Phẫu thuật vẫn là lựa chọn để điều trị ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân đều không thể phẫu thuật chữa lành bệnh vì khi phát hiện, bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối. Ngay cả khi không còn có thể phẫu thuật chữa lành, thủ thuật vượt qua đoạn nghẽn có thể được thực hiện để làm giảm sự vàng da và ngứa do ung thư tuyến tụy và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Ung thư tuyến giáp dạng tủy đã phẫu thuật nhưng giờ hay mệt mỏi, tiêu hóa kém, sút cân
Câu hỏi bởi: Tẹo
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 23 tuổi (nữ giới). Cháu đã cắt trọn tuyến giáp năm cháu 20 tuổi và cháu được bác sĩ chẩn đoán là bị ung thư tuyến giáp dạng tủy. Cháu về tìm hiểu về thông tin trên mạng, nhưng nói rất ngắn gọn về dạng này. Cháu đã phẫu thuật 2 lần: lần đầu tiên là cắt trọn tuyến giáp. 2 tuần sau bác sĩ thông báo là sẽ phải nạo hạch (lúc đó bác sĩ nói là chỉ phòng ngừa, chứ cháu chưa có hạch ở cổ). Nhưng do cháu không đủ sức khỏe nên 3 tháng sau mới ca phẫu thuật mới được thực hiện (trong khoảng thời gian đó cháu phải đến bệnh viện thường xuyên để xét nghiệm). Sau lần phẫu thuật thứ 2, cháu có hỏi mấy bác sĩ ở đó là cháu có cần là xạ trị hay hóa trị không? Thì được trả lời là dạng của cháu làm không có tác dụng. Từ đó cháu không đến bệnh viện kiểm tra nữa, mà chỉ dùng thuốc trợ giáp. Hiện tại cháu thấy cơ thể mình yếu đi nhiều: hay mệt mỏi, tiêu hóa kém, đôi khi hay bị táo bón, giảm 6 kg trong 1 năm vừa qua, đau họng và khàn tiếng (do cháu làm giáo viên nên không biết biểu hiện khàn tiếng và đau họng kéo dài là đâu). Cháu rất lạc quan và vui vẻ, nhưng đôi khi cũng có chút lo lắng về sức khỏe của mình. Cháu không biết tình trạng của cháu như vậy có nghiêm trọng lắm không, cứ như vậy cháu có sống được lâu không ạ?
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu.
Tuyến giáp là nơi sản xuất hormone có tác dụng điều hòa nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ và trọng lượng cơ thể. Do vậy nếu cháu bị ung thư tuyến giáp và đã cắt tuyến giáp thì có khả năng cháu sẽ bị sút cân và mệt mỏi nếu không được chữa trị các thuốc bổ trợ. Ung thư tuyến giáp có các loại như dạng nhú, dạng nang, dạng tủy.
Ung thư dạng tủy như của cháu là một loại ung thư tuyến giáp hiếm gặp, có thể di truyền trong gia đình. Loại ung thư này phát triển từ các tế bào C trong tuyến giáp. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt. Như vậy cháu nên đi khám chuyên khoa định kỳ để được các bác sĩ kiểm tra tiến triển của bệnh và cho uống các thuốc bổ trợ để tăng cường thể trạng.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Bị bướu cổ đã 10 năm, đi xét nghiệm phát hiện ung thư tủy tuyến giáp
Câu hỏi bởi: Uyên Nhi
Chào bác sĩ.
