Chứng khô miệng bắt đầu từ đâu? Khô miệng là triệu chứng bệnh gì? Những câu hỏi này sẽ được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cụ thể cho bạn đưới đây
Lồng ngực luôn nóng, miệng khô, nhác ăn, cơ thể gầy nhiều đờm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: kimthinh
Chào bác sĩ!
Một năm trước cổ họng em luôn đau, em đi khám thì bác sĩ bảo viêm họng hạt mãn tính. Mỗi lần thay đổi thời tiết là họng em lại đau dữ dội. Một năm qua em đi khám rất nhiều lần, kết quả là bị viêm họng hạt và viêm dạ dày, dịch dạ dày trào ngược. Gần đây em thấy lồng ngực luôn nóng, miệng khô, nhác ăn, cơ thể gầy nhiều, đặc biệt đờm rất nhiều. Hiện nay cổ họng em rất đau và hai hàm răng cảm giác nhức, hay mỏi cổ và xương sống lưng, tay chân đôi khi bị tê, người mệt mỏi, đau đầu. Trước đó các thầy thuốc nam bắt mạch bảo em do khí hư nên nếu không điều trị lâu ngày khí sẽ làm kho miệng và khô lồng ngực. Theo bác thì lí do gì là đúng và em nên đi khám ở đâu để có phương án điều trị nhanh nhất và có hiệu quả.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Em có hai vấn đề đó là viêm họng hạt mãn tính và viêm dạ dày trào ngược dạ dày, chính những lí do này đã gây ra tình trạng: lồng ngực nóng, miệng khô, chán ăn, đau rát cổ họng, đờm nhiều, người mệt mỏi…
Để giải quyết tình trạng hiện tai thì em phải chữa trị căn nguyên đó là bệnh viêm họng hạt mãn tính và viêm dạ dày trào ngược dạ dày.
Với hai bệnh này em nên đi khám và chữa trị tại khoa Tiêu hóa và Tai Mũi Họng tại bệnh viện Bạch Mai, đây là cơ sở y tế hàng đầu cả nước với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, chữa trị tốt.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Nhiệt miệng để lại sẹo trong, khô là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Thạnh
Chào bác sĩ.
Em là nam, năm nay 23 tuổi. Khoảng 1 tháng trước khi ăn cơm em vô tình cắn trúng môi dưới, từ đó hình thành 2 vết trầy sau đó thành nhiệt miệng, 1 vết lở rất to và đau. Khoảng 3 tuần thì hết nhưng hình như chỗ bị lỡ ấy không lành lại được như ban đầu mà còn vết sẹo và 1 chút máu đông (giống như bị trầy da rồi hình thành mài) nhưng hoàn toàn không đau, không lỡ. Em có tìm hiểu thì nhiệt miệng không để lại sẹo. Em là người rất hay bị nhiệt miệng nhưng không có trường hợp này bao giờ, môi thường xuyên khô và lột da môi, hiện tại đang ho và đau họng. Xin bác sĩ giải đáp trường hợp này là gì? Có nguy hiểm gì không ạ? Có phải là dấu hiệu ung thư môi không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Xin chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì bạn bị cắn vào môi và để lại một vết tổn thương rất lớn, nếu như vậy có thể để lại sẹo là chuyện bình thường, nhưng nếu đã hình thành sẹo thì không thể còn cục máu đông như bạn mô tả, chỉ khi tổn thương chưa liền và chưa hình thành sẹo thì mói có thể còn máu đông, vì vậy bạn xem xét kỹ lại nhé! Vấn đề thứ hai bạn hỏi liệu bạn có thể bị ung thư môi hay không thì xin được trả lời bạn như sau:
Theo các nghiên cứu đã được tiến hành trên thế giới ung thư môi là một bệnh gây ra do một số lí do như sau:
Sử dụng thuốc lá. Thuốc lá chứa khoảng 40 chất độc hại gây ra các loại ung thư nguy hiểm, trong đó có ung thư môi. Thậm chí, khi bạn sử dụng xì gà, hút thuốc bằng tẩu hoặc thuốc lá nhai thì nguy cơ ung thư môi vẫn không thấy chiều hướng thay đổi Nhiễm virus u nhú. Hiện các nhà khoa học chưa được ra kết luận chính thức về nguy cơ ung thư khi nhiễm virus HPV qua đường tình dục bằng miệng. Dù vậy, nghiên cứu nhận thấy nếu nhiễm một vài chủng loại virus này, bạn có khả năng đối diện với căn bệnh khá cao. Chế độ ăn nghèo nàn. Các nhà khoa học nhận thấy, duy trì chế độ ăn uống thiếu chất sắt, selen, acid folic, vitamin A, C và E trong thời gian dài cũng là lí do khiến bạn đối diện với nguy cơ ung thư môi cao hơn nhiều. Lười vệ sinh răng miệng. Vệ sinh răng miệng kém góp phần tạo ra một môi trường nuôi dưỡng sự phát triển cũng như nhân rộng các vi khuẩn và mycetes, có lợi cho sự hình thành của chất nitrosamine gây ung thư.
