Viêm tuyến nước bọt bắt nguồn từ những nguyên nhân nào ?


4,226
1
1
Xu
53
Bệnh lý viêm tuyến nước bọt là loại bệnh lí thường gặp, có thể bùng phát thành dịch và gây biến chứng ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ căn bệnh này bắt nguồn từ đâu. Thắc mắc đó đã được bác sỹ giải đáp qua bài viết sau.

Nổi mụn ở trong má phía răng hàm trên


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em là nam, năm nay em 21 tuổi. Em có nổi 1 cục mụn ở phía trong má phía răng hàm trên đối diện với răng số 7. Cục mụn có màu đỏ nhạt và dưới chân nó có quầng trắng. Phía má bên phải cũng cũng nổi 1 cục mụn ý như vậy song song với phía còn lại luôn. Cục mụn ăn uống không đau nhưng khi chạm vào thì cũng đau. Em kiêng tất cả mọi thứ nóng gần 1 tháng nay không đỡ được. Các bác sĩ tư vấn cho em liệu có phải ung thư miệng không? Hay chỉ là bệnh về miệng đơn thuần.

Cảm ơn bác sĩ.

Dược sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Theo như bạn mô tả thì có thể bạn đang bị viêm tuyến nước bọt mang tai. Có một số lí do sau hay gây bệnh:

1. Viêm tuyến nước bọt do Virus: Tác nhân bệnh nguyên là Paramyxovirus với vòng ADN xoắn cân đối, có vỏ, ái tuyến và ái thần kinh, có khả năng gây miễn dịch và khả năng làm ngưng kết hồng cầu. Virus được truyền do tiếp xúc trực tiếp hay do những hạt nước bọt bắn ra từ miệng bệnh nhân. Bệnh lưu hành theo từng địa phương ở vùng ôn đới, nhưng đôi khi nó cũng có thể phát triển thành những đợt dịch nhỏ vào mùa đông xuân, cao điểm là vào tháng giêng. Bệnh hay gặp ở trẻ em và thanh niên.

2. Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn.

* Viêm tuyến mang tai mủ cấp người lớn: Nhiễm trùng ống tiết và tổ chức nhu mô thường là do:

– Nhiễm trùng ngược dòng từ những vi khuẩn miệng đi lên: là lí do hay gặp.

– Do nhiễm trùng máu.

– Do vi khuẩn lan từ những ổ nhiễm trùng lân cận vào: viêm khớp thái dưng hàm, viêm xương hàm, viêm mô tế bào vùng mặt, viêm hạch mang tai….v.v.

* Viêm tuyến mang tai mãn tính hồi viêm người lớn: Đây không hoàn toàn là một thể lâm sàng mà thường là do hậu quả của những tổn thương tuyến nước bọt. Giảm tiết nước bọt là một tác nhân quan trọng gây khởi phát và làm kéo dài bệnh.

Có nhiều phương háp ddieeeuf trị phù hợp với từng thể bệnh.

Vì vậy bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm nhé.

Chúc bạn sống khỏe!

Bệnh viêm tuyến nước bọt khi chữa khỏi có tái phát lại không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Em bị viêm tuyến nước bọt mang tai. Em mới phát hiện bệnh và đi khám. Bác sĩ cho em uống đợt thuốc đầu tiên thấy có dấu hiệu giảm. Vậy cho em hỏi, nếu em chữa trị khỏi, thì bệnh có tái phát lại không. Và bệnh này có lây qua đường nước bọt khi hôn nhau hay nói chuyện không?

Em cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần do một số loại vi khuẩn gây nên hoặc do sỏi tắc tuyến nước bọt gây viêm. Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn có thể lây bạn nhé, khả năng lây nhiễm cao nhất là 24-36 giờ đầu, bệnh có thể tái phát nếu không có biện pháp phòng bệnh tốt.

Chúc bạn sức khỏe!

Viêm tuyến nước bọt mang tai cấp, sau 5 ngày mà không có dấu hiệu giảm sưng, đau


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu bị sưng tuyến nước bọt mang tai phải đến ngày hôm qua là ngày thứ 5 mà không có dấu hiệu giảm sưng, vẫn còn đau. Ngày đầu thấy sưng, đau là cháu đã đi khám và bác sĩ nói cháu bị viêm tuyến nước bọt mang tai cấp. Kê đơn kháng sinh, thuốc giảm đau, Anlpha Kiriin để uống. Bác sĩ giải đáp cho cháu với ạ!

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu.

Trong tình huống này nếu có thêm xét nghiệm công thức máu mà chỉ só bạch cầu tăng cao hơn bình thường thì có 2 khả năng:

Bị viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn Bị quai bị có bội nhiễm. Nếu xét nghiệm bạch cầu bình thường hoặc giảm thì có khả năng cháu mắc bệnh quai bị.

Bác sĩ giải đáp không khám bệnh cho cháu nên không đưa ra chẩn đoán xác định được. Tuy nhiên nếu do viêm tuyến nước bọt mang tai do vi khuẩn thì thông thường sau 5 ngày uống kháng sinh thì tuyến nước bọt sẽ giảm sưng và đau. Vì vậy cháu nên khám lại nếu sau 5 ngày chữa trị mà biểu hiện không thuyên giảm.

Chúc cháu mạnh khỏe.

Bé 3 tuổi rưỡi bị viêm tuyến nước bọt có nên uống kết hợp kháng sinh không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin hỏi bác sĩ.

Con trai tôi 3 tuổi rưỡi cháu bị sưng, nổi hạch dưới hàm tôi cho cháu ra bệnh viện Nhi Trung ương khám, được bác sĩ chẩn đoán viêm tuyến nước bọt và cho thuốc kháng sinh Zinnat 125 và chống viêm về uống, triệu chứng của cháu ban đầu hơi ho, sổ mũi, đau chỗ hạch sưng và sốt. Trước khi bị, cháu đi lớp cũng đã tiếp xúc với các bạn bị quai bị. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ bệnh của con trai tôi nên làm như thế nào và có nên uống kết hợp kháng sinh của bệnh viện Nhi Trung ương và dán cao vào hạch để tiêu sưng không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào bạn.

Khi bị viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn thì chữa trị kháng sinh là cần thiết. Nếu viêm tuyến nước bọt do vi rút quai bị thì sử dụng kháng sinh không có tác dụng trừ khi có bội nhiễm. Tôi không khám bệnh cho cháu, không có kết quả xét nghiệm, tôi không thể khẳng định là cháu có bị bệnh quai bị hay không. Tôi tôn trọng và tin tưởng vào chẩn đoán của bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương. Vì vậy lời khuyên là bạn nên uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ đã khám và chẩn đoán, kê đơn chữa trị cho cháu.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Sưng mang tai khi mang thai phải làm sao?


Câu hỏi bởi: em ten nguy thi thanh tam

Chào bác sĩ!

Em năm nay 28 tuổi, đang mang thai bé thứ 2. Hiện em có bầu được 3,6 tháng. Em bị sưng tai ở bên trái mấy ngày trước rất đau. Hiện giờ thì hết đau nhưng sưng lên bít cả tai lại nên nói em ít nghe rõ. Hiện em đang mang thai nên cũng không dám uống thuốc gì. Em mong bác sĩ có thể cho em lời khuyên để điều trị.

Em cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Em có thai hơn 3 tháng, hiện có sưng vùng tai bên trái mấy ngày trước và rất đau. Tai em bị sưng to làm bít cả ống tai và tác động đến sức nghe. Cần xác định là tổn thương ở đâu có thể làm chèn ép gây hẹp ống tai? Và tổn thương do lí do gì?

Do không khám bệnh nên tôi chỉ suy đoán một số tình huống sau:

Tổn thương tại ống tai ngoài: do viêm nhiễm ống tai, do chấn thương. Tổn thương tuyến nước bọt mang tai (do vi khuẩn, do vi rút, do sỏi làm tắc tuyến nước bọt). Nếu do viêm tắc tuyến nước bọt mà lí do thường do sỏi thì tuyến sẽ đau tăng sau khi ăn, khi nhai. Còn viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn, vi rút, thường kèm theo đau và có sốt. Cần cẩn thận với biểu hiện sưng tuyến nước bọt mang tai trong bệnh quai bị. Viêm cấp tính khớp thái dương hàm: đau khi ăn, khi nhai, ít khi viêm làm sưng to đến mức chít hẹp lỗ ống tai ngoài.

Khuyên em đi khám bác sĩ để được xác định lí do, từ đó có hướng chữa trị phù hợp.

Chúc em mau khỏi!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.