Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm cùng với đó là nhiều biến chứng mà nó gây ra, vì vậy để bảo vệ sức khỏe mình và gia đình, mỗi người nên tự trang bị cho mình kiến thức về căn bệnh này. Và việc đầu tiên có lẽ là sớm nhận biết ra dấu hiệu của tiểu đường để có phương pháp điều trị kịp thời.
Thèm ăn đồ ngọt, mắt mờ có phải là dấu hiệu bệnh tiểu đường không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu là nữ 18 tuổi. Cháu bị mờ mắt, cháu chưa đi khám nên không biết có phải bị cận thị hay không? Cháu muốn hỏi những biểu hiện của cháu sau đây có phải bị bệnh tiểu đường không ạ? Cháu có những lúc rất thèm ăn đồ ngọt. Cháu uống nước lọc vào khoảng một lúc rồi đi vệ sinh ngay. Cháu uống trong khoảng 1,5 – 2l nước mỗi ngày. Hiện cháu rất lo lắng. Có phải bệnh tiểu đường dẫn đến sản giật gây sinh non phải không bác sĩ? Cháu mong bác sĩ trả lời giúp cháu.
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trước hết bạn cần biết một số biểu hiện lâm sàng của bệnh tiểu đường:
1. Thường xuyên phải đi tiểu nhiều lần nhất là vào ban đêm.
2. Kèm theo việc đi tiểu nhiều lần đó là biểu hiện hay bị khát nước, khô miệng, ngay cả khi bạn vừa uống nước vào.
3. Việc tăng hay giảm cân quá đột ngột kèm theo sự mệt mỏi. Đặc biệt là khi bạn giảm đột ngột 5 – 10kg trong vòng 2 – 3 tháng.
4. Phát hiện thấy da khô, ngứa. Đặc biệt là da vùng kín như cổ, nách.
5. Cơ thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người, dễ trở nên cáu kỉnh với những người xung quanh.
6. Những vết thương trên da lâu lành.
7. Thị lực của bạn giảm đi do lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến thay đổi hình dạng thấu kính của mắt, khúc xạ cũng bị thay đổi theo làm cho mắt mờ dần đi hoặc đôi lúc chỉ là một vệt sáng. Khi lượng đường trở lại bình thường điều này sẽ hết. Thế nhưng về lâu dài nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.
8. Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới do suy giảm miễn dịch nên rất nhạy cảm với các loại nhiễm trùng.
9. Chân, tay bị ngứa ra, tê hoặc đau rát, sưng do đường đã hủy hoại các dây thần kinh.
Theo đó, các triệu chứng bệnh của bạn chưa có gì đặc biệt. Nếu lo lắng bạn có thể đi xét nghiệm máu. Nếu sau 2 lần đo đường huyết bạn đều thấy trên 126mg/dL thì có nghĩa là bạn đang bệnh tiểu đường. Đối với người bình thường lượng đường huyết đo được sẽ là 99mg/dL, từ 100 – 125mg/dL là tiền tiểu đường.
Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có thể tác động xấu đến sức khoẻ của cả người mẹ và thai nhi:
– Đối với người mẹ: Người có bệnh tiểu đường kèm theo thai nghén thì lần thai nghén đó dễ bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai). Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Sau khi sinh có thể bị tiểu đường nặng hơn. Có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Bạn gái bị bệnh tiểu đường khi mang thai có nguy cơ sẩy thai cao hơn, đặc biệt, nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt.
– Đối với thai nhi: Thai nhi của các bà mẹ bị tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường. Trên đây là một số thông tin để bạn tham khảo.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đi tiểu ra máu,có vẩn đục có phải tiểu đường?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu đi tiểu thì thấy trong nước tiểu có vẩn đục. Khi cháu lấy nước tiểu 24 giờ và để qua 1 ngày thì thấy có vẩn đục nhiều. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị tiểu đường không ạ?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trước hết bạn cần biết bệnh tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa với nhiều biểu hiện điển hình như:
– Đi tiểu nhiều: Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.