Mẹ cháu năm nay 58 tuổi, bị bướu cổ đã hơn 10 năm nay nhưng 6-7 năm trở lại đây mới đi khám và dùng thuốc. Gần đây mẹ cháu mới có điều kiện để đi khám kĩ hơn (chụp X-quang, chụp CT, lấy sinh thiết và thịt chỗ bướu,…). Đi xét nghiệm thì bác sĩ nói mẹ cháu bị ung thư tủy tuyến giáp (Medullary carcinoma of thyroid). Hiện tại bác sĩ lên lịch cho mẹ cháu vào thuốc Rituxan trong vòng 4 tuần, mỗi tuần 1 lần. Bác sĩ có nói là hiện tại thì bướu của mẹ cháu vẫn còn trên cổ thôi chưa có lan xa và hiện tại nó thu nhỏ nên chỉ vào thuốc nhưng nếu nó viêm và sưng to thì sẽ phải phẫu thuật. Bác sĩ cho cháu hỏi thuốc Rituxan là thuốc hóa trị hay thuốc xạ trị? Có nguy hiểm và bị rụng tóc không ạ? Cháu nghe nói bệnh tủy tuyến giáp rất hiếm và khó trị, 86% trường hợp sống được hơn 5 năm và 65% trường hợp được 10 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi là mẹ cháu đã bị hơn 10 năm nay vậy thì tình trạng mẹ cháu có khả quan không? Nếu chữa trị tốt và giữ gìn sức khỏe thì có được thêm 10 năm không bác sĩ? Vì gia đính cháu đang ở nước ngoài nên cũng khó khăn trong ngôn ngữ để hỏi cặn kẽ bác sĩ ở đây, mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Ung thư tủy tuyến giáp (Medullary carcinoma of thyroid – MCT) là ung thư tế bào cận nang hoặc tế bào C, có nguồn gốc từ mào thần kinh. MCT đi kèm với sự bài tiết một chất có hoạt tính sinh học là Calcitonin. Sự tăng tiết Calcitonin được dùng để chẩn đoán MCT. Nồng độ Calcitonin tăng cao không đi đôi với hạ Canxi máu. MCT có thể xảy ra trong một bệnh cảnh riêng biệt hoặc là một phần của hội chứng tân sản đa tuyến nội tiết (MEN) type 2A hoặc 2B. MEN type 2A thường có tiên lượng tốt hơn MEN type 2B hay MCT đơn thuần.
Điều trị: Phương pháp phẫu thuật cho Medullary carcinoma đơn thuần tối thiểu là cắt toàn bộ tuyến giáp có hoặc không có nạo hạch. Cắt tuyến giáp toàn phần cho phép lấy đi toàn bộ tuyến và biết được số nhân giáp. Đối với MCT đơn thuần, khối u thường nằm trong một thùy, trong khi đó MEN thường tác động đến nửa trên của cả 2 thùy. Giai đoạn này chỉ cần nạo hạch cổ giữa. Nếu có sờ thấy hạch cổ 2 bên thì phải phẫu thuật triệt để vùng cổ. Phẫu thuật thành công và tiên lượng tốt đối với những bệnh nhân có khối u nhỏ và nồng độ Calcitonin không cao sau mổ. Có thể dùng phóng xạ để hủy phần mô giáp còn sót lại. Theo y văn thì có thể dùng nồng độ Calcitonin và test kích thích tiết Calcitonin để theo dõi sự tái phát vì nồng độ Calcitonin sau kích thích có thể tăng trước mức Calcitonin cơ bản. Không may là việc xác định tái phát MCT bằng các xét nghiệm sinh hóa thường là các tình huống tái phát ở cơ quan xa không thể phẫu thuật được như phổi và gan.
Mẹ cháu bị ung thư tủy tuyến giáp hiện được bác sĩ cho dùng Rituximab (tên thương mại Rituxan, MabThera và Zytux) là một kháng thể đơn dòng chống lại các protein CD20, mà chủ yếu được tìm thấy trên bề mặt của hệ thống miễn dịch tế bào B. Rituximab phá hủy các tế bào B và do đó được sử dụng để chữa trị bệnh được đặc trưng bởi số lượng quá mức của các tế bào B, tế bào B hoạt động quá mức, hoặc các tế bào B thường. Điều này bao gồm nhiều tế bào bạch huyết, bệnh bạch cầu, thải ghép, và các rối loạn tự miễn.
Rituxan có thể được coi là hóa trị liệu. Thuốc không gây rụng tóc nhưng cũng có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như ngừng tim, hội chứng phát hành Cytokine, hội chứng ly giải khối u, gây suy thận cấp, nhiễm trùng, viêm gan B tái hoạt động, nhiễm virus khác, Progressive chất trắng não đa ổ (PML), độc tính miễn dịch, với sự suy giảm của các tế bào B trong 70% đến 80% của Lymphoma bệnh nhân, phổi độc tính, ruột tắc và thủng…
Hiện tại thì bướu của mẹ cháu chưa lan rộng và mẹ cháu đã bị hơn 10 năm nay, mới chỉ dùng thuốc chứ chưa phải phẫu thuật. Do vậy tình trạng mẹ cháu là khả quan. Nếu chữa trị tốt và giữ gìn sức khỏe thì có thể sống thêm nhưng là bao nhiêu thì khó có thể nói được, là 10 năm hay bao nhiêu năm thì còn phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề. Vì vậy gia đình cháu hãy cố gắng động viên và chữa trị tốt cho mẹ. Việc tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Trong khi uống thuốc nên uống nhiều nước thải độc như nước chè xanh xay sống để thải bớt độc tố trong cơ thể và làm hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
Chúc mẹ cháu sức khỏe!
