiễm khuẩn đường mật tức là khi có đau và sốt, thuốc dùng là các thuốc kháng sinh diệt khuẩn Gram âm, thuốc giãn cơ và giảm đau. Điều trị ngoại khoa mổ cấp cứu khi có các biến chứng như thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật do hoại tử túi mật, hoại tử đường mật trong gan, sốc nhiễm trùng hoặc mổ theo kế hoạch khi chưa có biến chứng. Ngoài ra có các biện pháp can thiệp ít sang chấn khác như tán sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi đường mật.
Đối với tình huống của mẹ em sỏi như vậy là kích thước to, vì vậy có thể chữa trị tán sỏi kết hợp với uống thuốc làm tan sỏi như Chennodeoxycholic. Ở Phú Yên em có thể tới bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa để chữa trị.
Chúc mẹ con em mạnh khỏe.
Sỏi túi mật chữa trị ra sao?
Câu hỏi bởi: mai
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 21 tuổi, cháu bị sỏi túi mật và co túi mật từ 6-9mm. Bác sĩ giúp cháu phương pháp chữa trị bệnh này với ạ?
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Cháu có sỏi túi mật và co túi mật từ 6-9mm. Hiện tại nếu cháu không có triệu chứng đau và sốt thì chưa cần phẫu thuật. Tuy nhiên hiện tượng co nhỏ túi mật của cháu cần xem có phải cháu siêu âm vào thời điểm sau ăn không. Để chính xác cháu nên đi siêu âm lại và trước lúc siêu âm cháu nên nhịn ăn. Nếu siêu âm lại mà thấy túi mật co nhỏ thật thì phải xem có bị dày thành túi mật không, thành túi mật có hình ảnh 2 bờ không. Nếu có mà kèm theo dấu hiệu đau, sốt thì phải chữa trị kháng sinh ngay.
Nếu không có biểu hiện gì cháu chỉ cần thực hiện một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể giúp cháu xử lý các biểu hiện đầy trướng, khó tiêu hay các cơn đau ở vùng hạ sườn phải. Cụ thể như sau:
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống
Uống 8-10 ly nước mỗi ngày. Nếu thừa cân, cần có kế hoạch giảm cân hợp lý
Hạn chế các loại thức phẩm giàu chất béo, tăng cường rau xanh chất xơ
Ăn các bữa ăn nhỏ. Thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn, nên có 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày.
Tập thể dục thường xuyên.
Uống cà phê hàng ngày nhưng không quá nhiều, 1-2 cốc mỗi ngày là đủ. Cà phê giúp lưu thông đường mật, do đó có thể ngăn ngừa sỏi mật
Bổ sung đầy đủ vitamin C trong ngày bao gồm trái cây trong chế độ ăn uống và nước cốt chanh.
Sử dụng các loại gia vị hay thảo dược kích thích gan và túi mật hoạt động như nghệ, gừng khô, hạt tiêu đen, quế…
Cháu có thể tham khảo một số món ăn chữa sỏi túi mật dưới đây:
Nước ép táo và giấm táo: Táo có khả năng hòa tan sỏi mật nếu sử dụng dưới dạng nước ép và giấm táo. Acid malic trong táo giúp làm mềm sỏi mật và giấm hạn chế gan tiết quá nhiều cholesterol – tác nhân chính gây sỏi trong túi mật. Dùng táo hàng ngày, sẽ không chỉ giúp hòa tan sỏi mật, mà còn giúp ngăn ngừa sỏi mật tái phát. Công thức cho một cốc nước táo đánh tan sỏi mật: Một ly nước ép táo + một thìa canh giấm táo trộn đều và sử dụng mỗi ngày.
Nước ép lê: Các nhà khoa học tin rằng pectin có trong quả lê có thể liên kết với cholesterol trong sỏi mật và hòa tan chúng. Công thức cho một ly nước ép lê: Trộn đều nửa ly nước ép lê với nước nóng, thêm 2 thìa mật ong và sử dụng 3 lần mỗi ngày.