– Tiểu dầm ban đêm.
– Ăn nhiều, uống nhiều, thường xuyên khát nước, gầy sút cân nhanh.
– Nhìn mờ. Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân. Da khô, ngứa.
Nước tiểu của bạn không trong mà vẩn đục và nếu không kèm theo các triệu chứng trên thì bạn không thể mắc bệnh tiểu đường.
Hiện tượng nước tiểu vẩn đục của bạn có thể là triệu chứng của một số bệnh sau:
– Viêm đường tiết niệu mãn tính. Nếu bạn là phụ nữ thì khả năng này càng cao. Trong bệnh viêm đường tiết niệu thường có các biểu hiện điển hình như: tiểu buốt, rắt, cảm giác mót đi tiểu, đau bụng dưới, nước tiểu thường vẩn đục và có mùi hôi khó chịu. Đôi khi bệnh tiến triển mãn tính thường chỉ biểu bằng biểu hiện nước tiểu vẩn đục và có mùi hôi.
– Đái dưỡng chấp: Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid, protein, fibrinogen. Biểu hiện đái ra dưỡng chấp là nước tiểu có màu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục. Đái đục như sữa xuất hiện tăng sau khi ăn thịt, cá, trứng.
– Viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia: triệu chứng là nước tiểu đục, có thể kèm theo tiểu dắt, buốt, sốt, đau hông lưng đôi khi tiểu có mủ.
– Ngoài ra nếu hiện tượng nước tiểu vẩn đục không xảy ra thường xuyên thì có thể chỉ là dấu hiệu của khẩu phần ăn có nhiều thịt, gia vị, dầu mỡ; uống bia rượu, nước cam, sữa, ăn măng tây…
Vì bạn không mô tả các biểu hiện kèm theo và mức độ thường xuyên nên khó xác định lí do gây tình trạng tiểu đục của bạn. Nếu hiện tượng này kéo dài và sau khi bạn đã điều chỉnh chế độ ăn mà vẫn không tiến triển tốt, bạn cần đi xét nghiệm và khám bác sĩ để xác định bệnh và có hướng chữa trị kịp thời.
Chúc bạn mau khỏe!
Đi tiểu nhiều, khát nước có phải bị tiểu đường?
Câu hỏi bởi: simpsons3
Chào bác sĩ!
Cháu là nam năm nay 19 tuổi, cao 1m7, nặng 54kg. Cháu đọc trên mạng thì thấy có những biểu hiện giống với bệnh tiểu đường như: rất hay đi tiểu vào ban đêm, hay khát nước nhiều lúc uống nhiều nước nhưng vẫn thấy khát, đôi khi ngứa ở vùng nách và vùng kín, chân tay thỉnh thoảng bị tê, có lúc như bị kim châm. Mới gần đây trong đợt tết một vài lúc khi nhìn vào máy tính, sách vở mắt tự nhiên mờ đi, chớp mắt vài lần sau thì hết, ngày bị khoảng 1 – 2 lần. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị tiểu đường rồi không?
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Theo công thức tính chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá cân nặng theo chiều cao để xác định xem thừa cân hay thiếu cân thì BMI của bạn trong giới hạn bình thường nhưng bình thường ở ngưỡng dưới. Như vậy, bạn không bị thiếu cân. Các biểu hiện: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều là 4 biểu hiện điển hình của bệnh tiểu đường nhưng không phải là tiêu chuẩn dùng để chẩn đoán xác định bệnh. Để chẩn đoán xác định tiểu đường cần phải xét nghiệm đường máu. Bệnh tiểu đường có 2 tuýp: Tiểu đường tuýp I và tiểu đường tuýp II. Bệnh tiểu đường tuýp I thường gặp ở người trẻ < 30 tuổi và người bệnh thường có thể trạng gầy yếu và suy kiệt. Còn bệnh tiểu đường tuýp II thường gặp ở những người nhiều tuổi. Trường hợp của bạn, tôi không nghĩ nhiều tới bệnh tiểu đường. Để chẩn đoán chính xác, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Ăn ngọt nhiều là ngán và mệt, nước tiểu có màu vàng lục liệu có phải bị tiểu đường không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 18 tuổi, là nam giới. Thưa bác sĩ, thường là nếu em ăn ngọt nhiều là thấy hơi ngán và mệt, nước tiểu thì có màu vàng lục, có lúc không. Ngoài ra thì không thấy biểu hiện gì khác! Vậy bác sĩ cho em hỏi em có bị bệnh tiểu đường không hay là lí do gì?