Các biểu hiện của ung thư môi:
Các vết loét, đau không thể chữa lành trong một thời gian dài U bướu trên môi và nơi khác trong khoang miệng, họng Chảy máu từ vết loét Thay đổi màu sắc môi…
Theo như những điều bạn kể, theo tôi bạn không nên quá lo lắng, còn nếu bạn muốn chắc chắn, tôi khuyên bạn nên đến cơ sở y tế làm xét nghiệm. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư là sinh thiết tổ chức. Xét nghiệm này cũng không quá đắt tiền!
Chúc bạn sống khỏe!
Hay mất ngủ, nói nhảm, cảm giác có đờm trong cổ, khô miệng, nóng nảy là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: võ thắng
Chào bác sĩ.
Nhà em có người chị bị bệnh thần kinh (có thể tâm thần nhẹ), em đã đưa chị đi Bệnh viện Biên Hoà được 3 tháng, bác sĩ ở đây nói là không bị gì cả và cho về. Chị em bị tình trạng này hơn 10 năm rồi, ban đầu thì rất hiền, không nói năng gì cả, chỉ nằm suốt ngày. Chị em năm nay 44 tuổi. Khoảng 6 năm gần đây, chị em bị mất ngủ, hay nói lảm nhảm như đang nói chuyện với người khác, vào toilet khạc liên tục giống như cổ có đờm, khô miệng. Đặc biệt, sau khi ăn xong (bữa sáng, trưa, tối) là chị rất nóng nảy, chửi bới, đập phá đồ đạc (hành động này chỉ xảy ra khi vừa ăn cơm xong). 1 ngày có 24 tiếng thì chị em tinh thần thất thường khoảng 8 tiếng. Chị rất ít tắm, 1 tháng tắm 1 lần nhưng chị rất thích vọc nước, chị hay xuống múc nước trong xô đổ ra ngoài hoặc nhìn nước chảy và lảm nhảm. Xin bác sĩ cho em biết chị em đang bị gì? Và mong bác sĩ cho em tên vài loại thuốc thảo dược có thể tốt cho trường hợp của chị em.
Xin cám ơn bác sĩ rất nhiều
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em.
Qua thông tin em cung cấp, nếu thực sự chị em có những hoạt động như vậy thì rất có thể chị em bị rối loạn bệnh lý tâm thần. Do vậy, gia đình em nên sớm đưa chị tới cơ sở y tế chuyên khoa Tâm thần để khám, trong một số tình huống bệnh nhân tâm thần phủ nhận bệnh và không chịu tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám thì cần thay đổi cách thức để bác sĩ chuyên khoa Tâm thần có thể tiếp xúc với bệnh nhân để khám, định hướng chữa trị. Bên cạnh đó, người nhà em cần cảm thông, chia sẻ với chị ấy vì có thể những bức xúc, kỳ thị của mọi người cũng khiến chị ấy thêm nặng bệnh. Nên tạo điều kiện cho chị ấy nghỉ ngơi và đảm bảo ngủ đủ mỗi ngày, tránh cảm xúc mạnh hoặc ức chế thần kinh. Chưa nên sử dụng các thuốc thảo dược nếu chưa có chẩn đoán chính xác rối loạn bệnh lý là gì.