Nước củ cải, dưa chuột và cà rốt: Nước ép củ cải, dưa chuột và cà rốt có hiệu quả cao trên hệ thống gan mật. Củ cải không chỉ giúp làm sạch túi mật và gan, mà còn giúp làm sạch ruột và máu của bạn. Dưa chuột có hàm lượng nước cao, cà rốt chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng phong phú khác, rất tốt cho quá trình giải độc ở gan. Công thức cho loại nước ép hỗn hợp này rất đơn giản: Trộn tỉ lệ bằng nhau nước ép của mỗi loại củ và sử dụng mỗi ngày 2 ly.
Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà chứa terpene – các hợp chất tự nhiên có tác dụng hòa tan sỏi mật. Một cách khác tốt hơn là sử dụng trà từ lá bạc hà. Trà bạc hà rất hữu ích với các biến chứng của sỏi trên túi mật, nó giúp làm giảm co thắt và giải thoát cháu khỏi cơn đau cấp tính. Lời khuyên dành cho cháu là nên sử dụng trà lá bạc hà tươi thêm chút mật ong trong bữa ăn.
Nước chanh: Nước chanh hoặc nước ép trái cây họ cam quýt cũng làm nhiệm vụ tương tự như giấm. Vì vậy, những người bị sỏi mật nên sử dụng hai đến ba ly nước chanh thêm chút muối hàng ngày.
Chúc cháu khỏe mạnh!
Cách chữa sỏi mật
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ạ!
Xin bác sĩ giải đáp cho tôi chữa bệnh sỏi mật bằng cách nào?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Sỏi mật thường gây những biến chứng rất nguy hiểm đến sức khỏe, do đó người bệnh cần khám và chữa trị sớm tại những cơ sở y tế đáng tin cậy. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý uống thuốc mà không thấy chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều trị sỏi mật bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, nhưng quan trọng nhất là phải loại bỏ được sỏi mật.
Tùy theo từng loại sỏi mật, bác sĩ sẽ có chỉ định liệu pháp chữa trị phù hợp với từng người bệnh.
Điều trị sỏi túi mật: dùng thuốc làm tan sỏi: áp dụng với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, thời gian dùng kéo dài 6 – 24 tháng. Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất, cắt túi mật nội soi: áp dụng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật. Thời gian nằm viện ngắn hơn và hồi phục sức khỏe nhanh. Cắt túi mật bằng mổ mở: áp dụng khi mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật. Điều trị sỏi trong gan và ống mật chủ: lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ Oddi (áp dụng với sỏi ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm). Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng: áp dụng với sỏi to. Phẫu thuật để lấy sỏi. Khi bị sỏi mật, bạn nên chú ý đến chế độ ăn: Hạn chế mỡ: hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thịt cá nhiều mỡ, trứng, phủ tạng động vật,… Tăng bổ sung đạm, đường bột, nhiều chất xơ. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C và vitamin nhóm B như rau củ và trái cây tươi. Tránh xa trà, cà phê, cacao, sôcôla; rượu, bia; gia vị cay, nóng; dầu cọ, dầu dừa,…
Chúc sức khỏe!
Điều trị sỏi mật theo cách nào là tốt nhất?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Năm nay em 33 tuổi, bị sỏi túi mật 3- 5mm. Bây giờ em nên chữa trị bằng phương pháp nào là tốt nhất?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Sỏi mật có thể ở đường dẫn mật trong gan nơi giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật hoặc ở ống mật chủ hoặc túi mật. Sỏi mật thường có một số biến chứng: viêm nhiễm khuẩn đường mật, túi mật cấp, hoại tử túi mật, thấm mật vào phủ tạng, rất nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề phải can thiệp bằng ngoại khoa.
