Hầu hết các trường hợp viêm gan A đều nhẹ và tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, trong thời gian mắc bệnh, chúng ta cần lưu ý những điều nên hoặc không nên để bảo vệ sức khỏe mình tốt nhất.
Người viêm gan A cấp nên tránh làm gì?
Câu hỏi bởi: kumran
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 16 tuổi, là nữ giới. Cháu bị viêm gan A cấp, vừa mấy ra viện cách đây vài tuần. Cháu xin hỏi bác sĩ là trong thời gian này nên hoặc không nên làm gì ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn!
Viêm gan vi rút A là một bệnh lây cấp tính thường gặp trên toàn thế giới. Viêm gan A là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, chủ yếu lây từ người sang người qua đường phân – miệng. Tác nhân gây bệnh xuất hiện trong phân vào khoảng 1-2 tuần trước khi có triệu chứng lâm sàng. Giai đoạn ủ bệnh viêm gan vi rút A là 15–50 ngày, trung bình là khoảng 30 ngày. Viêm gan vi rút A có thể bắt đầu với vài biểu hiện báo trước không đặc hiệu kèm theo rối loạn tiêu hóa. Các biểu hiện bao gồm sốt, khó chịu, mệt, chán ăn, buồn nôn, phát ban, đau khớp và đau cơ, nhức đầu, viêm họng. Sau đó có triệu chứng tiểu sẫm, vàng mắt, vàng da tăng dần.
Tỷ lệ biến chứng do viêm gan vi rút A rất thấp. Viêm gan A thường sẽ khỏi hoàn toàn. Bạn sau khi bị viêm gan A nên nghỉ ngơi và chế độ làm việc ăn uống hợp lý. Bạn nên ăn uống hợp lý với các loại thức ăn, đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể, không nên ăn kiêng quá mức. Nên ăn uống các loại thức ăn dễ hấp thu như ngũ cốc, hoa quả ngọt. Đối với chất đạm có thể ăn các loại có giá trị dinh dưỡng cao như cá, sữa, trứng. Nên tránh tuyệt đối các đồ uống có cồn như rượu, bia cho đến khi gan hồi phục hoàn toàn. Chế độ ăn phải đảm bảo vệ sinh… Nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng nhọc cũng là biện pháp hỗ trợ giúp cho gan hồi phục nhanh hơn. Khi gan hồi phục hoàn toàn, người bệnh có thể ăn uống trở lại bình thường.
Chúc bạn mau khỏe!
Người viêm gan A có nên uống đồ uống có ga không?
Câu hỏi bởi: heli
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ giới 17 tuổi. Cháu xin hỏi người bị viêm gan A có nên uống đồ có ga không và nên kiêng những gì vậy ạ?
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn!
Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm thường gặp. Bệnh do một số virus có ái tính với tế bào gan, tuy có đặc điểm sinh học, đường xâm nhập khác nhau (như đường tiêu hóa, đường máu), nhưng đều gây viêm, tổn thương tại tế bào gan là tế bào đích. Cho tới nay, nhiều loại virus gây bệnh viêm gan ở người đã xác định như virus gây bệnh viêm gan ở người đã xác định như viêm gan A, B, C, D,E, G… Các chủng này thường khác nhau về đường lây truyền và mức độ nặng của bệnh. Viêm gan A do virus viêm gan A gây nên (HAV). HAV là virus gây tổn thương tế bào gan, thuộc họ virus đường ruột (Enterovirus), thuộc nhóm Picornavirus. Virus có mặt và phát triển ở tế bào gan, và chỉ bài tiết ra phân ở cuối thời kỳ hoàng đảm, kéo dài khoảng 4 tuần.