Chúc em mạnh khoẻ!
Bị nhiệt miệng và khô môi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: heoheo
Chào bác sĩ!
Con đang học tại Bình Dương. Trong tháng này mặc dù thời tiết bình thường mà con thì không bị sốt. Con không hiểu sao con bị nhiệt miệng, lở mấy chỗ gần môi ngay hàm dưới gây khó khăn cho việc ăn uống. Thêm nữa là hiện tượng nứt môi mà đang ở mùa nắng chưa tới mùa gió mà con vẫn bị. Xin bác sĩ tư vấn chỉ con cách chữa?
Con cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Có nhiều lí do gây nên chứng nhiệt miệng, viêm loét trong miệng. Một số lí do có thể gặp:
Do vi khuẩn, do viêm nhiễm thuộc vùng răng miệng
Do nhiễm vi rút
Do thiếu vitamin như vitamin B12, acid folic, sắt
Do stress
Nguyên nhân khác: thay đổi nội tiết, dị ứng, sử dụng bàn chải quá cứng…
Về chữa trị, cần phải chữa trị theo lí do. Trước tiên cháu nên xem lại bàn chải đánh răng, thay thế khi đã cũ, hoặc bàn chải quá cứng. Sau đó cháu có thể bổ sung một số vitamin nhất là vitamin nhóm B như vitamin 3B, vitamin PP. Súc miệng nước muối NaCl 0,9% hàng ngày sau khi ăn. Tìm mua gel bôi trị nhiệt miệng tại nhà thuốc như Kamistad gel và sử dụng theo hướng dẫn để giảm đau cho các vết loét. Tránh căng thẳng thần kinh, loại bỏ các yếu tố stress (nếu có). Nếu các biện pháp trên đây không có hiệu quả chữa trị sau 1 tuần thì cháu nên đến khám bác sĩ để tìm lí do, chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Lồng ngực luôn nóng, miệng khô, nhác ăn, cơ thể gầy nhiều đờm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: kimthinh
Chào bác sĩ!
Một năm trước cổ họng em luôn đau, em đi khám thì bác sĩ bảo viêm họng hạt mãn tính. Mỗi lần thay đổi thời tiết là họng em lại đau dữ dội. Một năm qua em đi khám rất nhiều lần, kết quả là bị viêm họng hạt và viêm dạ dày, dịch dạ dày trào ngược. Gần đây em thấy lồng ngực luôn nóng, miệng khô, nhác ăn, cơ thể gầy nhiều, đặc biệt đờm rất nhiều. Hiện nay cổ họng em rất đau và hai hàm răng cảm giác nhức, hay mỏi cổ và xương sống lưng, tay chân đôi khi bị tê, người mệt mỏi, đau đầu. Trước đó các thầy thuốc nam bắt mạch bảo em do khí hư nên nếu không điều trị lâu ngày khí sẽ làm kho miệng và khô lồng ngực. Theo bác thì lí do gì là đúng và em nên đi khám ở đâu để có phương án điều trị nhanh nhất và có hiệu quả.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Em có hai vấn đề đó là viêm họng hạt mãn tính và viêm dạ dày trào ngược dạ dày, chính những lí do này đã gây ra tình trạng: lồng ngực nóng, miệng khô, chán ăn, đau rát cổ họng, đờm nhiều, người mệt mỏi…
Để giải quyết tình trạng hiện tai thì em phải chữa trị căn nguyên đó là bệnh viêm họng hạt mãn tính và viêm dạ dày trào ngược dạ dày.
Với hai bệnh này em nên đi khám và chữa trị tại khoa Tiêu hóa và Tai Mũi Họng tại bệnh viện Bạch Mai, đây là cơ sở y tế hàng đầu cả nước với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, chữa trị tốt.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Nhiệt miệng để lại sẹo trong, khô là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Thạnh
Chào bác sĩ.