Em cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Với triệu chứng ăn ngọt nhiều là hơi ngán và mệt, nước tiểu có màu vàng lục thì không thể xác định được em có mắc bệnh tiểu đường hay bệnh nào khác không. Người bị bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều và đái nhiều; xét nghiệm máu thấy glucose máu trên 7,1 mmol/l, có protein niệu,…
Theo tôi, nếu em vẫn lo lắng về sức khỏe của mình thì em nên đi khám Nội khoa để được bác sĩ cho làm thêm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định hoặc loại trừ bệnh. Xét nghiệm máu kiểm tra đường huyết, axit uric, chức năng gan, chức năng thận,… có thể giúp phát hiện các dấu hiệu sớm của nhiều bệnh.
Chúc sức khỏe!
Hỏi về bệnh tiểu đường tuýp 1
Câu hỏi bởi: Tuấn
Xin chào bác sỹ em tên là Tuấn ở Hà tĩnh. Em gần đây có 1 số biểu hiện như mình bị tiểu đường tuýp 1 em rất lo lắng. Biểu hiện là em hay đói giữa buổi. Đi đái cũng nhiều hơn người bình thường nếu ngĩ đến đi tiểu thì tầm 2,5 tiếng đi 1 lần còn không ngĩ đến hay nhịn cho qua thì tầm gần 4 tiếng 1 lần. Buổi tối trước khi đi ngủ em uống 1 khoang cốc ngũ cốc trộn với 1 thìa cà phê đường khoang250ml tầm 9h30. Đến 2h cảm thấy đói em lại dậy uống 1 hộp sữa chua vị cam khoảng 170ml và đi tiểu 1 lần. Đến 4h em lại thấy đói nên dậy 1 lần nữa với 1 hộp sữa nhỏ hơn lần này có lúc đi tiểu có lúc không. Đến 6h15 dậy đưa con đi học xong 6h40 là phải ăn sáng ko đói. Em định đi hà nội khám nhưng lại sợ ăn uống như vậy ra 8h mới lấy mẫu thì sợ ko chính xác vả lại sợ ko nhịn đk lâu vậy. Em cũng rất lo vì mẹ em cũng bị tđ tuýp 2 nên ngày nào em cũng cứ nhìn vào cái máy thử đường cả nhà ai cũng nạt cho em. Vả lại 2 lần em dậy buổi đêm lại đúng 2 lần dậy hâm sựa cho con vì vợ mới sinh đk gần 2 tháng. Em xin bs cho em lời khuyên trong 2 mảng bệnh và vấn đề ăn trước khi đi khám
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn có thể nghĩ mình bị bệnh tiểu đường, có ý định thử đường huyết lúc đói, thì chỉ cần nhịn ăn trước khi lấy máu thử 4 giờ là được, như vậy bạn chỉ cần nhịn ăn bữa sáng lúc 6 h 40 . Mặt khác việc chẩn đoán bệnh tiểu đường không chỉ đơn thuần là định lượng đường huyết lúc đói mà còn phải làm thêm các xét nghiệm khác như Hba1C, định lượng đường huyết sau ăn 2 giờ, xét nghiệm phát hiện đường trong nước tiểu, nghiệm pháp tăng đường huyết… đồng thời với thăm khám lâm sàng nữa thì mới có kết luận bệnh chính xác.
