Hạn chế nuôi chó mèo, vệ sinh răng miệng hàng ngày, sử dụng thuốc là những cách bạn nên tham khảo.
Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng
Câu hỏi bởi: Hoàng Mai
Thưa bác sĩ,
Cháu bị viêm mũi dị ứng do thời tiết gần 10 năm nay rồi ạ. Cháu không muốn uống kháng sinh nên thường chữa bằng nước muối. Có cách nào phòng bệnh hay giảm triệu chứng bệnh không ạ, nhất là để bệnh không nặng thành viêm họng? Có nguy cơ thành bệnh mãn tính hay viêm xoang không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai
Chào cháu,
Cháu có thể rửa mũi để rửa các dị viên đi. Ngoài ra có thể dùng xịt corticoid tại chỗ để điều trị dị ứng. Nếu để lâu không điều trị thì có thể thành viêm xoang dị ứng.
Thân ái.
hỏi về trị viêm mũi dị ứng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác cho em hỏi Bị viêm mũi dị ứng đã nhỏ 6 lọ mà vẫn xót, nhỏ khoảng bao nhiêu lọ thì mới ok hả bác sỹ
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn,
Trường hơp của bạn không nói rõ là bạn đang nhỏ thuốc gì. Bạn phải khám nội soi ở những phòng khám uy tín, bác sỹ có chuyên môn tốt thì BS mới cho bạn liệu trình điều trị chuẩn được. Nguyên tắc chung là không nên quá lạm dụng thuốc nhỏ mũi, rửa mũi bằng nước muỗi là quan trọng, cố gắng điều trị nội khoa tránh phẫu thuật
Các thuốc nhỏ mũi phải rất tuân theo chỉ định của bác sỹ vì nó là con dao 2 lưỡi. Quá làm dụng sẽ gây nhờn và phụ thuộc thuốc, dẫn đến hình thành polyp mũi và phải phẫu thuật
Bệnh không thể chữa khỏi dứt điểm tuy nhiên, bác sỹ sẽ giúp bạn tư vấn sao cho 1 năm bạn ít phải dùng thuốc nhất có thể
Chúc bạn sức khỏe.
Thuốc nam có chữa được viêm mũi dị ứng?
Câu hỏi bởi: gà rừng 93
Em chào Bác sĩ! Em năm nay 21 tuổi. Đi khám Bác sĩ bảo em là bị viêm mũi dị ứng, em đã uống hết thuốc và cảm thấy đỡ. Hiện tại em đang uống thêm thuốc nam tên thuốc là tỷ viêm nang. Em thấy bảo điều trị trong vòng 6 tháng. Em mới uống được 2 tháng. Em hỏi Bác sĩ liệu uống 6 tháng thuốc nam đó liền liệu có được không? Và có ảnh hưởng gì không ạ? Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Tỷ viêm nang là thuốc thảo dược được chỉ định dùng trong chữa trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng: sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, hắt hơi liên tục, nhức đầu, đau vùng xương mặt, vùng trán.Thành phần của viên thuốc gồm Tân di hoa, Thương nhĩ tử, Kim ngân hoa, Xuyên khung, Bồ công anh, Tế tân, Bạch chỉ, Mộc thông, Cam thảo. Đây đều là những vị thuốc được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và chưa thấy có độc tính hay tác dụng phụ gì khi dùng lâu dài. Một nghiên cứu trên 50 bệnh nhân viêm mũi dị ứng, mỗi bệnh nhân uống. Tỷ viêm nang 02 viên x 3 lần/ ngày; uống trong 4 tuần liên tiếp cho mỗi đợt. Điều trị 03 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng cho thấy thuốc có khả năng cải thiện các biểu hiện cơ năng của viêm mũi xoang mạn như nghẹt mũi; sổ mũi; khịt đàm nhầy; nhức đầu; hôi miệng…
Tuy nhiên, tỷ viêm nang là thuốc dùng để chữa trị biểu hiện của viêm mũi dị ứng, chứ không phải thuốc chữa trị tận gốc lí do gây bệnh. Trong bài thuốc này có các vị Xuyên khung, Tế tân, Bạch chỉ là những vị thuốc có tính nóng nên việc uống thuốc liên tục có thể gây ra những biểu hiện nóng trong người, mụn nhọt, táo bón, do đó cháu nên dùng một tháng thì nghỉ một tuần rồi dùng tiếp, kết hợp với xịt mũi bằng thuốc xịt mũi Hoa Ngũ Sắc, đồng thời cũng nên đi khám để theo dõi tình trạng bệnh. Nếu em đã hết các biểu hiện của viêm mũi dị ứng như sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu v.v…thì không cần tiếp tục uống thuốc.
Chúc em luôn khỏe!
Viêm mũi dị ứng kèm theo đau họng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 19 tuổi cháu bị bệnh viêm mũi dị ứng kèm theo là đau họng, phía trên họng đôi khi có nốt đỏ và ngứa, không ho nhiều, nhưng ra rất nhiều đờm, đờm màu trắng chứ không thấy màu vàng hoặc xanh, hôm nào cháu cũng bị ra rất nhiều đờm chứ không phải là thỉnh thoảng mới ra và làm miệng có mùi hôi, ở cuống họng có những hạt to như hạt đậu. Mong bác sĩ tư vấn.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Với các biểu hiện như em mổ tả cho thấy em đang bị viêm họng mạn tính Viêm họng mãn tính là một bệnh rất hay gặp. Nó thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính. Thường các viêm họng mạn tính sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát và teo nếu để kéo dài không điều trị. Viêm họng mạn tính cũng thường đưa đến viêm thanh quản mạn tính, viêm thanh – khí phế quản mạn tính… hoặc các đợt viêm cấp như viêm amiđan cấp tính, áp xe amiđan… Em nên đến chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để bác sĩ thăm khám trực tiếp và chữa trị bệnh.
Chúc em sức khỏe!
Bệnh viêm mũi dị ứng chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Mr.Vinh
Chào bác sĩ!
Em bị viêm mũi đã lâu và em muốn xin 1 ít biện pháp điều trị được không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em.
Em chỉ nói em bị viêm mũi đã lâu, tôi không biết viêm mũi của em lâu là bao ngày, bao tháng, mỗi đợt viêm của em có các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi trong hay đặc, có màu xanh hay không thấy màu, có mùi hôi hay không hôi, kèm theo có hắt hơi không, có sốt không? Mỗi khi bị viêm mũi em đã đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng chưa, và các bác sĩ đã chữa trị những thuốc gì cho em.
Bệnh viêm mũi do nhiều lí do, do dị ứng thời tiết, viêm nhiễm, lệch, vẹo vách ngăn mũi, do polip, viêm mũi mãn tính không rõ lí do. Theo tôi em nên đi bệnh viện Tai – Mũi – Họng hoặc các bệnh viện có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để khám tìm lí do và có hướng chữa trị tốt nhất cho em. Em có thể tham khảo chữa trị viêm mũi mãn tính dưới đây:
Thuốc xịt mũi. Sử dụng phun mũi nước mặn, giải pháp tự chế để rửa chất kích thích và giúp loãng chất nhầy và làm dịu các màng trong mũi. Thuốc xịt mũi Corticosteroid. Nếu các biểu hiện không thuyên giảm sau uống thuốc thông mũi hoặc thuốc chống dị ứng, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc xịt mũi Corticosteroid như Fluticasone (flonase) hoặc Mometasone (nasonex). Corticosteroid giúp ngăn ngừa và chữa trị viêm. Tác dụng phụ có thể gây buồn nôn, nhức đầu và đau cơ thể. Thuốc xịt mũi chống dị ứng, thuốc kháng Histamin như Azelastine (astelin) và Olopatadine Hydrochloride (patanase). Tác dụng phụ đắng miệng, đau đầu và mệt mỏi. Thuốc xịt mũi kháng Acetylcholin chống nhỏ giọt. Các Ipratropium theođơn (atrovent) thường được sử dụng như một loại thuốc xịt hen suyễn. Bây giờ có sẵn như là một thuốc xịt mũi và có thể hữu ích nếu chảy nước mũi nhỏ giọt là biểu hiện chính. Tác dụng phụ đắng miệng và làm khô bên trong mũi. Uống thuốc thông mũi. Các loại thuốc có chứa Pseudoephedrin (actifed, sudafed,…) và Phenylephrine (neo-Synephrine,…). Những thuốc này giúp thu hẹp các mạch máu, làm giảm tình trạng tắc nghẽn ở mũi. Tác dụng phụ có thể gây huyết áp cao, mất ngủ, chán ăn, đánh trống ngực, lo lắng và bồn chồn. Thuốc xịt thông mũi Oxymetazoline (afrin,…). Không sử dụng các loại thuốc này trong hơn ba hoặc bốn ngày, vì chúng có thể gây ra ùn tắc trở lại với các biểu hiện tồi tệ hơn, ngay cả khi ngừng sử dụng chúng. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, mất ngủ và cảm giác thần kinh. Phẫu thuật để chữa trị như lệch vách ngăn mũi hoặc polyp mũi dai dẳng.
Chúc em sức khỏe!
Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng
Câu hỏi bởi: Hoàng Mai
Thưa bác sĩ,
Cháu bị viêm mũi dị ứng do thời tiết gần 10 năm nay rồi ạ. Cháu không muốn uống kháng sinh nên thường chữa bằng nước muối. Có cách nào phòng bệnh hay giảm triệu chứng bệnh không ạ, nhất là để bệnh không nặng thành viêm họng? Có nguy cơ thành bệnh mãn tính hay viêm xoang không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai
Chào cháu,
Cháu có thể rửa mũi để rửa các dị viên đi. Ngoài ra có thể dùng xịt corticoid tại chỗ để điều trị dị ứng. Nếu để lâu không điều trị thì có thể thành viêm xoang dị ứng.
Thân ái.
hỏi về trị viêm mũi dị ứng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác cho em hỏi Bị viêm mũi dị ứng đã nhỏ 6 lọ mà vẫn xót, nhỏ khoảng bao nhiêu lọ thì mới ok hả bác sỹ
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn,
Trường hơp của bạn không nói rõ là bạn đang nhỏ thuốc gì. Bạn phải khám nội soi ở những phòng khám uy tín, bác sỹ có chuyên môn tốt thì BS mới cho bạn liệu trình điều trị chuẩn được. Nguyên tắc chung là không nên quá lạm dụng thuốc nhỏ mũi, rửa mũi bằng nước muỗi là quan trọng, cố gắng điều trị nội khoa tránh phẫu thuật
Các thuốc nhỏ mũi phải rất tuân theo chỉ định của bác sỹ vì nó là con dao 2 lưỡi. Quá làm dụng sẽ gây nhờn và phụ thuộc thuốc, dẫn đến hình thành polyp mũi và phải phẫu thuật
Bệnh không thể chữa khỏi dứt điểm tuy nhiên, bác sỹ sẽ giúp bạn tư vấn sao cho 1 năm bạn ít phải dùng thuốc nhất có thể
Chúc bạn sức khỏe.
Thuốc nam có chữa được viêm mũi dị ứng?
Câu hỏi bởi: gà rừng 93
Em chào Bác sĩ! Em năm nay 21 tuổi. Đi khám Bác sĩ bảo em là bị viêm mũi dị ứng, em đã uống hết thuốc và cảm thấy đỡ. Hiện tại em đang uống thêm thuốc nam tên thuốc là tỷ viêm nang. Em thấy bảo điều trị trong vòng 6 tháng. Em mới uống được 2 tháng. Em hỏi Bác sĩ liệu uống 6 tháng thuốc nam đó liền liệu có được không? Và có ảnh hưởng gì không ạ? Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Tỷ viêm nang là thuốc thảo dược được chỉ định dùng trong chữa trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng: sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, hắt hơi liên tục, nhức đầu, đau vùng xương mặt, vùng trán.Thành phần của viên thuốc gồm Tân di hoa, Thương nhĩ tử, Kim ngân hoa, Xuyên khung, Bồ công anh, Tế tân, Bạch chỉ, Mộc thông, Cam thảo. Đây đều là những vị thuốc được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và chưa thấy có độc tính hay tác dụng phụ gì khi dùng lâu dài. Một nghiên cứu trên 50 bệnh nhân viêm mũi dị ứng, mỗi bệnh nhân uống. Tỷ viêm nang 02 viên x 3 lần/ ngày; uống trong 4 tuần liên tiếp cho mỗi đợt. Điều trị 03 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng cho thấy thuốc có khả năng cải thiện các biểu hiện cơ năng của viêm mũi xoang mạn như nghẹt mũi; sổ mũi; khịt đàm nhầy; nhức đầu; hôi miệng…
Tuy nhiên, tỷ viêm nang là thuốc dùng để chữa trị biểu hiện của viêm mũi dị ứng, chứ không phải thuốc chữa trị tận gốc lí do gây bệnh. Trong bài thuốc này có các vị Xuyên khung, Tế tân, Bạch chỉ là những vị thuốc có tính nóng nên việc uống thuốc liên tục có thể gây ra những biểu hiện nóng trong người, mụn nhọt, táo bón, do đó cháu nên dùng một tháng thì nghỉ một tuần rồi dùng tiếp, kết hợp với xịt mũi bằng thuốc xịt mũi Hoa Ngũ Sắc, đồng thời cũng nên đi khám để theo dõi tình trạng bệnh. Nếu em đã hết các biểu hiện của viêm mũi dị ứng như sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu v.v…thì không cần tiếp tục uống thuốc.