Sau khi phẫu thuật Whipplem thì cơ hội sống có cao không?
Câu hỏi bởi: Minh minh
Xin chào bác sĩ!
Bố em 64 tuổi, đã tiến hành phẫu thuật Whipplem cắt khối tá tụy được 2 tháng nay. Trong giấy ra viện được bác sĩ chẩn đoán là “ung thư đầu tuỵ tháng thứ nhất”. Xin hỏi bác sĩ, bố em tiên lượng sống có được lâu không, chế độ ăn và tập luyện thế nào cho phù hợp?
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Ung thư tuyến tụy bắt đầu trong các mô của tuyến tụy – một cơ quan trong ổ bụng có chức năng tiết ra các enzym tiêu hóa và hormon giúp điều tiết sự trao đổi chất của đường. Ung thư tuyến tụy thường có tiên lượng xấu, ngay cả khi chẩn đoán sớm. Ung thư tuyến tụy thường lây lan nhanh và hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu của nó, là một lý do chính tại sao nó là một lí do tử vong hàng đầu ung thư.
Ung thư tuỵ trước tiên di căn đến các hạch bạch huyết quanh tuỵ. Tạng bị di căn xa thường nhất là gan, kế đến là phổi. Khối u cũng có thể xâm lấn vào các cơ quan nội tạng lân cận. Đối với khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ, tỉ lệ sống 5 năm vào khoảng 15-20%. Bố bạn nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, không sử dụng rượu bia và ăn thức ăn dẽ tiêu hóa.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Người bị u đầu tụy xâm lấn có thể sống được bao lâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ. Bố cháu năm nay 54 tuổi, bố cháu bị u đầu tụy xâm lấn vỏ xơ di căn hạch (T3N1), đã được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u, cắt túi mật và nạo vết hạch tại bệnh viện Việt Đức. Sau khi phẫu thuật xong bố cháu vẫn con đau lưng, tức ngực nhiều. Hiện tại bố cháu đang truyền hoá chất được 1 lần rồi. Xin hỏi bác sĩ với tình trạng như vậy bố cháu có thể sống được bao lâu? Cháu phải chăm sóc như thế nào để có thể giúp bố duy trì cuộc sống?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Trước hết tôi rất thông cảm với tình trạng bệnh của bố bạn. Ung thư tuyến tụy bắt đầu trong các mô của tuyến tụy, một cơ quan trong ổ bụng có chức năng tiết ra các enzym tiêu hóa và hormon giúp điều tiết sự trao đổi chất của đường. Ung thư tuyến tụy thường có tiên lượng xấu, ngay cả khi chẩn đoán sớm. Ung thư tuyến tụy thường lây lan nhanh và hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu của nó, là một lý do chính tại sao nó là một lí do tử vong hàng đầu ung thư. Ung thư tuỵ trước tiên di căn đến các hạch bạch huyết quanh tuỵ. Tạng bị di căn xa thường nhất là gan, kế đến là phổi. Khối u cũng có thể xâm lấn vào các cơ quan nội tạng lân cận. Đối với khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ, tỉ lệ sống 5 năm vào khoảng 15-20%, thời gian sống trung bình là 12-19 tháng.
Chúc gia đình sức khỏe!