Như vậy bạn vẫn đi khám bình thường không sợ kết quả không đúng do chế độ ăn uống nhiều bữa của bạn. Theo tôi nghĩ biểu hiện như bạn mô tả không phải là những biểu hiện của bệnh tiểu đường.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Thèm ăn đồ ngọt, mắt mờ có phải là dấu hiệu bệnh tiểu đường không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu là nữ 18 tuổi. Cháu bị mờ mắt, cháu chưa đi khám nên không biết có phải bị cận thị hay không? Cháu muốn hỏi những biểu hiện của cháu sau đây có phải bị bệnh tiểu đường không ạ? Cháu có những lúc rất thèm ăn đồ ngọt. Cháu uống nước lọc vào khoảng một lúc rồi đi vệ sinh ngay. Cháu uống trong khoảng 1,5 – 2l nước mỗi ngày. Hiện cháu rất lo lắng. Có phải bệnh tiểu đường dẫn đến sản giật gây sinh non phải không bác sĩ? Cháu mong bác sĩ trả lời giúp cháu.
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trước hết bạn cần biết một số biểu hiện lâm sàng của bệnh tiểu đường:
1. Thường xuyên phải đi tiểu nhiều lần nhất là vào ban đêm.
2. Kèm theo việc đi tiểu nhiều lần đó là biểu hiện hay bị khát nước, khô miệng, ngay cả khi bạn vừa uống nước vào.
3. Việc tăng hay giảm cân quá đột ngột kèm theo sự mệt mỏi. Đặc biệt là khi bạn giảm đột ngột 5 – 10kg trong vòng 2 – 3 tháng.
4. Phát hiện thấy da khô, ngứa. Đặc biệt là da vùng kín như cổ, nách.
5. Cơ thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người, dễ trở nên cáu kỉnh với những người xung quanh.
6. Những vết thương trên da lâu lành.
7. Thị lực của bạn giảm đi do lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến thay đổi hình dạng thấu kính của mắt, khúc xạ cũng bị thay đổi theo làm cho mắt mờ dần đi hoặc đôi lúc chỉ là một vệt sáng. Khi lượng đường trở lại bình thường điều này sẽ hết. Thế nhưng về lâu dài nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.
8. Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới do suy giảm miễn dịch nên rất nhạy cảm với các loại nhiễm trùng.
9. Chân, tay bị ngứa ra, tê hoặc đau rát, sưng do đường đã hủy hoại các dây thần kinh.
Theo đó, các triệu chứng bệnh của bạn chưa có gì đặc biệt. Nếu lo lắng bạn có thể đi xét nghiệm máu. Nếu sau 2 lần đo đường huyết bạn đều thấy trên 126mg/dL thì có nghĩa là bạn đang bệnh tiểu đường. Đối với người bình thường lượng đường huyết đo được sẽ là 99mg/dL, từ 100 – 125mg/dL là tiền tiểu đường.
Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có thể tác động xấu đến sức khoẻ của cả người mẹ và thai nhi:
– Đối với người mẹ: Người có bệnh tiểu đường kèm theo thai nghén thì lần thai nghén đó dễ bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai). Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Sau khi sinh có thể bị tiểu đường nặng hơn. Có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Bạn gái bị bệnh tiểu đường khi mang thai có nguy cơ sẩy thai cao hơn, đặc biệt, nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt.
– Đối với thai nhi: Thai nhi của các bà mẹ bị tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường. Trên đây là một số thông tin để bạn tham khảo.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đi tiểu ra máu,có vẩn đục có phải tiểu đường?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu đi tiểu thì thấy trong nước tiểu có vẩn đục. Khi cháu lấy nước tiểu 24 giờ và để qua 1 ngày thì thấy có vẩn đục nhiều. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị tiểu đường không ạ?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trước hết bạn cần biết bệnh tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa với nhiều biểu hiện điển hình như:
– Đi tiểu nhiều: Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.
– Tiểu dầm ban đêm.
– Ăn nhiều, uống nhiều, thường xuyên khát nước, gầy sút cân nhanh.