Em là nam, năm nay 23 tuổi. Khoảng 1 tháng trước khi ăn cơm em vô tình cắn trúng môi dưới, từ đó hình thành 2 vết trầy sau đó thành nhiệt miệng, 1 vết lở rất to và đau. Khoảng 3 tuần thì hết nhưng hình như chỗ bị lỡ ấy không lành lại được như ban đầu mà còn vết sẹo và 1 chút máu đông (giống như bị trầy da rồi hình thành mài) nhưng hoàn toàn không đau, không lỡ. Em có tìm hiểu thì nhiệt miệng không để lại sẹo. Em là người rất hay bị nhiệt miệng nhưng không có trường hợp này bao giờ, môi thường xuyên khô và lột da môi, hiện tại đang ho và đau họng. Xin bác sĩ giải đáp trường hợp này là gì? Có nguy hiểm gì không ạ? Có phải là dấu hiệu ung thư môi không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Xin chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì bạn bị cắn vào môi và để lại một vết tổn thương rất lớn, nếu như vậy có thể để lại sẹo là chuyện bình thường, nhưng nếu đã hình thành sẹo thì không thể còn cục máu đông như bạn mô tả, chỉ khi tổn thương chưa liền và chưa hình thành sẹo thì mói có thể còn máu đông, vì vậy bạn xem xét kỹ lại nhé! Vấn đề thứ hai bạn hỏi liệu bạn có thể bị ung thư môi hay không thì xin được trả lời bạn như sau:
Theo các nghiên cứu đã được tiến hành trên thế giới ung thư môi là một bệnh gây ra do một số lí do như sau:
Sử dụng thuốc lá. Thuốc lá chứa khoảng 40 chất độc hại gây ra các loại ung thư nguy hiểm, trong đó có ung thư môi. Thậm chí, khi bạn sử dụng xì gà, hút thuốc bằng tẩu hoặc thuốc lá nhai thì nguy cơ ung thư môi vẫn không thấy chiều hướng thay đổi Nhiễm virus u nhú. Hiện các nhà khoa học chưa được ra kết luận chính thức về nguy cơ ung thư khi nhiễm virus HPV qua đường tình dục bằng miệng. Dù vậy, nghiên cứu nhận thấy nếu nhiễm một vài chủng loại virus này, bạn có khả năng đối diện với căn bệnh khá cao. Chế độ ăn nghèo nàn. Các nhà khoa học nhận thấy, duy trì chế độ ăn uống thiếu chất sắt, selen, acid folic, vitamin A, C và E trong thời gian dài cũng là lí do khiến bạn đối diện với nguy cơ ung thư môi cao hơn nhiều. Lười vệ sinh răng miệng. Vệ sinh răng miệng kém góp phần tạo ra một môi trường nuôi dưỡng sự phát triển cũng như nhân rộng các vi khuẩn và mycetes, có lợi cho sự hình thành của chất nitrosamine gây ung thư.
Các biểu hiện của ung thư môi:
Các vết loét, đau không thể chữa lành trong một thời gian dài U bướu trên môi và nơi khác trong khoang miệng, họng Chảy máu từ vết loét Thay đổi màu sắc môi…
Theo như những điều bạn kể, theo tôi bạn không nên quá lo lắng, còn nếu bạn muốn chắc chắn, tôi khuyên bạn nên đến cơ sở y tế làm xét nghiệm. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư là sinh thiết tổ chức. Xét nghiệm này cũng không quá đắt tiền!
Chúc bạn sống khỏe!
Hay mất ngủ, nói nhảm, cảm giác có đờm trong cổ, khô miệng, nóng nảy là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: võ thắng
Chào bác sĩ.