Bệnh nhân u đầu tụy và u dạ dày sống được bao lâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bố cháu bị khối u đầu tụy và u dạ dày đã mổ và chữa trị bằng hóa chất. Hiện tại sức khỏe của bố cháu bình thường. Xin bác sĩ cho cháu biết thời gian bố cháu sống được bao lâu và phải chữa trị bằng hóa chất bao lâu? Khả năng khống chế được khối u nhiều không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Trong thư, bạn không cho biết rõ chẩn đoán chính xác bệnh của bố bạn: Ung thư nguyên phát ở cơ quan nào và đã có di căn đến đâu, phác đồ chữa trị hóa chất gồm các thuốc gì và đáp ứng ra sao… nên rất khó giải đáp cụ thể. Tuy nhiên, tôi xin cung cấp thông tin về bệnh ung thư của dạ dày và tuyến tụy để bạn tham khảo.
Ung thư tuyến tụy bắt đầu trong các mô của tuyến tụy, một cơ quan trong ổ bụng có chức năng tiết ra các enzym tiêu hóa và hormon giúp điều tiết sự trao đổi chất của đường. Ung thư tuyến tụy thường có tiên lượng xấu, ngay cả khi chẩn đoán sớm. Ung thư tuyến tụy thường lây lan nhanh và hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu của nó, là một lý do chính tại sao nó là một nguyên nhân tử vong hàng đầu ung thư. Ung thư tuỵ trước tiên di căn đến các hạch bạch huyết quanh tuỵ. Tạng bị di căn xa thường nhất là gan, kế đến là phổi. Khối u cũng có thể xâm lấn vào các cơ quan nội tạng lân cận. Đối với khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ, tỉ lệ sống 5 năm vào khoảng 15-20%, thời gian sống trung bình là 12-19 tháng.
Ung thư dạ dày đứng đầu trong các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa. Đây là một bệnh ác tính xuất phát từ niêm mạc dạ dày, nguyên nhân chưa rõ ràng, tiến triển nhanh, chẩn đoán sớm khó khăn, hay đi theo đường hệ thống bạch mạch để di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư dạ dày có thể được chữa trị bằng các phương pháp: Phẫu thuật, hóa trị liệu và tia xạ. Ung thư dạ dày cũng là bệnh có tiên lượng xấu, tỉ lệ sống trên 5 năm dưới 40%.
Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào thể bệnh, vị trí ung thư, tổn thương xâm lấn theo chiều sâu, xâm nhập vào hạch… Nếu bố bạn bị ung thư dạ dày và u đầu tụy, tiên lượng khá dè dặt. Bạn nên trao đổi với bác sĩ chữa trị của bố bạn để có thông tin cụ thể về tình hình bệnh của bố bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Ung thư tuyến giáp dạng tủy đã phẫu thuật nhưng giờ hay mệt mỏi, tiêu hóa kém, sút cân
Câu hỏi bởi: Tẹo
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 23 tuổi (nữ giới). Cháu đã cắt trọn tuyến giáp năm cháu 20 tuổi và cháu được bác sĩ chẩn đoán là bị ung thư tuyến giáp dạng tủy. Cháu về tìm hiểu về thông tin trên mạng, nhưng nói rất ngắn gọn về dạng này. Cháu đã phẫu thuật 2 lần: lần đầu tiên là cắt trọn tuyến giáp. 2 tuần sau bác sĩ thông báo là sẽ phải nạo hạch (lúc đó bác sĩ nói là chỉ phòng ngừa, chứ cháu chưa có hạch ở cổ). Nhưng do cháu không đủ sức khỏe nên 3 tháng sau mới ca phẫu thuật mới được thực hiện (trong khoảng thời gian đó cháu phải đến bệnh viện thường xuyên để xét nghiệm). Sau lần phẫu thuật thứ 2, cháu có hỏi mấy bác sĩ ở đó là cháu có cần là xạ trị hay hóa trị không? Thì được trả lời là dạng của cháu làm không có tác dụng. Từ đó cháu không đến bệnh viện kiểm tra nữa, mà chỉ dùng thuốc trợ giáp. Hiện tại cháu thấy cơ thể mình yếu đi nhiều: hay mệt mỏi, tiêu hóa kém, đôi khi hay bị táo bón, giảm 6 kg trong 1 năm vừa qua, đau họng và khàn tiếng (do cháu làm giáo viên nên không biết biểu hiện khàn tiếng và đau họng kéo dài là đâu). Cháu rất lạc quan và vui vẻ, nhưng đôi khi cũng có chút lo lắng về sức khỏe của mình. Cháu không biết tình trạng của cháu như vậy có nghiêm trọng lắm không, cứ như vậy cháu có sống được lâu không ạ?