Hầu hết mọi người nhiễm viêm gan A lây theo đường tiêu hóa. Virus viêm gan A theo thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn xâm nhập vào cơ thể của chúng ta. Một trong một phương thức lây bệnh khá thông thường là tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nước bọt của bệnh nhân viêm gan A trong thời kỳ ủ bệnh. Biểu hiện lâm sàng của viêm gan virus A thường nhẹ và thường khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên có khoảng 1-2% tiến triển dẫn đến hôn mê gan do teo gan vàng cấp, nhưng không bao giờ chuyển thành mãn tính. Các bệnh nhân bị viêm gan A thường là diễn biến cấp tính: như chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải, mệt mỏi, ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa, tiểu sẫm màu, gan to và chức năng gan bất thường.
Điều trị viêm gan A: Đa phần những người bị viêm gan A nên:
Nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động gắng sức. Vì người bị viêm gan cấp thường rối loạn tiêu hóa như ậm ạch, đầy hơi, khó chịu, chậm tiêu, buồn nôn và nôn… Do đó bệnh nhân nên ăn nhẹ, uống nhẹ và không nên sử dụng nước có ga, ăn làm nhiều bữa và sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu giàu chất dinh dưỡng. Cần ăn nhiều loại protein nấu nhừ, bên cạnh đó cũng cần ăn các chất xơ như cam, cà rốt, chuối, gạo lứt, đậu đỏ và các loại rau xanh… Trong giai đoạn này bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh. Tuyệt đối không sử dụng rượu bia dưới mọi hình thức. Tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, dầu, mỡ… Không được uống bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc tây và thảo dược khi không được sự cho phép của bác sĩ. Trong tình huống viêm gan cấp tính mức độ năng, bệnh nhân cần được nhập viện để chữa trị và chăm sóc hợp lý.
Qua các thông tin đã cung cấp ở trên hy vọng giúp bạn hiểu thêm về chế độ ăn uống của người bị viêm gan A.
Chúc bạn luôn khỏe.
Bệnh nhân viêm gan siêu vi A nên ăn gì?
Câu hỏi bởi: kumran
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 16 tuổi, là nữ giới. Cháu bị viêm gan A cấp vừa ra viện giờ đang nằm nghỉ ở nhà nhưng không đi cầu được. Vậy cháu xin hỏi là cháu nên ăn gì hoặc kiêng gì ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Bùi Quang Hưng
Chào cháu!
Bệnh viêm gan siêu vi A là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở gan do virus viêm gan A gây ra. Bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, từ vài tuần đến vài tháng. Khác với bệnh viêm gan siêu B và C lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và mẹ truyền sang con, bệnh viêm gan siêu vi A lây truyền từ người này sang người khác do ăn uống thức ăn, nguồn nước, tiếp xúc với các đồ vật có nhiễm phân của người bệnh dù là với lượng rất nhỏ. Bệnh viêm gan siêu vi A là một bệnh tự giới hạn, hiếm khi gây tử vong. Bệnh thường có khởi phát đột ngột, cấp tính vơi các triệu chứng bao gồm sốt khó chịu, mệt, chán ăn, buồn nôn, nôn, phát ban, đau khớp và đau cơ. Các biểu hiện thường mất đi khi bắt đầu vàng da và nước tiểu sậm màu. Bệnh thường không trầm trọng và không kéo dài. Đôi khi triệu chứng tắt mật xảy ra muộn và kéo dài trong nhiều tháng đã được ghi nhận. Người bệnh viêm gan A có thể truyền bệnh dễ dàng cho những người trong gia đình. Bệnh có thể ngừa được bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi A.
Về tình huống của cháu, cháu không cho biết đã mấy ngày rồi cháu không đi cầu, trước đó có bị như vậy không nên bác sĩ chưa thể giải đáp cụ thể cho cháu được, nhưng trong tình huống với cháu nên có chế độ sinh hoạt như sau:
– Nên có chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng, uống nhiều nước hoa quả cũng được khuyến cáo trong chữa trị viêm gan siêu vi A.
– Uống nhiều nước, ăn tăng rau xanh, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ có tác dụng nhuận tràng để đi cầu dễ dàng hơn.