Nhà em có người chị bị bệnh thần kinh (có thể tâm thần nhẹ), em đã đưa chị đi Bệnh viện Biên Hoà được 3 tháng, bác sĩ ở đây nói là không bị gì cả và cho về. Chị em bị tình trạng này hơn 10 năm rồi, ban đầu thì rất hiền, không nói năng gì cả, chỉ nằm suốt ngày. Chị em năm nay 44 tuổi. Khoảng 6 năm gần đây, chị em bị mất ngủ, hay nói lảm nhảm như đang nói chuyện với người khác, vào toilet khạc liên tục giống như cổ có đờm, khô miệng. Đặc biệt, sau khi ăn xong (bữa sáng, trưa, tối) là chị rất nóng nảy, chửi bới, đập phá đồ đạc (hành động này chỉ xảy ra khi vừa ăn cơm xong). 1 ngày có 24 tiếng thì chị em tinh thần thất thường khoảng 8 tiếng. Chị rất ít tắm, 1 tháng tắm 1 lần nhưng chị rất thích vọc nước, chị hay xuống múc nước trong xô đổ ra ngoài hoặc nhìn nước chảy và lảm nhảm. Xin bác sĩ cho em biết chị em đang bị gì? Và mong bác sĩ cho em tên vài loại thuốc thảo dược có thể tốt cho trường hợp của chị em.
Xin cám ơn bác sĩ rất nhiều
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em.
Qua thông tin em cung cấp, nếu thực sự chị em có những hoạt động như vậy thì rất có thể chị em bị rối loạn bệnh lý tâm thần. Do vậy, gia đình em nên sớm đưa chị tới cơ sở y tế chuyên khoa Tâm thần để khám, trong một số tình huống bệnh nhân tâm thần phủ nhận bệnh và không chịu tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám thì cần thay đổi cách thức để bác sĩ chuyên khoa Tâm thần có thể tiếp xúc với bệnh nhân để khám, định hướng chữa trị. Bên cạnh đó, người nhà em cần cảm thông, chia sẻ với chị ấy vì có thể những bức xúc, kỳ thị của mọi người cũng khiến chị ấy thêm nặng bệnh. Nên tạo điều kiện cho chị ấy nghỉ ngơi và đảm bảo ngủ đủ mỗi ngày, tránh cảm xúc mạnh hoặc ức chế thần kinh. Chưa nên sử dụng các thuốc thảo dược nếu chưa có chẩn đoán chính xác rối loạn bệnh lý là gì.
Chúc em mạnh khoẻ!
Bị nhiệt miệng và khô môi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: heoheo
Chào bác sĩ!
Con đang học tại Bình Dương. Trong tháng này mặc dù thời tiết bình thường mà con thì không bị sốt. Con không hiểu sao con bị nhiệt miệng, lở mấy chỗ gần môi ngay hàm dưới gây khó khăn cho việc ăn uống. Thêm nữa là hiện tượng nứt môi mà đang ở mùa nắng chưa tới mùa gió mà con vẫn bị. Xin bác sĩ tư vấn chỉ con cách chữa?
Con cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Có nhiều lí do gây nên chứng nhiệt miệng, viêm loét trong miệng. Một số lí do có thể gặp:
Do vi khuẩn, do viêm nhiễm thuộc vùng răng miệng
Do nhiễm vi rút
Do thiếu vitamin như vitamin B12, acid folic, sắt
Do stress
Nguyên nhân khác: thay đổi nội tiết, dị ứng, sử dụng bàn chải quá cứng…
Về chữa trị, cần phải chữa trị theo lí do. Trước tiên cháu nên xem lại bàn chải đánh răng, thay thế khi đã cũ, hoặc bàn chải quá cứng. Sau đó cháu có thể bổ sung một số vitamin nhất là vitamin nhóm B như vitamin 3B, vitamin PP. Súc miệng nước muối NaCl 0,9% hàng ngày sau khi ăn. Tìm mua gel bôi trị nhiệt miệng tại nhà thuốc như Kamistad gel và sử dụng theo hướng dẫn để giảm đau cho các vết loét. Tránh căng thẳng thần kinh, loại bỏ các yếu tố stress (nếu có). Nếu các biện pháp trên đây không có hiệu quả chữa trị sau 1 tuần thì cháu nên đến khám bác sĩ để tìm lí do, chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare