Thuốc Tân Dược –
Sốt là một triệu chứng tăng nhiệt độ cơ thể bất thường do phản ứng lại với bệnh, sốt không chỉ thường xảy ra ở trẻ mà còn ở cả người lớn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Do vậy, các bậc phụ huynh nên trang bị cho mình một số cách xử trí cần thiết khi trẻ bị sốt để tránh những hậu quả không mong muốn.
Khái niệm cần biết về Sốt ở trẻ
Theo Dược sĩ Lê Thị Thanh Nhan hiện đang là giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể con người thường không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày, thông thường là cao hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ vượt quá 38oC, thì chắc chắn trẻ đã bị sốt.
Sốt thường xảy ra khi cơ thể trẻ phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn như vi khuẩn viêm họng, virus cảm cúm hoặc cảm lạnh, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật.
Cần nhận biết những dấu hiệu khi trẻ bị sốt
Khi trẻ bị sốt, cơ thể sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:
Khi có biểu hiện sốt, các bậc phụ huynh nên kiểm tra các mức nhiệt độ cơ thể của trẻ để biết những tình trạng sốt của trẻ:
Một số điều cần làm của phụ huynh khi trẻ bị sốt
Khi phát hiện trẻ bị sốt, các bậc phụ huynh việc đầu tiên nên là là sử dụng một chiếc khăn mặt ướt để đắp lên trán, cổ và tay của trẻ. Nên thay quần áo thoáng mát cho hoặc nới lỏng cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ khi bị ốm, sốt cần để cho trẻ nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát thoáng mát, nhiệt độ thấp vừa phải, để giảm sức nóng đối với thân nhiệt của trẻ. Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn loãng dễ tiêu, bởi lẽ khi sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể trẻ mất nướcvà việc ăn thức ăn loãng và dễ tiêu sẽ giúp cơ thể của trẻ dễ hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như bù nước nhanh hơn.
Khi trẻ bị sốt, nước và muối bị mất thông qua việc toát mồ hôi của trẻ. Dinh dưỡng và các vitamin tan trong nước cũng bị hao hụt. Nên cho trẻ uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây giàu chất dinh dưỡng, hay uống các loại thuốc bổ đa sinh tố, trong đó cần nhất là nhóm vitamin B và C để bù lại lượng mất cho trẻ. Theo một số nguồn tin từ trang Tin tức Y tế cũng khuyến cáo rằng không nên cho trẻ sử dụng những loại đồ uống có chứa chất kích thích vì khiến cho cơ thể càng dễ bị khử nước.
Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol dạng siro. Hiện nay, có nhiều thuốc hạ sốt được đặc chế dạng sirô để bé dễ uống và hấp thu. Tuy nhiên, việc sử dụng loại sirô nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nhưng nên nhớ rằng, đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi được khuyên không nên dùng bất cứ loại si rô nào. Vì thế khi cho trẻ sử dụng thuốc hay sirô cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Nước ấm vừa phải không được để lạnh không trẻ rất dễ bị cảm lạnh. Việc lau người cho trẻ bằng nước ấm cũng có tác dụng hạ sốt. Nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm soát mức thân nhiệt của trẻ. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu tình trạng sốt không có chuyển biến tốt.
Cần tránh những gì khi trẻ bị sốt?
Bên cạnh những việc cần làm khi trẻ bị sốt, các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh nên tránh những việc làm sau đây:
Sốt là một triệu chứng tăng nhiệt độ cơ thể bất thường do phản ứng lại với bệnh, sốt không chỉ thường xảy ra ở trẻ mà còn ở cả người lớn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Do vậy, các bậc phụ huynh nên trang bị cho mình một số cách xử trí cần thiết khi trẻ bị sốt để tránh những hậu quả không mong muốn.
Khi trẻ bị sốt nên làm gì?
Khái niệm cần biết về Sốt ở trẻ
Theo Dược sĩ Lê Thị Thanh Nhan hiện đang là giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể con người thường không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày, thông thường là cao hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ vượt quá 38oC, thì chắc chắn trẻ đã bị sốt.
Sốt thường xảy ra khi cơ thể trẻ phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn như vi khuẩn viêm họng, virus cảm cúm hoặc cảm lạnh, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật.
Cần nhận biết những dấu hiệu khi trẻ bị sốt
Khi trẻ bị sốt, cơ thể sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:
- Trẻ dễ nổi cáu, quấy khóc, má đỏ bừng hoặc hơi tái.
- Trẻ thở gấp, ngủ li bì.
- Thân nhiệt trẻ cao hơn so với bình thường.
- Trẻ mệt mỏi, không chạy nhảy nô nghịch, đôi mắt không còn tinh lanh như bình thường.
Khi có biểu hiện sốt, các bậc phụ huynh nên kiểm tra các mức nhiệt độ cơ thể của trẻ để biết những tình trạng sốt của trẻ:
- Trẻ sốt nhẹ: nhiệt độ từ 37,5oC từ 38,5oC.
- Trẻ sốt vừa: nhiệt độ từ 38,5oC từ 39oC.
- Trẻ sốt cao: nhiệt độ từ 39oC từ 40oC.
- Trẻ sốt rất cao: nhiệt độ >40oC.
Kiểm tra nhiệt độ cho trẻ khi sốt
Một số điều cần làm của phụ huynh khi trẻ bị sốt
Khi phát hiện trẻ bị sốt, các bậc phụ huynh việc đầu tiên nên là là sử dụng một chiếc khăn mặt ướt để đắp lên trán, cổ và tay của trẻ. Nên thay quần áo thoáng mát cho hoặc nới lỏng cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ khi bị ốm, sốt cần để cho trẻ nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát thoáng mát, nhiệt độ thấp vừa phải, để giảm sức nóng đối với thân nhiệt của trẻ. Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn loãng dễ tiêu, bởi lẽ khi sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể trẻ mất nướcvà việc ăn thức ăn loãng và dễ tiêu sẽ giúp cơ thể của trẻ dễ hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như bù nước nhanh hơn.
Khi trẻ bị sốt, nước và muối bị mất thông qua việc toát mồ hôi của trẻ. Dinh dưỡng và các vitamin tan trong nước cũng bị hao hụt. Nên cho trẻ uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây giàu chất dinh dưỡng, hay uống các loại thuốc bổ đa sinh tố, trong đó cần nhất là nhóm vitamin B và C để bù lại lượng mất cho trẻ. Theo một số nguồn tin từ trang Tin tức Y tế cũng khuyến cáo rằng không nên cho trẻ sử dụng những loại đồ uống có chứa chất kích thích vì khiến cho cơ thể càng dễ bị khử nước.
Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol dạng siro. Hiện nay, có nhiều thuốc hạ sốt được đặc chế dạng sirô để bé dễ uống và hấp thu. Tuy nhiên, việc sử dụng loại sirô nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nhưng nên nhớ rằng, đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi được khuyên không nên dùng bất cứ loại si rô nào. Vì thế khi cho trẻ sử dụng thuốc hay sirô cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Nước ấm vừa phải không được để lạnh không trẻ rất dễ bị cảm lạnh. Việc lau người cho trẻ bằng nước ấm cũng có tác dụng hạ sốt. Nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm soát mức thân nhiệt của trẻ. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu tình trạng sốt không có chuyển biến tốt.
Sốt gây nhiều nguy hiểm khó lường cho trẻ
Cần tránh những gì khi trẻ bị sốt?
Bên cạnh những việc cần làm khi trẻ bị sốt, các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh nên tránh những việc làm sau đây:
- Không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, siro
- Để trẻ một mình khi đo nhiệt độ.
- Đắp cho trẻ quá nhiều chăn, và nếu trẻ còn nhỏ thì không nên quấn nhiều tã, mặc cho trẻ nhiều quần áo trước khi tiến hành đo nhiệt độ.
- Không được lau người cho bé bằng nước đá lạnh, cồn, dấm
- Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng bé khi đang co giật, sẽ rất dễ gây ngạt thở.
- Tự truyền dịch cho bé mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nguồn: thuocviet.edu.vn