– Nhìn mờ. Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân. Da khô, ngứa.
Nước tiểu của bạn không trong mà vẩn đục và nếu không kèm theo các triệu chứng trên thì bạn không thể mắc bệnh tiểu đường.
Hiện tượng nước tiểu vẩn đục của bạn có thể là triệu chứng của một số bệnh sau:
– Viêm đường tiết niệu mãn tính. Nếu bạn là phụ nữ thì khả năng này càng cao. Trong bệnh viêm đường tiết niệu thường có các biểu hiện điển hình như: tiểu buốt, rắt, cảm giác mót đi tiểu, đau bụng dưới, nước tiểu thường vẩn đục và có mùi hôi khó chịu. Đôi khi bệnh tiến triển mãn tính thường chỉ biểu bằng biểu hiện nước tiểu vẩn đục và có mùi hôi.
– Đái dưỡng chấp: Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid, protein, fibrinogen. Biểu hiện đái ra dưỡng chấp là nước tiểu có màu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục. Đái đục như sữa xuất hiện tăng sau khi ăn thịt, cá, trứng.
– Viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia: triệu chứng là nước tiểu đục, có thể kèm theo tiểu dắt, buốt, sốt, đau hông lưng đôi khi tiểu có mủ.
– Ngoài ra nếu hiện tượng nước tiểu vẩn đục không xảy ra thường xuyên thì có thể chỉ là dấu hiệu của khẩu phần ăn có nhiều thịt, gia vị, dầu mỡ; uống bia rượu, nước cam, sữa, ăn măng tây…
Vì bạn không mô tả các biểu hiện kèm theo và mức độ thường xuyên nên khó xác định lí do gây tình trạng tiểu đục của bạn. Nếu hiện tượng này kéo dài và sau khi bạn đã điều chỉnh chế độ ăn mà vẫn không tiến triển tốt, bạn cần đi xét nghiệm và khám bác sĩ để xác định bệnh và có hướng chữa trị kịp thời.
Chúc bạn mau khỏe!
Đi tiểu nhiều, khát nước có phải bị tiểu đường?
Câu hỏi bởi: simpsons3
Chào bác sĩ!
Cháu là nam năm nay 19 tuổi, cao 1m7, nặng 54kg. Cháu đọc trên mạng thì thấy có những biểu hiện giống với bệnh tiểu đường như: rất hay đi tiểu vào ban đêm, hay khát nước nhiều lúc uống nhiều nước nhưng vẫn thấy khát, đôi khi ngứa ở vùng nách và vùng kín, chân tay thỉnh thoảng bị tê, có lúc như bị kim châm. Mới gần đây trong đợt tết một vài lúc khi nhìn vào máy tính, sách vở mắt tự nhiên mờ đi, chớp mắt vài lần sau thì hết, ngày bị khoảng 1 – 2 lần. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị tiểu đường rồi không?
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Theo công thức tính chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá cân nặng theo chiều cao để xác định xem thừa cân hay thiếu cân thì BMI của bạn trong giới hạn bình thường nhưng bình thường ở ngưỡng dưới. Như vậy, bạn không bị thiếu cân. Các biểu hiện: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều là 4 biểu hiện điển hình của bệnh tiểu đường nhưng không phải là tiêu chuẩn dùng để chẩn đoán xác định bệnh. Để chẩn đoán xác định tiểu đường cần phải xét nghiệm đường máu. Bệnh tiểu đường có 2 tuýp: Tiểu đường tuýp I và tiểu đường tuýp II. Bệnh tiểu đường tuýp I thường gặp ở người trẻ < 30 tuổi và người bệnh thường có thể trạng gầy yếu và suy kiệt. Còn bệnh tiểu đường tuýp II thường gặp ở những người nhiều tuổi. Trường hợp của bạn, tôi không nghĩ nhiều tới bệnh tiểu đường. Để chẩn đoán chính xác, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Ăn ngọt nhiều là ngán và mệt, nước tiểu có màu vàng lục liệu có phải bị tiểu đường không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 18 tuổi, là nam giới. Thưa bác sĩ, thường là nếu em ăn ngọt nhiều là thấy hơi ngán và mệt, nước tiểu thì có màu vàng lục, có lúc không. Ngoài ra thì không thấy biểu hiện gì khác! Vậy bác sĩ cho em hỏi em có bị bệnh tiểu đường không hay là lí do gì?
Em cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Với triệu chứng ăn ngọt nhiều là hơi ngán và mệt, nước tiểu có màu vàng lục thì không thể xác định được em có mắc bệnh tiểu đường hay bệnh nào khác không. Người bị bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều và đái nhiều; xét nghiệm máu thấy glucose máu trên 7,1 mmol/l, có protein niệu,…
Theo tôi, nếu em vẫn lo lắng về sức khỏe của mình thì em nên đi khám Nội khoa để được bác sĩ cho làm thêm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định hoặc loại trừ bệnh. Xét nghiệm máu kiểm tra đường huyết, axit uric, chức năng gan, chức năng thận,… có thể giúp phát hiện các dấu hiệu sớm của nhiều bệnh.
Chúc sức khỏe!
Hỏi về bệnh tiểu đường tuýp 1
Câu hỏi bởi: Tuấn
Xin chào bác sỹ em tên là Tuấn ở Hà tĩnh. Em gần đây có 1 số biểu hiện như mình bị tiểu đường tuýp 1 em rất lo lắng. Biểu hiện là em hay đói giữa buổi. Đi đái cũng nhiều hơn người bình thường nếu ngĩ đến đi tiểu thì tầm 2,5 tiếng đi 1 lần còn không ngĩ đến hay nhịn cho qua thì tầm gần 4 tiếng 1 lần. Buổi tối trước khi đi ngủ em uống 1 khoang cốc ngũ cốc trộn với 1 thìa cà phê đường khoang250ml tầm 9h30. Đến 2h cảm thấy đói em lại dậy uống 1 hộp sữa chua vị cam khoảng 170ml và đi tiểu 1 lần. Đến 4h em lại thấy đói nên dậy 1 lần nữa với 1 hộp sữa nhỏ hơn lần này có lúc đi tiểu có lúc không. Đến 6h15 dậy đưa con đi học xong 6h40 là phải ăn sáng ko đói. Em định đi hà nội khám nhưng lại sợ ăn uống như vậy ra 8h mới lấy mẫu thì sợ ko chính xác vả lại sợ ko nhịn đk lâu vậy. Em cũng rất lo vì mẹ em cũng bị tđ tuýp 2 nên ngày nào em cũng cứ nhìn vào cái máy thử đường cả nhà ai cũng nạt cho em. Vả lại 2 lần em dậy buổi đêm lại đúng 2 lần dậy hâm sựa cho con vì vợ mới sinh đk gần 2 tháng. Em xin bs cho em lời khuyên trong 2 mảng bệnh và vấn đề ăn trước khi đi khám
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn có thể nghĩ mình bị bệnh tiểu đường, có ý định thử đường huyết lúc đói, thì chỉ cần nhịn ăn trước khi lấy máu thử 4 giờ là được, như vậy bạn chỉ cần nhịn ăn bữa sáng lúc 6 h 40 . Mặt khác việc chẩn đoán bệnh tiểu đường không chỉ đơn thuần là định lượng đường huyết lúc đói mà còn phải làm thêm các xét nghiệm khác như Hba1C, định lượng đường huyết sau ăn 2 giờ, xét nghiệm phát hiện đường trong nước tiểu, nghiệm pháp tăng đường huyết… đồng thời với thăm khám lâm sàng nữa thì mới có kết luận bệnh chính xác.
Như vậy bạn vẫn đi khám bình thường không sợ kết quả không đúng do chế độ ăn uống nhiều bữa của bạn. Theo tôi nghĩ biểu hiện như bạn mô tả không phải là những biểu hiện của bệnh tiểu đường.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Theo ViCare