– Nếu lâu ngày rồi cháu chưa đi cầu có thể đi khám bác sĩ cụ thể để được sử dụng thuốc nhuận tràng.
Chúc cháu mau khỏe!
Viêm gan có gây bệnh răng miệng không?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi. Em thấy đau răng và nổi hạch ở cổ họng mấy hôm liền vẫn chưa khỏi. Em còn bị viêm gan nữa. Xin hỏi viêm gan có tác động gì đến răng không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em mô tả, em bị đau răng, nổi hạch ở cổ, đây có thể là các triệu chứng viêm nhiễm răng miệng (sâu răng, viêm quanh răng, viêm lợi,…) và dẫn tới phản ứng nổi hạch ở cổ. Bên cạnh đó, em còn bị viêm gan nhưng chưa rõ viêm gan loại gì vì viêm gan có thể phân thành nhiều thể: theo lí do (viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C,…), theo diễn biến bệnh (cấp, mãn), có biến chứng hay không.
Tuy nhiên, về mặt bệnh lý học, viêm gan không tác động trực tiếp tới bệnh răng miệng, nhưng có thể tác động gián tiếp qua việc gây suy giảm sức khỏe, giảm sức đề kháng, rối loạn tiêu hóa,… Do vậy, để giải quyết các tình trạng rối loạn trên, trước hết em nên tới khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để chữa trị triệt để tình trạng viêm nhiễm răng miệng, đồng thời em cũng đi khám chuyên khoa Nội tiêu hóa để chữa trị bệnh gan.
Thân mến!
Bệnh viêm gan A có khỏi hẳn được không?
Câu hỏi bởi: cuncung
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 16 tuổi, là nữ giới. Cháu muốn hỏi bệnh viêm gan A cấp có khỏi hẳn không ạ? Và nên ăn những thực phẩm gì? Kiêng thực phẩm gì ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Bệnh viêm gan siêu vi A là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở gan do virus viêm gan A gây ra. Bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, từ vài tuần đến vài tháng. Bệnh viêm gan siêu vi A lây truyền từ người này sang người khác do ăn uống thức ăn, nguồn nước, tiếp xúc với các đồ vật có nhiễm phân của người bệnh dù là với lượng rất nhỏ. Người bệnh viêm gan A có thể truyền bệnh dễ dàng cho những người trong gia đình. Bệnh có thể ngừa được bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi A. Trường hợp nhẹ viêm gan A không cần chữa trị, và hầu hết những người bị nhiễm bệnh hồi phục hoàn toàn không có tổn thương gan vĩnh viễn. Thể thông thường điển hình của bệnh viêm gan virut cấp là thể có vàng da, có đầy đủ các thời kỳ và các biểu hiện, diễn biến cấp tính và khỏi trong vòng 1-2 tháng.
Để bệnh hồi phục cháu cần tuân thủ nguyên tắc chữa trị như sau:
Chế độ nghỉ ngơi và nằm nghỉ tại giường trong thời kỳ khởi phát và toàn phát, sau đó hoạt động nhẹ nhàng.
Ở tư thế nằm, lượng máu qua gan sẽ tăng lên 25-30% so với tư thế đứng, giúp cho gan được tưới máu nhiều hơn.
Khi ra viện cháu không được lao động nặng trong vòng 6-12 tháng tuỳ theo mức độ bệnh.
Chế độ ăn giàu đạm, đường, vitamin, giảm mỡ động vật đặc biệt là các món xào, rán.
Tăng cường ăn hoa quả tươi, sữa chua.
Kiêng rượu, bia và hạn chế sử dụng các thuốc, hoá chất gây độc cho gan.
Ngoài ra cháu phải sử dụng các thuốc chữa trị biểu hiện khi cần theo sự kê đơn của bác sĩ: Lợi mật, truyền dịch, lợi tiểu khi có vàng da đậm; vitamin K khi có hội chứng xuất huyết; các vitamin nhóm B.
Để yên tâm, cháu nên đi khám chuyên khoa để các bác sĩ giải đáp cụ thể!
Chúc cháu mau lành bệnh!
Người viêm gan A cấp nên tránh làm gì?
Câu hỏi bởi: kumran
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 16 tuổi, là nữ giới. Cháu bị viêm gan A cấp, vừa mấy ra viện cách đây vài tuần. Cháu xin hỏi bác sĩ là trong thời gian này nên hoặc không nên làm gì ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn!
Viêm gan vi rút A là một bệnh lây cấp tính thường gặp trên toàn thế giới. Viêm gan A là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, chủ yếu lây từ người sang người qua đường phân – miệng. Tác nhân gây bệnh xuất hiện trong phân vào khoảng 1-2 tuần trước khi có triệu chứng lâm sàng. Giai đoạn ủ bệnh viêm gan vi rút A là 15–50 ngày, trung bình là khoảng 30 ngày. Viêm gan vi rút A có thể bắt đầu với vài biểu hiện báo trước không đặc hiệu kèm theo rối loạn tiêu hóa. Các biểu hiện bao gồm sốt, khó chịu, mệt, chán ăn, buồn nôn, phát ban, đau khớp và đau cơ, nhức đầu, viêm họng. Sau đó có triệu chứng tiểu sẫm, vàng mắt, vàng da tăng dần.
Tỷ lệ biến chứng do viêm gan vi rút A rất thấp. Viêm gan A thường sẽ khỏi hoàn toàn. Bạn sau khi bị viêm gan A nên nghỉ ngơi và chế độ làm việc ăn uống hợp lý. Bạn nên ăn uống hợp lý với các loại thức ăn, đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể, không nên ăn kiêng quá mức. Nên ăn uống các loại thức ăn dễ hấp thu như ngũ cốc, hoa quả ngọt. Đối với chất đạm có thể ăn các loại có giá trị dinh dưỡng cao như cá, sữa, trứng. Nên tránh tuyệt đối các đồ uống có cồn như rượu, bia cho đến khi gan hồi phục hoàn toàn. Chế độ ăn phải đảm bảo vệ sinh… Nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng nhọc cũng là biện pháp hỗ trợ giúp cho gan hồi phục nhanh hơn. Khi gan hồi phục hoàn toàn, người bệnh có thể ăn uống trở lại bình thường.
Chúc bạn mau khỏe!
Người viêm gan A có nên uống đồ uống có ga không?
Câu hỏi bởi: heli
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ giới 17 tuổi. Cháu xin hỏi người bị viêm gan A có nên uống đồ có ga không và nên kiêng những gì vậy ạ?
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn!
Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm thường gặp. Bệnh do một số virus có ái tính với tế bào gan, tuy có đặc điểm sinh học, đường xâm nhập khác nhau (như đường tiêu hóa, đường máu), nhưng đều gây viêm, tổn thương tại tế bào gan là tế bào đích. Cho tới nay, nhiều loại virus gây bệnh viêm gan ở người đã xác định như virus gây bệnh viêm gan ở người đã xác định như viêm gan A, B, C, D,E, G… Các chủng này thường khác nhau về đường lây truyền và mức độ nặng của bệnh. Viêm gan A do virus viêm gan A gây nên (HAV). HAV là virus gây tổn thương tế bào gan, thuộc họ virus đường ruột (Enterovirus), thuộc nhóm Picornavirus. Virus có mặt và phát triển ở tế bào gan, và chỉ bài tiết ra phân ở cuối thời kỳ hoàng đảm, kéo dài khoảng 4 tuần.
Hầu hết mọi người nhiễm viêm gan A lây theo đường tiêu hóa. Virus viêm gan A theo thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn xâm nhập vào cơ thể của chúng ta. Một trong một phương thức lây bệnh khá thông thường là tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nước bọt của bệnh nhân viêm gan A trong thời kỳ ủ bệnh. Biểu hiện lâm sàng của viêm gan virus A thường nhẹ và thường khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên có khoảng 1-2% tiến triển dẫn đến hôn mê gan do teo gan vàng cấp, nhưng không bao giờ chuyển thành mãn tính. Các bệnh nhân bị viêm gan A thường là diễn biến cấp tính: như chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải, mệt mỏi, ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa, tiểu sẫm màu, gan to và chức năng gan bất thường.
Điều trị viêm gan A: Đa phần những người bị viêm gan A nên:
Nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động gắng sức. Vì người bị viêm gan cấp thường rối loạn tiêu hóa như ậm ạch, đầy hơi, khó chịu, chậm tiêu, buồn nôn và nôn… Do đó bệnh nhân nên ăn nhẹ, uống nhẹ và không nên sử dụng nước có ga, ăn làm nhiều bữa và sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu giàu chất dinh dưỡng. Cần ăn nhiều loại protein nấu nhừ, bên cạnh đó cũng cần ăn các chất xơ như cam, cà rốt, chuối, gạo lứt, đậu đỏ và các loại rau xanh… Trong giai đoạn này bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh. Tuyệt đối không sử dụng rượu bia dưới mọi hình thức. Tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, dầu, mỡ… Không được uống bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc tây và thảo dược khi không được sự cho phép của bác sĩ. Trong tình huống viêm gan cấp tính mức độ năng, bệnh nhân cần được nhập viện để chữa trị và chăm sóc hợp lý.
Qua các thông tin đã cung cấp ở trên hy vọng giúp bạn hiểu thêm về chế độ ăn uống của người bị viêm gan A.
Chúc bạn luôn khỏe.
Bệnh nhân viêm gan siêu vi A nên ăn gì?
Câu hỏi bởi: kumran
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 16 tuổi, là nữ giới. Cháu bị viêm gan A cấp vừa ra viện giờ đang nằm nghỉ ở nhà nhưng không đi cầu được. Vậy cháu xin hỏi là cháu nên ăn gì hoặc kiêng gì ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Bùi Quang Hưng
Chào cháu!
Bệnh viêm gan siêu vi A là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở gan do virus viêm gan A gây ra. Bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, từ vài tuần đến vài tháng. Khác với bệnh viêm gan siêu B và C lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và mẹ truyền sang con, bệnh viêm gan siêu vi A lây truyền từ người này sang người khác do ăn uống thức ăn, nguồn nước, tiếp xúc với các đồ vật có nhiễm phân của người bệnh dù là với lượng rất nhỏ. Bệnh viêm gan siêu vi A là một bệnh tự giới hạn, hiếm khi gây tử vong. Bệnh thường có khởi phát đột ngột, cấp tính vơi các triệu chứng bao gồm sốt khó chịu, mệt, chán ăn, buồn nôn, nôn, phát ban, đau khớp và đau cơ. Các biểu hiện thường mất đi khi bắt đầu vàng da và nước tiểu sậm màu. Bệnh thường không trầm trọng và không kéo dài. Đôi khi triệu chứng tắt mật xảy ra muộn và kéo dài trong nhiều tháng đã được ghi nhận. Người bệnh viêm gan A có thể truyền bệnh dễ dàng cho những người trong gia đình. Bệnh có thể ngừa được bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi A.
Về tình huống của cháu, cháu không cho biết đã mấy ngày rồi cháu không đi cầu, trước đó có bị như vậy không nên bác sĩ chưa thể giải đáp cụ thể cho cháu được, nhưng trong tình huống với cháu nên có chế độ sinh hoạt như sau:
– Nên có chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng, uống nhiều nước hoa quả cũng được khuyến cáo trong chữa trị viêm gan siêu vi A.
– Uống nhiều nước, ăn tăng rau xanh, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ có tác dụng nhuận tràng để đi cầu dễ dàng hơn.
– Nếu lâu ngày rồi cháu chưa đi cầu có thể đi khám bác sĩ cụ thể để được sử dụng thuốc nhuận tràng.
Chúc cháu mau khỏe!
Viêm gan có gây bệnh răng miệng không?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi. Em thấy đau răng và nổi hạch ở cổ họng mấy hôm liền vẫn chưa khỏi. Em còn bị viêm gan nữa. Xin hỏi viêm gan có tác động gì đến răng không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em mô tả, em bị đau răng, nổi hạch ở cổ, đây có thể là các triệu chứng viêm nhiễm răng miệng (sâu răng, viêm quanh răng, viêm lợi,…) và dẫn tới phản ứng nổi hạch ở cổ. Bên cạnh đó, em còn bị viêm gan nhưng chưa rõ viêm gan loại gì vì viêm gan có thể phân thành nhiều thể: theo lí do (viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C,…), theo diễn biến bệnh (cấp, mãn), có biến chứng hay không.
Tuy nhiên, về mặt bệnh lý học, viêm gan không tác động trực tiếp tới bệnh răng miệng, nhưng có thể tác động gián tiếp qua việc gây suy giảm sức khỏe, giảm sức đề kháng, rối loạn tiêu hóa,… Do vậy, để giải quyết các tình trạng rối loạn trên, trước hết em nên tới khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để chữa trị triệt để tình trạng viêm nhiễm răng miệng, đồng thời em cũng đi khám chuyên khoa Nội tiêu hóa để chữa trị bệnh gan.
Thân mến!
Bệnh viêm gan A có khỏi hẳn được không?
Câu hỏi bởi: cuncung
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 16 tuổi, là nữ giới. Cháu muốn hỏi bệnh viêm gan A cấp có khỏi hẳn không ạ? Và nên ăn những thực phẩm gì? Kiêng thực phẩm gì ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Bệnh viêm gan siêu vi A là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở gan do virus viêm gan A gây ra. Bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, từ vài tuần đến vài tháng. Bệnh viêm gan siêu vi A lây truyền từ người này sang người khác do ăn uống thức ăn, nguồn nước, tiếp xúc với các đồ vật có nhiễm phân của người bệnh dù là với lượng rất nhỏ. Người bệnh viêm gan A có thể truyền bệnh dễ dàng cho những người trong gia đình. Bệnh có thể ngừa được bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi A. Trường hợp nhẹ viêm gan A không cần chữa trị, và hầu hết những người bị nhiễm bệnh hồi phục hoàn toàn không có tổn thương gan vĩnh viễn. Thể thông thường điển hình của bệnh viêm gan virut cấp là thể có vàng da, có đầy đủ các thời kỳ và các biểu hiện, diễn biến cấp tính và khỏi trong vòng 1-2 tháng.
Để bệnh hồi phục cháu cần tuân thủ nguyên tắc chữa trị như sau:
Chế độ nghỉ ngơi và nằm nghỉ tại giường trong thời kỳ khởi phát và toàn phát, sau đó hoạt động nhẹ nhàng.
Ở tư thế nằm, lượng máu qua gan sẽ tăng lên 25-30% so với tư thế đứng, giúp cho gan được tưới máu nhiều hơn.
Khi ra viện cháu không được lao động nặng trong vòng 6-12 tháng tuỳ theo mức độ bệnh.
Chế độ ăn giàu đạm, đường, vitamin, giảm mỡ động vật đặc biệt là các món xào, rán.
Tăng cường ăn hoa quả tươi, sữa chua.
Kiêng rượu, bia và hạn chế sử dụng các thuốc, hoá chất gây độc cho gan.
Ngoài ra cháu phải sử dụng các thuốc chữa trị biểu hiện khi cần theo sự kê đơn của bác sĩ: Lợi mật, truyền dịch, lợi tiểu khi có vàng da đậm; vitamin K khi có hội chứng xuất huyết; các vitamin nhóm B.
Để yên tâm, cháu nên đi khám chuyên khoa để các bác sĩ giải đáp cụ thể!
Chúc cháu mau lành bệnh!
Theo ViCare