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu.
Tuyến giáp là nơi sản xuất hormone có tác dụng điều hòa nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ và trọng lượng cơ thể. Do vậy nếu cháu bị ung thư tuyến giáp và đã cắt tuyến giáp thì có khả năng cháu sẽ bị sút cân và mệt mỏi nếu không được chữa trị các thuốc bổ trợ. Ung thư tuyến giáp có các loại như dạng nhú, dạng nang, dạng tủy.
Ung thư dạng tủy như của cháu là một loại ung thư tuyến giáp hiếm gặp, có thể di truyền trong gia đình. Loại ung thư này phát triển từ các tế bào C trong tuyến giáp. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt. Như vậy cháu nên đi khám chuyên khoa định kỳ để được các bác sĩ kiểm tra tiến triển của bệnh và cho uống các thuốc bổ trợ để tăng cường thể trạng.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Bị bướu cổ đã 10 năm, đi xét nghiệm phát hiện ung thư tủy tuyến giáp
Câu hỏi bởi: Uyên Nhi
Chào bác sĩ.
Mẹ cháu năm nay 58 tuổi, bị bướu cổ đã hơn 10 năm nay nhưng 6-7 năm trở lại đây mới đi khám và dùng thuốc. Gần đây mẹ cháu mới có điều kiện để đi khám kĩ hơn (chụp X-quang, chụp CT, lấy sinh thiết và thịt chỗ bướu,…). Đi xét nghiệm thì bác sĩ nói mẹ cháu bị ung thư tủy tuyến giáp (Medullary carcinoma of thyroid). Hiện tại bác sĩ lên lịch cho mẹ cháu vào thuốc Rituxan trong vòng 4 tuần, mỗi tuần 1 lần. Bác sĩ có nói là hiện tại thì bướu của mẹ cháu vẫn còn trên cổ thôi chưa có lan xa và hiện tại nó thu nhỏ nên chỉ vào thuốc nhưng nếu nó viêm và sưng to thì sẽ phải phẫu thuật. Bác sĩ cho cháu hỏi thuốc Rituxan là thuốc hóa trị hay thuốc xạ trị? Có nguy hiểm và bị rụng tóc không ạ? Cháu nghe nói bệnh tủy tuyến giáp rất hiếm và khó trị, 86% trường hợp sống được hơn 5 năm và 65% trường hợp được 10 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi là mẹ cháu đã bị hơn 10 năm nay vậy thì tình trạng mẹ cháu có khả quan không? Nếu chữa trị tốt và giữ gìn sức khỏe thì có được thêm 10 năm không bác sĩ? Vì gia đính cháu đang ở nước ngoài nên cũng khó khăn trong ngôn ngữ để hỏi cặn kẽ bác sĩ ở đây, mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Ung thư tủy tuyến giáp (Medullary carcinoma of thyroid – MCT) là ung thư tế bào cận nang hoặc tế bào C, có nguồn gốc từ mào thần kinh. MCT đi kèm với sự bài tiết một chất có hoạt tính sinh học là Calcitonin. Sự tăng tiết Calcitonin được dùng để chẩn đoán MCT. Nồng độ Calcitonin tăng cao không đi đôi với hạ Canxi máu. MCT có thể xảy ra trong một bệnh cảnh riêng biệt hoặc là một phần của hội chứng tân sản đa tuyến nội tiết (MEN) type 2A hoặc 2B. MEN type 2A thường có tiên lượng tốt hơn MEN type 2B hay MCT đơn thuần.
Điều trị: Phương pháp phẫu thuật cho Medullary carcinoma đơn thuần tối thiểu là cắt toàn bộ tuyến giáp có hoặc không có nạo hạch. Cắt tuyến giáp toàn phần cho phép lấy đi toàn bộ tuyến và biết được số nhân giáp. Đối với MCT đơn thuần, khối u thường nằm trong một thùy, trong khi đó MEN thường tác động đến nửa trên của cả 2 thùy. Giai đoạn này chỉ cần nạo hạch cổ giữa. Nếu có sờ thấy hạch cổ 2 bên thì phải phẫu thuật triệt để vùng cổ. Phẫu thuật thành công và tiên lượng tốt đối với những bệnh nhân có khối u nhỏ và nồng độ Calcitonin không cao sau mổ. Có thể dùng phóng xạ để hủy phần mô giáp còn sót lại. Theo y văn thì có thể dùng nồng độ Calcitonin và test kích thích tiết Calcitonin để theo dõi sự tái phát vì nồng độ Calcitonin sau kích thích có thể tăng trước mức Calcitonin cơ bản. Không may là việc xác định tái phát MCT bằng các xét nghiệm sinh hóa thường là các tình huống tái phát ở cơ quan xa không thể phẫu thuật được như phổi và gan.