Rò đường mật (sỏi làm thủng đường dẫn mật làm cho mật chảy vào các tạng bên trong ổ bụng. Ứ nước túi mật (do sỏi mật làm tắc ống túi mật mạn tính). Xơ gan do ứ mật (do ứ mật lâu ngày kèm viêm nhiễm làm tổn thương nhu mô gan.)
Thuốc dùng trong sỏi mật gồm các thuốc: giảm đau, làm tan sỏi, chữa trị biến chứng. Đối với tình huống của bạn bị sỏi mật từ 3- 5mm là loại sỏi nhỏ nên bạn cứ yên tâm chung sống hòa bình với nó nếu như không có biến chứng. Tuy nhiên loại sỏi nhỏ này rất ít khi gây biến chứng. Bạn có thể dùng thuốc làm tan sỏi như Ursodiol 250mg ngày 2 viên. Thuốc này chỉ dùng khi sỏi mật ít, không thấy biểu hiện, không bị Calci hoá, sỏi có đường kính nhỏ hơn 20mm.Trong quá trình dùng cần kiểm tra tiến triển sỏi mật (chụp túi mật sau 6 tháng chữa trị), làm âm vang đồ (Sonogram) vào tháng thứ 6 và 12. Sau khi sỏi tan hoàn toàn cần làm lại xét nghiệm âm vang đồ 2 lần nữa vào tháng thứ 1 và thứ 3 rồi mới ngưng thuốc. Sỏi mật có thể tái phát.
Thuốc có thể gây tiêu chảy, giảm bạch cầu, phát ban, vài biểu hiện đường ruột, tăng Creatinin, tăng Glucose máu. Không dùng chung với Estrogen, thuốc ngừa thai, các thuốc làm hạ Lipid khác (Chlofibrat, Cholestyramin) vì chúng làm giảm hiệu lực của thuốc (do tăng tiết cholesterol vào gan). Ngoài Ursodiol còn có nhiều tên khác (Actigall, Arsacol, Delursan, Destolit, Uso, Ursolvan) có nhiều hàm lượng 100- 150- 200- 250mg. Cần chú ý khi dùng để tránh nhầm hàm lượng. Tuy nhiên, nếu có biến chứng của sỏi như đau hay sốt thì bạn bắt buộc phải vào viện để chữa trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Điều trị bằng thuốc nào để sỏi mật không hình thành?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em có 1 câu hỏi muốn bác sĩ giải đáp giúp em. Em bị bệnh sỏi đường mật 13 năm nay và đã phải phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức 5 lần rồi. Vậy em muốn bác sĩ cho em thông tin, hiện nay trên thị trường có loại thuốc hay dược phẩm chức năng nào, kể cả thuốc ngoại, có khả năng tẩy và loại bỏ sỏi dần để sỏi không hình thành nữa không?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Sỏi đường mật là thuật ngữ chỉ tình trạng có tồn tại sỏi (sỏi viên hoặc sỏi bùn) trong lòng đường mật, có thể là đường mật trong gan hoặc đường mật ngoài gan. Sỏi mật đứng hàng thứ 2 trong các bệnh về gan mật, ở Việt Nam, sỏi đường mật lớn chiếm 95%, sỏi túi mật chiếm 4-5%, trong khi đó tại các nước Âu Mỹ, sỏi túi mật chiếm tỷ lệ cao đến 90%. Sỏi mật gồm 3 loại chính là sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật và sỏi hỗn hợp. Người ta nhận thấy quá thừa cholesterol có liên quan đến sự hình thành sỏi mật, người béo (dự trữ muối mật giảm, bài tiết muối mật nhanh nhưng bài tiết cholesterol chậm), chế độ ăn giàu calo, một số thuốc như Ostrogen, Clofibrat làm tăng tổng hợp cholesterol và dễ sinh ra muối mật. Ngoài ra, trứng giun và xác giun ở đường mật là yếu tố thuận lợi để cho canxi và sắc tổ mật bám vào, tạo nên sỏi mật.
Bạn bị sỏi đường mật đã 13 năm và phẫu thuật 5 lần rồi, vậy thì sau phẫu thuật cần uống thuốc chữa trị và kết hợp chế độ sinh hoạt để dự phòng sỏi tái phát. Thuốc chữa trị làm tan sỏi mật có chỉ định khi viên sỏi nhỏ dưới 2 cm chưa bị can xi hoá, túi mật còn tốt, bệnh nhân không phẫu thuật được và đề phòng tái phát sau phẫu thuật.
Thuốc: Chenodesoxycholic (Biệt dược là Chenodex viên 250 mg hoặc Chenar viên 200mg. Liều dùng 12-15mg/kg/ngày, dùng liên tục từ 6 tháng tới 3 năm, kết quả khỏi bệnh 50-70% (2/3 mất sỏi, 1/3 sỏi nhỏ lại.) Ursodesoxycholic (Biệt dược Ursoval viên 200mg, Delursan viên 250mg… Liều dùng 8-12mg/kg/ngày, dùng liên tục 6 tháng tới 3 năm cho kết quả khỏi 70-80%. Các thuốc trên có biến chứng ỉa chảy, tăng men gan nhưng ít gặp. Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm đông dược để hỗ trợ chữa trị sỏi mật như “Soma – di” dùng hỗ trợ chữa trị sỏi mật và phòng tránh sỏi tái phát sau mổ. Bên cạnh đó, bạn cần giảm cân, áp dụng chế độ ăn giảm cholesterol…
Chúc bạn sức khỏe!
Phương pháp điều trị sỏi mật
Câu hỏi bởi: Minhhien
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho em hỏi mẹ em năm nay 53 tuổi, bị sỏi mật 3-5 mm ống mật giản 11mm. Vậy mẹ em có cần phải mổ hay uống thuốc tán sỏi? Nếu mổ thì mổ phương pháp gì và mổ ở bệnh viện nào là tốt nhất? Nhà em ở Phú Yên.
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Bệnh sỏi ống mật chủ có triệu chứng lâm sàng là đau vùng hạ sườn phải, sốt cao rét run, vàng da niêm mạc. Bệnh tái lại nhiều lần. Điều trị nội khoa khi có các đợt nhiễm khuẩn đường mật tức là khi có đau và sốt, thuốc dùng là các thuốc kháng sinh diệt khuẩn Gram âm, thuốc giãn cơ và giảm đau. Điều trị ngoại khoa mổ cấp cứu khi có các biến chứng như thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật do hoại tử túi mật, hoại tử đường mật trong gan, sốc nhiễm trùng hoặc mổ theo kế hoạch khi chưa có biến chứng. Ngoài ra có các biện pháp can thiệp ít sang chấn khác như tán sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi đường mật.
Đối với tình huống của mẹ em sỏi như vậy là kích thước to, vì vậy có thể chữa trị tán sỏi kết hợp với uống thuốc làm tan sỏi như Chennodeoxycholic. Ở Phú Yên em có thể tới bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa để chữa trị.
Chúc mẹ con em mạnh khỏe.
Sỏi túi mật chữa trị ra sao?
Câu hỏi bởi: mai
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 21 tuổi, cháu bị sỏi túi mật và co túi mật từ 6-9mm. Bác sĩ giúp cháu phương pháp chữa trị bệnh này với ạ?
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Cháu có sỏi túi mật và co túi mật từ 6-9mm. Hiện tại nếu cháu không có triệu chứng đau và sốt thì chưa cần phẫu thuật. Tuy nhiên hiện tượng co nhỏ túi mật của cháu cần xem có phải cháu siêu âm vào thời điểm sau ăn không. Để chính xác cháu nên đi siêu âm lại và trước lúc siêu âm cháu nên nhịn ăn. Nếu siêu âm lại mà thấy túi mật co nhỏ thật thì phải xem có bị dày thành túi mật không, thành túi mật có hình ảnh 2 bờ không. Nếu có mà kèm theo dấu hiệu đau, sốt thì phải chữa trị kháng sinh ngay.
Nếu không có biểu hiện gì cháu chỉ cần thực hiện một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể giúp cháu xử lý các biểu hiện đầy trướng, khó tiêu hay các cơn đau ở vùng hạ sườn phải. Cụ thể như sau:
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống
Uống 8-10 ly nước mỗi ngày. Nếu thừa cân, cần có kế hoạch giảm cân hợp lý
Hạn chế các loại thức phẩm giàu chất béo, tăng cường rau xanh chất xơ
Ăn các bữa ăn nhỏ. Thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn, nên có 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày.
Tập thể dục thường xuyên.
Uống cà phê hàng ngày nhưng không quá nhiều, 1-2 cốc mỗi ngày là đủ. Cà phê giúp lưu thông đường mật, do đó có thể ngăn ngừa sỏi mật
Bổ sung đầy đủ vitamin C trong ngày bao gồm trái cây trong chế độ ăn uống và nước cốt chanh.
Sử dụng các loại gia vị hay thảo dược kích thích gan và túi mật hoạt động như nghệ, gừng khô, hạt tiêu đen, quế…
Cháu có thể tham khảo một số món ăn chữa sỏi túi mật dưới đây:
Nước ép táo và giấm táo: Táo có khả năng hòa tan sỏi mật nếu sử dụng dưới dạng nước ép và giấm táo. Acid malic trong táo giúp làm mềm sỏi mật và giấm hạn chế gan tiết quá nhiều cholesterol – tác nhân chính gây sỏi trong túi mật. Dùng táo hàng ngày, sẽ không chỉ giúp hòa tan sỏi mật, mà còn giúp ngăn ngừa sỏi mật tái phát. Công thức cho một cốc nước táo đánh tan sỏi mật: Một ly nước ép táo + một thìa canh giấm táo trộn đều và sử dụng mỗi ngày.
Nước ép lê: Các nhà khoa học tin rằng pectin có trong quả lê có thể liên kết với cholesterol trong sỏi mật và hòa tan chúng. Công thức cho một ly nước ép lê: Trộn đều nửa ly nước ép lê với nước nóng, thêm 2 thìa mật ong và sử dụng 3 lần mỗi ngày.
Nước củ cải, dưa chuột và cà rốt: Nước ép củ cải, dưa chuột và cà rốt có hiệu quả cao trên hệ thống gan mật. Củ cải không chỉ giúp làm sạch túi mật và gan, mà còn giúp làm sạch ruột và máu của bạn. Dưa chuột có hàm lượng nước cao, cà rốt chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng phong phú khác, rất tốt cho quá trình giải độc ở gan. Công thức cho loại nước ép hỗn hợp này rất đơn giản: Trộn tỉ lệ bằng nhau nước ép của mỗi loại củ và sử dụng mỗi ngày 2 ly.
Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà chứa terpene – các hợp chất tự nhiên có tác dụng hòa tan sỏi mật. Một cách khác tốt hơn là sử dụng trà từ lá bạc hà. Trà bạc hà rất hữu ích với các biến chứng của sỏi trên túi mật, nó giúp làm giảm co thắt và giải thoát cháu khỏi cơn đau cấp tính. Lời khuyên dành cho cháu là nên sử dụng trà lá bạc hà tươi thêm chút mật ong trong bữa ăn.
Nước chanh: Nước chanh hoặc nước ép trái cây họ cam quýt cũng làm nhiệm vụ tương tự như giấm. Vì vậy, những người bị sỏi mật nên sử dụng hai đến ba ly nước chanh thêm chút muối hàng ngày.
Chúc cháu khỏe mạnh!
Theo ViCare