Chúc em luôn khỏe!
Viêm mũi dị ứng kèm theo đau họng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 19 tuổi cháu bị bệnh viêm mũi dị ứng kèm theo là đau họng, phía trên họng đôi khi có nốt đỏ và ngứa, không ho nhiều, nhưng ra rất nhiều đờm, đờm màu trắng chứ không thấy màu vàng hoặc xanh, hôm nào cháu cũng bị ra rất nhiều đờm chứ không phải là thỉnh thoảng mới ra và làm miệng có mùi hôi, ở cuống họng có những hạt to như hạt đậu. Mong bác sĩ tư vấn.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Với các biểu hiện như em mổ tả cho thấy em đang bị viêm họng mạn tính Viêm họng mãn tính là một bệnh rất hay gặp. Nó thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính. Thường các viêm họng mạn tính sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát và teo nếu để kéo dài không điều trị. Viêm họng mạn tính cũng thường đưa đến viêm thanh quản mạn tính, viêm thanh – khí phế quản mạn tính… hoặc các đợt viêm cấp như viêm amiđan cấp tính, áp xe amiđan… Em nên đến chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để bác sĩ thăm khám trực tiếp và chữa trị bệnh.
Chúc em sức khỏe!
Bệnh viêm mũi dị ứng chữa trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Mr.Vinh
Chào bác sĩ!
Em bị viêm mũi đã lâu và em muốn xin 1 ít biện pháp điều trị được không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em.
Em chỉ nói em bị viêm mũi đã lâu, tôi không biết viêm mũi của em lâu là bao ngày, bao tháng, mỗi đợt viêm của em có các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi trong hay đặc, có màu xanh hay không thấy màu, có mùi hôi hay không hôi, kèm theo có hắt hơi không, có sốt không? Mỗi khi bị viêm mũi em đã đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng chưa, và các bác sĩ đã chữa trị những thuốc gì cho em.
Bệnh viêm mũi do nhiều lí do, do dị ứng thời tiết, viêm nhiễm, lệch, vẹo vách ngăn mũi, do polip, viêm mũi mãn tính không rõ lí do. Theo tôi em nên đi bệnh viện Tai – Mũi – Họng hoặc các bệnh viện có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để khám tìm lí do và có hướng chữa trị tốt nhất cho em. Em có thể tham khảo chữa trị viêm mũi mãn tính dưới đây:
Thuốc xịt mũi. Sử dụng phun mũi nước mặn, giải pháp tự chế để rửa chất kích thích và giúp loãng chất nhầy và làm dịu các màng trong mũi. Thuốc xịt mũi Corticosteroid. Nếu các biểu hiện không thuyên giảm sau uống thuốc thông mũi hoặc thuốc chống dị ứng, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc xịt mũi Corticosteroid như Fluticasone (flonase) hoặc Mometasone (nasonex). Corticosteroid giúp ngăn ngừa và chữa trị viêm. Tác dụng phụ có thể gây buồn nôn, nhức đầu và đau cơ thể. Thuốc xịt mũi chống dị ứng, thuốc kháng Histamin như Azelastine (astelin) và Olopatadine Hydrochloride (patanase). Tác dụng phụ đắng miệng, đau đầu và mệt mỏi. Thuốc xịt mũi kháng Acetylcholin chống nhỏ giọt. Các Ipratropium theođơn (atrovent) thường được sử dụng như một loại thuốc xịt hen suyễn. Bây giờ có sẵn như là một thuốc xịt mũi và có thể hữu ích nếu chảy nước mũi nhỏ giọt là biểu hiện chính. Tác dụng phụ đắng miệng và làm khô bên trong mũi. Uống thuốc thông mũi. Các loại thuốc có chứa Pseudoephedrin (actifed, sudafed,…) và Phenylephrine (neo-Synephrine,…). Những thuốc này giúp thu hẹp các mạch máu, làm giảm tình trạng tắc nghẽn ở mũi. Tác dụng phụ có thể gây huyết áp cao, mất ngủ, chán ăn, đánh trống ngực, lo lắng và bồn chồn. Thuốc xịt thông mũi Oxymetazoline (afrin,…). Không sử dụng các loại thuốc này trong hơn ba hoặc bốn ngày, vì chúng có thể gây ra ùn tắc trở lại với các biểu hiện tồi tệ hơn, ngay cả khi ngừng sử dụng chúng. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, mất ngủ và cảm giác thần kinh. Phẫu thuật để chữa trị như lệch vách ngăn mũi hoặc polyp mũi dai dẳng.
Chúc em sức khỏe!
Theo ViCare