Mẹ cháu bị ung thư tủy tuyến giáp hiện được bác sĩ cho dùng Rituximab (tên thương mại Rituxan, MabThera và Zytux) là một kháng thể đơn dòng chống lại các protein CD20, mà chủ yếu được tìm thấy trên bề mặt của hệ thống miễn dịch tế bào B. Rituximab phá hủy các tế bào B và do đó được sử dụng để chữa trị bệnh được đặc trưng bởi số lượng quá mức của các tế bào B, tế bào B hoạt động quá mức, hoặc các tế bào B thường. Điều này bao gồm nhiều tế bào bạch huyết, bệnh bạch cầu, thải ghép, và các rối loạn tự miễn.
Rituxan có thể được coi là hóa trị liệu. Thuốc không gây rụng tóc nhưng cũng có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như ngừng tim, hội chứng phát hành Cytokine, hội chứng ly giải khối u, gây suy thận cấp, nhiễm trùng, viêm gan B tái hoạt động, nhiễm virus khác, Progressive chất trắng não đa ổ (PML), độc tính miễn dịch, với sự suy giảm của các tế bào B trong 70% đến 80% của Lymphoma bệnh nhân, phổi độc tính, ruột tắc và thủng…
Hiện tại thì bướu của mẹ cháu chưa lan rộng và mẹ cháu đã bị hơn 10 năm nay, mới chỉ dùng thuốc chứ chưa phải phẫu thuật. Do vậy tình trạng mẹ cháu là khả quan. Nếu chữa trị tốt và giữ gìn sức khỏe thì có thể sống thêm nhưng là bao nhiêu thì khó có thể nói được, là 10 năm hay bao nhiêu năm thì còn phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề. Vì vậy gia đình cháu hãy cố gắng động viên và chữa trị tốt cho mẹ. Việc tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Trong khi uống thuốc nên uống nhiều nước thải độc như nước chè xanh xay sống để thải bớt độc tố trong cơ thể và làm hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
Chúc mẹ cháu sức khỏe!
Sau khi phẫu thuật Whipplem thì cơ hội sống có cao không?
Câu hỏi bởi: Minh minh
Xin chào bác sĩ!
Bố em 64 tuổi, đã tiến hành phẫu thuật Whipplem cắt khối tá tụy được 2 tháng nay. Trong giấy ra viện được bác sĩ chẩn đoán là “ung thư đầu tuỵ tháng thứ nhất”. Xin hỏi bác sĩ, bố em tiên lượng sống có được lâu không, chế độ ăn và tập luyện thế nào cho phù hợp?
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Ung thư tuyến tụy bắt đầu trong các mô của tuyến tụy – một cơ quan trong ổ bụng có chức năng tiết ra các enzym tiêu hóa và hormon giúp điều tiết sự trao đổi chất của đường. Ung thư tuyến tụy thường có tiên lượng xấu, ngay cả khi chẩn đoán sớm. Ung thư tuyến tụy thường lây lan nhanh và hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu của nó, là một lý do chính tại sao nó là một lí do tử vong hàng đầu ung thư.
Ung thư tuỵ trước tiên di căn đến các hạch bạch huyết quanh tuỵ. Tạng bị di căn xa thường nhất là gan, kế đến là phổi. Khối u cũng có thể xâm lấn vào các cơ quan nội tạng lân cận. Đối với khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ, tỉ lệ sống 5 năm vào khoảng 15-20%. Bố bạn nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, không sử dụng rượu bia và ăn thức ăn dẽ tiêu hóa.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Người bị u đầu tụy xâm lấn có thể sống được bao lâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ. Bố cháu năm nay 54 tuổi, bố cháu bị u đầu tụy xâm lấn vỏ xơ di căn hạch (T3N1), đã được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u, cắt túi mật và nạo vết hạch tại bệnh viện Việt Đức. Sau khi phẫu thuật xong bố cháu vẫn con đau lưng, tức ngực nhiều. Hiện tại bố cháu đang truyền hoá chất được 1 lần rồi. Xin hỏi bác sĩ với tình trạng như vậy bố cháu có thể sống được bao lâu? Cháu phải chăm sóc như thế nào để có thể giúp bố duy trì cuộc sống?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Trước hết tôi rất thông cảm với tình trạng bệnh của bố bạn. Ung thư tuyến tụy bắt đầu trong các mô của tuyến tụy, một cơ quan trong ổ bụng có chức năng tiết ra các enzym tiêu hóa và hormon giúp điều tiết sự trao đổi chất của đường. Ung thư tuyến tụy thường có tiên lượng xấu, ngay cả khi chẩn đoán sớm. Ung thư tuyến tụy thường lây lan nhanh và hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu của nó, là một lý do chính tại sao nó là một lí do tử vong hàng đầu ung thư. Ung thư tuỵ trước tiên di căn đến các hạch bạch huyết quanh tuỵ. Tạng bị di căn xa thường nhất là gan, kế đến là phổi. Khối u cũng có thể xâm lấn vào các cơ quan nội tạng lân cận. Đối với khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ, tỉ lệ sống 5 năm vào khoảng 15-20%, thời gian sống trung bình là 12-19 tháng.
Chúc gia đình sức khỏe!
Bệnh nhân u đầu tụy và u dạ dày sống được bao lâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bố cháu bị khối u đầu tụy và u dạ dày đã mổ và chữa trị bằng hóa chất. Hiện tại sức khỏe của bố cháu bình thường. Xin bác sĩ cho cháu biết thời gian bố cháu sống được bao lâu và phải chữa trị bằng hóa chất bao lâu? Khả năng khống chế được khối u nhiều không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Trong thư, bạn không cho biết rõ chẩn đoán chính xác bệnh của bố bạn: Ung thư nguyên phát ở cơ quan nào và đã có di căn đến đâu, phác đồ chữa trị hóa chất gồm các thuốc gì và đáp ứng ra sao… nên rất khó giải đáp cụ thể. Tuy nhiên, tôi xin cung cấp thông tin về bệnh ung thư của dạ dày và tuyến tụy để bạn tham khảo.
Ung thư tuyến tụy bắt đầu trong các mô của tuyến tụy, một cơ quan trong ổ bụng có chức năng tiết ra các enzym tiêu hóa và hormon giúp điều tiết sự trao đổi chất của đường. Ung thư tuyến tụy thường có tiên lượng xấu, ngay cả khi chẩn đoán sớm. Ung thư tuyến tụy thường lây lan nhanh và hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu của nó, là một lý do chính tại sao nó là một nguyên nhân tử vong hàng đầu ung thư. Ung thư tuỵ trước tiên di căn đến các hạch bạch huyết quanh tuỵ. Tạng bị di căn xa thường nhất là gan, kế đến là phổi. Khối u cũng có thể xâm lấn vào các cơ quan nội tạng lân cận. Đối với khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ, tỉ lệ sống 5 năm vào khoảng 15-20%, thời gian sống trung bình là 12-19 tháng.
Ung thư dạ dày đứng đầu trong các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa. Đây là một bệnh ác tính xuất phát từ niêm mạc dạ dày, nguyên nhân chưa rõ ràng, tiến triển nhanh, chẩn đoán sớm khó khăn, hay đi theo đường hệ thống bạch mạch để di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư dạ dày có thể được chữa trị bằng các phương pháp: Phẫu thuật, hóa trị liệu và tia xạ. Ung thư dạ dày cũng là bệnh có tiên lượng xấu, tỉ lệ sống trên 5 năm dưới 40%.
Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào thể bệnh, vị trí ung thư, tổn thương xâm lấn theo chiều sâu, xâm nhập vào hạch… Nếu bố bạn bị ung thư dạ dày và u đầu tụy, tiên lượng khá dè dặt. Bạn nên trao đổi với bác sĩ chữa trị của bố bạn để có thông tin cụ thể về tình hình bệnh của bố bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare