Mọc mụn ở lưỡi là hiện tượng bệnh lý vô cùng nguy hiểm có thể liên quan tới nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc về vấn đề này.
Mọc mụn ở lưỡi đau rát là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: bảo anh
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ 20 tuổi ạ. Cháu bị mọc mụn ở đầu lưỡi nên ăn uống rất rát lưỡi. Bác sĩ giúp cháu biết đó là bệnh gì và cách điều trị với ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu!
Biểu hiện mụn ở đầu lưỡi như cháu mô tả gọi là bệnh Ắp-tơ. Nguyên nhân là do virus có sẵn trong môi trường niêm mạc lưỡi, miệng. Bệnh sẽ phát sinh khi cơ thể cháu bị giảm sức đề kháng như do đi lại nhiều, thức khuya, làm việc căng thẳng, lo lắng, mất ngủ, đau buồn quá mức, ăn uống bất thường, sau khi bị bệnh nặng, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch,… Để xử lý tình trạng này cháu nên tránh những yếu tố thuận lợi cho virus hoạt động như kể trên. Đồng thời làm việc và nghỉ ngơi điều độ, ăn nhiều đồ mát, vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng tránh cạo lưỡi. Cháu có thể uống Vitamin C và PP. Nếu chữa trị tốt bệnh sẽ khỏi trong 7 ngày. Nếu kéo dài hơn thì cháu cần đi khám bác sĩ.
Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Mọc mụn ở lưỡi, họng sưng đỏ là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi trong họng em bị sần sần, họng đỏ sưng hai bên thành họng trên thành họng có hai mụn nhỏ, lưỡi lấm tấm những mụn nhỏ cảm giác khó chịu nhưng không đau rát, ăn uống bình thường. Em đi khám nội soi và uống nhiều thuốc mà bệnh không giảm, họng mỗi ngày sưng lên. Em lại bị viêm xoang lipit. Bác sĩ tư vấn cho em viêm họng lâu ngày có dẫn đến ung thư được không và cho em loại thuốc chữa trị ạ.
Em xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện như bạn mô tả là dấu hiệu của tình trạng viêm họng cấp tính. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm kết hợp với vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn ngày 2 – 3 lần.
Thuốc chữa trị:
Ciprofloxacin 500mg, 20 viên, ngày uống 2 viên chia 2 lần sau ăn. Đây là thuốc kháng sinh, chỉ dùng cho người từ 18 tuổi trở lên, chống chỉ định dành cho trẻ em.
Paracetamol 500mg, 10 viên, ngày uống 2 viên chia 2 lần sau ăn.
TB 1 lọ, súc miệng ngày 2 – 3 lần.
Viêm họng mãn tính cũng như các bệnh viêm nhiễm mãn tính khác, nếu không chữa trị tốt, về lâu dài có thể có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Vì vậy, vấn đề khám và kiểm tra sức khỏe định kì là vô cùng quan trọng, để giúp phát hiện các bất thường ở giai đoạn sớm.
Chúc bạn khỏe!
Bị nổi mụn thịt ở lưỡi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: kiều thị trinh
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 23 tuổi, giới tính nữ. Khoảng 4 năm trước dưới đầu lưỡi em có mọc 1 mụn đỏ như cục thịt dư. Lúc đầu em cứ tưởng là do bị nhiệt miệng, nhưng sau đó thì nó to lên như hạt đậu và hơi đau mỗi khi đụng vào. Em đi khám thì bác sĩ bảo không sao, chỉ cần cắt là được thôi. Bây giờ tự dưng em lại bị nổi 1 cái mụn giống y như vậy, cũng ngay vị trí đó. Lúc thì nó to lên lúc thì nhỏ lại mà em có thoa thuốc giải nhiệt nó vẫn không bớt. Như vậy có sao không thưa bác sĩ? Có phải em lại bị giống lúc trước không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Cục thịt dư dưới lưỡi là u nhú lưỡi. Đây là loại u lành tính phát triển từ các tế bào biểu mô phủ, u phát triển lồi lên cao thành các nhú. Bề mặt u sần sùi không nhẵn, có thể bị loét, chảy máu. Đa số các bệnh ở lưỡi đều lành tính, việc điều trị u nhú thường cắt bỏ, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định những sang thương ở lưỡi chính là triệu chứng của một bệnh ác tính nào đó.
Tốt nhất là bạn nên đi khám vì u nhú ở lưỡi bạn lần này có thể vẫn giống như cái trước nhưng cũng có thể không. Bác sĩ khám trực tiếp sẽ chẩn đoán xác định bệnh cho bạn. Đồng thời để phòng bệnh tiến triển thêm bạn nên vệ sinh răng miệng đều đặn, súc miệng nước muối rất hay, cần ăn uống đầy đủ các chất, có thể bổ sung thêm viên vitamin tổng hợp mỗi ngày.
Chúc bạn khỏe mạnh!
Bé 4 tuổi sốt cao mọc mụn đỏ ở lưỡi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tôi năm nay cháu 4 tuổi, cháu là nam. Ba ngày hôm qua lưỡi cháu xuất hiện những mụn đỏ li ti ở lưỡi không đau, nhưng lưỡi cháu đỏ tươi và còn sốt cao trên 39 độ. Dạ cho tôi hỏi con tôi mắc bệnh gì?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Trường hợp con bạn có sốt và nổi mụn đỏ li ti trên lưỡi thì có khả năng cháu bị sốt do vi-rút hoặc cẩn thận hơn thì cần theo dõi thêm bệnh chân tay miệng. Biểu hiện của bệnh sốt do vi-rút chủ yếu là sốt với nhiều mức độ từ nhẹ đến rất cao. Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân như: đau đầu, đau toàn thân, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, nổi mụn hoặc vết loét đỏ trong họng, đầu lưỡi hoặc dưới lưỡi….
Nếu cháu chỉ triệu chứng sốt mà các nốt mụn trên lưỡi không đau thì bạn chỉ cần cho cháu nằm nghỉ tại chỗ, đồng thời cho cháu dùng thuốc hạ sốt khi cháu bắt đầu sốt trên 38,5 độ C. Cho cháu uống nhiều nước và vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh bội nhiễm. Nếu cháu có thêm những biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, ho, sổ mũi… thì nên đưa cháu đi khám.
Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo các biểu hiện của bệnh chân tay miệng dưới đây để có cách theo dõi và đưa cháu đi khám kịp thời: Lúc đầu trẻ chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy trong 1 – 2 ngày. Sau đó trẻ sẽ có triệu chứng loét miệng, vết loét đỏ hay bóng nước đường kính 2 – 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi làm trẻ đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc, chảy nhiều nước bọt… Như vậy bạn cần đưa cháu đi khám ngay nếu cháu có thêm triệu chứng những nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
Chúc cháu mạnh khoẻ.
Mọc mụn ở lưỡi đau rát là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: bảo anh
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ 20 tuổi ạ. Cháu bị mọc mụn ở đầu lưỡi nên ăn uống rất rát lưỡi. Bác sĩ giúp cháu biết đó là bệnh gì và cách điều trị với ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu!
Biểu hiện mụn ở đầu lưỡi như cháu mô tả gọi là bệnh Ắp-tơ. Nguyên nhân là do virus có sẵn trong môi trường niêm mạc lưỡi, miệng. Bệnh sẽ phát sinh khi cơ thể cháu bị giảm sức đề kháng như do đi lại nhiều, thức khuya, làm việc căng thẳng, lo lắng, mất ngủ, đau buồn quá mức, ăn uống bất thường, sau khi bị bệnh nặng, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch,… Để xử lý tình trạng này cháu nên tránh những yếu tố thuận lợi cho virus hoạt động như kể trên. Đồng thời làm việc và nghỉ ngơi điều độ, ăn nhiều đồ mát, vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng tránh cạo lưỡi. Cháu có thể uống Vitamin C và PP. Nếu chữa trị tốt bệnh sẽ khỏi trong 7 ngày. Nếu kéo dài hơn thì cháu cần đi khám bác sĩ.
Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Mọc mụn ở lưỡi, họng sưng đỏ là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi trong họng em bị sần sần, họng đỏ sưng hai bên thành họng trên thành họng có hai mụn nhỏ, lưỡi lấm tấm những mụn nhỏ cảm giác khó chịu nhưng không đau rát, ăn uống bình thường. Em đi khám nội soi và uống nhiều thuốc mà bệnh không giảm, họng mỗi ngày sưng lên. Em lại bị viêm xoang lipit. Bác sĩ tư vấn cho em viêm họng lâu ngày có dẫn đến ung thư được không và cho em loại thuốc chữa trị ạ.
Em xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện như bạn mô tả là dấu hiệu của tình trạng viêm họng cấp tính. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm kết hợp với vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn ngày 2 – 3 lần.
Thuốc chữa trị:
Ciprofloxacin 500mg, 20 viên, ngày uống 2 viên chia 2 lần sau ăn. Đây là thuốc kháng sinh, chỉ dùng cho người từ 18 tuổi trở lên, chống chỉ định dành cho trẻ em.
Paracetamol 500mg, 10 viên, ngày uống 2 viên chia 2 lần sau ăn.
TB 1 lọ, súc miệng ngày 2 – 3 lần.
Viêm họng mãn tính cũng như các bệnh viêm nhiễm mãn tính khác, nếu không chữa trị tốt, về lâu dài có thể có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Vì vậy, vấn đề khám và kiểm tra sức khỏe định kì là vô cùng quan trọng, để giúp phát hiện các bất thường ở giai đoạn sớm.
Chúc bạn khỏe!
Bị nổi mụn thịt ở lưỡi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: kiều thị trinh
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 23 tuổi, giới tính nữ. Khoảng 4 năm trước dưới đầu lưỡi em có mọc 1 mụn đỏ như cục thịt dư. Lúc đầu em cứ tưởng là do bị nhiệt miệng, nhưng sau đó thì nó to lên như hạt đậu và hơi đau mỗi khi đụng vào. Em đi khám thì bác sĩ bảo không sao, chỉ cần cắt là được thôi. Bây giờ tự dưng em lại bị nổi 1 cái mụn giống y như vậy, cũng ngay vị trí đó. Lúc thì nó to lên lúc thì nhỏ lại mà em có thoa thuốc giải nhiệt nó vẫn không bớt. Như vậy có sao không thưa bác sĩ? Có phải em lại bị giống lúc trước không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Cục thịt dư dưới lưỡi là u nhú lưỡi. Đây là loại u lành tính phát triển từ các tế bào biểu mô phủ, u phát triển lồi lên cao thành các nhú. Bề mặt u sần sùi không nhẵn, có thể bị loét, chảy máu. Đa số các bệnh ở lưỡi đều lành tính, việc điều trị u nhú thường cắt bỏ, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định những sang thương ở lưỡi chính là triệu chứng của một bệnh ác tính nào đó.
Tốt nhất là bạn nên đi khám vì u nhú ở lưỡi bạn lần này có thể vẫn giống như cái trước nhưng cũng có thể không. Bác sĩ khám trực tiếp sẽ chẩn đoán xác định bệnh cho bạn. Đồng thời để phòng bệnh tiến triển thêm bạn nên vệ sinh răng miệng đều đặn, súc miệng nước muối rất hay, cần ăn uống đầy đủ các chất, có thể bổ sung thêm viên vitamin tổng hợp mỗi ngày.
Chúc bạn khỏe mạnh!
Bé 4 tuổi sốt cao mọc mụn đỏ ở lưỡi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tôi năm nay cháu 4 tuổi, cháu là nam. Ba ngày hôm qua lưỡi cháu xuất hiện những mụn đỏ li ti ở lưỡi không đau, nhưng lưỡi cháu đỏ tươi và còn sốt cao trên 39 độ. Dạ cho tôi hỏi con tôi mắc bệnh gì?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Trường hợp con bạn có sốt và nổi mụn đỏ li ti trên lưỡi thì có khả năng cháu bị sốt do vi-rút hoặc cẩn thận hơn thì cần theo dõi thêm bệnh chân tay miệng. Biểu hiện của bệnh sốt do vi-rút chủ yếu là sốt với nhiều mức độ từ nhẹ đến rất cao. Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân như: đau đầu, đau toàn thân, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, nổi mụn hoặc vết loét đỏ trong họng, đầu lưỡi hoặc dưới lưỡi….
Nếu cháu chỉ triệu chứng sốt mà các nốt mụn trên lưỡi không đau thì bạn chỉ cần cho cháu nằm nghỉ tại chỗ, đồng thời cho cháu dùng thuốc hạ sốt khi cháu bắt đầu sốt trên 38,5 độ C. Cho cháu uống nhiều nước và vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh bội nhiễm. Nếu cháu có thêm những biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, ho, sổ mũi… thì nên đưa cháu đi khám.
Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo các biểu hiện của bệnh chân tay miệng dưới đây để có cách theo dõi và đưa cháu đi khám kịp thời: Lúc đầu trẻ chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy trong 1 – 2 ngày. Sau đó trẻ sẽ có triệu chứng loét miệng, vết loét đỏ hay bóng nước đường kính 2 – 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi làm trẻ đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc, chảy nhiều nước bọt… Như vậy bạn cần đưa cháu đi khám ngay nếu cháu có thêm triệu chứng những nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
Chúc cháu mạnh khoẻ.
Theo ViCare