Hỏi Bác Sĩ - Khi bước vào giai đoạn trung niên, nỗi lo về sức khỏe chúng ta ngày càng được ý thức rõ rệt. Chính vì vậy, không có lý do gì mà bạn bỏ lỡ kiến thức hữu ích về viêm họng ở độ tuổi này.
Viêm họng
Câu hỏi bởi: Phan Văn Dưỡng
Thưa Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi bị đau rát cổ họng thường xuyên. Có sử dụng kháng sinh nhưng vẫn không hết được. Nhờ bác sĩ tư vấn cách chữa trị. Xin cảm ơn!
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bác,
Không phải cứ đau rát họng mà uống kháng sinh là đỡ. Thậm chí sử dụng kháng sinh không hợp lý làm tăng đau họng và gây đau họng kéo dài do loạn vi khuẩn ở họng.
Bác cần đi khám nội soi TMH để xác định nguyên nhân gây đau họng là do viêm nhiễm mạn tính dai dẳng ở vùng mũi họng hay viêm cấp tính, viêm họng do trào ngược, loạn cảm họng… Từ đó mới có thể có hướng xử trí đúng đắn được, những bệnh lý dạ dày, trào ngược thực quản cũng có thể gây đau rát cổ họng kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm, điều trị tận gốc.
Bác nên đi khám sớm nhé.
Thân ái.
Viêm họng lâu khỏi.
Câu hỏi bởi: Kim
Xin chào bác sĩ!
Tôi năm nay 51 tuổi. Một tháng nay cổ họng tôi thỉnh thoảng gợn cơn co thắt bên trong họng, cảm giác hơi rát lưỡi nhưng chỉ là thoáng qua. Tôi không bị nuốt đau, ho hoặc đờm (hiện tại tôi bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang). Tôi có đi khám nội soi, bác sĩ nói bị viêm họng cho dùng thuốc. Tôi có uống kháng sinh mà đến nay cảm giác này không hết, tôi băn khoăn không biết mình bị viêm họng gì mà lâu khỏi. Xin bác sĩ vui lòng giải đáp giùm.
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có thể bạn bị viêm họng mãn tính, bệnh này kết hợp với viêm mũi dị ứng và viêm xoang nên chữa trị rất dai dẳng, để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp.
Chúc bạn sức khỏe!
Cách điều trị viêm họng mãn tính
Câu hỏi bởi: Nhâm
Chào bác sĩ ạ.
Ba cháu năm nay 46 tuổi bị ho kéo dài và có hiện tượng ợ chua. Cách đây 2 tháng ba cháu có đi nội soi ở bệnh viện Đa Khoa tỉnh thì các bác sĩ kết luận là bị trào ngược thực quản và có cho thuốc. Uống hết thuốc xong ba cháu thấy có đỡ nên không đi khám lại. Sau đó 2 tuần ba cháu lại ho và đi nội soi lại ở phòng khám của 1 bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng thì được chẩn đoán là viêm họng mãn tính. Ba cháu có dùng thuốc gần 1 tháng rồi nhưng vẫn chưa khỏi. Cháu muốn hỏi bác sĩ có thể giải đáp cho cháu cách điều trị, loại thuốc nào tốt và an toàn cho căn bệnh này không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Viêm họng mãn là tình trạng viêm niêm mạc họng kéo dài, lí do do có thể do viêm mũi xoang mãn, viêm amidan mãn, do trào ngược dịch vị dạ dày thực quản,… hay do các yếu tố không thuận lợi như thời tiết lạnh quá, hút thuốc lá, thuốc lào, môi trường ô nhiễm, khói bụi… gây tổn thương đường hô hấp nói chung, trong đó có niêm mạc họng. Để chữa trị dứt điểm bệnh lý viêm họng mãn, cần xác định lí do gây bệnh. Đa phần các tình huống chữa trị viêm họng mãn bằng phương pháp nội khoa.
Tuy nhiên nếu viêm họng mãn do viêm amidan mãn, viêm mũi xoang do nấm, viêm mũi xoang có thoái hóa niêm mạc tạo thành polyp (cục thịt dư trong mũi, xoang…) thì có chỉ định phẫu thuật. Bạn nên đưa bố bạn đến khám tại cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để làm các thăm dò cần thiết tìm đúng lí do bệnh mới có thể chữa trị hiệu quả.
Chúc sức khỏe!
Cách chữa khỏi bệnh viêm họng cho cả gia đình
Câu hỏi bởi: kim tước
Chào bác sĩ!
Gia đình tôi có 4 người( tôi 36 tuổi, chồng tôi 41, con tôi 9 và 11 tuổi) thường hay bị viêm họng gây hôi miệng sau khi ngủ dậy có dùng thuốc nhưng chỉ khỏi 2 tuần là tái phát lại. Xin bác sĩ giải đáp cho tôi.
Xin cám ơn!
Chào bạn!
Cả nhà 4 người đều bị viêm họng và hôi miệng như tình huống bạn thật hiếm có. Nó xảy ra thường xuyên hay chỉ xuất hiện sau khi cả nhà cùng ăn uống chung một vài loại thức ăn, nước uống? Thường khi bị bệnh cả nhà giống nhau, các lí do dùng chung thức ăn nước uống là hay gặp.
Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa như nhiễm vi trùng HP gây viêm loét dạ dày có thể gây trào ngược trong lúc ngủ. Giống như chai nước để nằm, khi nằm ngủ, dịch vị có acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản đến họng gây hậu quả viêm họng, đau khô rát cùng với cảm giác nghẹn tức giữa cổ họng và sau xương ức, kèm với hơi thở có mùi. Không phải tất cả những người bị viêm dạ dày, nhiễm HP đều có biểu hiện đa dạ dày. Cần xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HP. Người lớn có thể nội soi dạ dày kèm theo xét nghiệm HP trong thành dạ dày.
Một số bệnh tai mũi họng như viêm amygdal, viêm VA, viêm xoang mãn tính dịch mủ chảy ra từ xoang mũi vào họng gây mùi. Cần khám bác sĩ Tai – Mũi – Họng, nội soi mũi xoang tìm lí do. Một điểm đáng chú ý nữa là vấn đề răng miệng. Cần chú ý lấy cao răng cho cả nhà mỗi năm 2 lần. Chữa răng sâu nếu có. Nguồn nước uống hàng ngày có liên quan đến vấn đề hơi thở có mùi và phải chú ý. Nếu có nhiều Flour trong nước dùng, sẽ gây hư hại men răng dẫn đến sâu răng, viêm lợi và hôi miệng. Cần đi xét nghiệm mẫu nước uống mới biết được. Thay đổi kem đánh răng sang loại có mentol hay trà xanh để kiềm bớt hoạt động vi khuẩn sinh mùi trong khoang miệng cũng nên làm. Cả nhà cũng nên chú ý tránh ăn vào buổi tối các thức ăn, gia vị có thể làm hơi thở bay mùi như tỏi, giấm, hành…
Chúc cả nhà sẽ lại có hơi thở thơm tho và hết đau họng nhé!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Viêm họng
Câu hỏi bởi: Phan Văn Dưỡng
Thưa Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi bị đau rát cổ họng thường xuyên. Có sử dụng kháng sinh nhưng vẫn không hết được. Nhờ bác sĩ tư vấn cách chữa trị. Xin cảm ơn!
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bác,
Không phải cứ đau rát họng mà uống kháng sinh là đỡ. Thậm chí sử dụng kháng sinh không hợp lý làm tăng đau họng và gây đau họng kéo dài do loạn vi khuẩn ở họng.
Bác cần đi khám nội soi TMH để xác định nguyên nhân gây đau họng là do viêm nhiễm mạn tính dai dẳng ở vùng mũi họng hay viêm cấp tính, viêm họng do trào ngược, loạn cảm họng… Từ đó mới có thể có hướng xử trí đúng đắn được, những bệnh lý dạ dày, trào ngược thực quản cũng có thể gây đau rát cổ họng kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm, điều trị tận gốc.
Bác nên đi khám sớm nhé.
Thân ái.
Viêm họng lâu khỏi.
Câu hỏi bởi: Kim
Xin chào bác sĩ!
Tôi năm nay 51 tuổi. Một tháng nay cổ họng tôi thỉnh thoảng gợn cơn co thắt bên trong họng, cảm giác hơi rát lưỡi nhưng chỉ là thoáng qua. Tôi không bị nuốt đau, ho hoặc đờm (hiện tại tôi bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang). Tôi có đi khám nội soi, bác sĩ nói bị viêm họng cho dùng thuốc. Tôi có uống kháng sinh mà đến nay cảm giác này không hết, tôi băn khoăn không biết mình bị viêm họng gì mà lâu khỏi. Xin bác sĩ vui lòng giải đáp giùm.
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có thể bạn bị viêm họng mãn tính, bệnh này kết hợp với viêm mũi dị ứng và viêm xoang nên chữa trị rất dai dẳng, để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp.
Chúc bạn sức khỏe!
Cách điều trị viêm họng mãn tính
Câu hỏi bởi: Nhâm
Chào bác sĩ ạ.
Ba cháu năm nay 46 tuổi bị ho kéo dài và có hiện tượng ợ chua. Cách đây 2 tháng ba cháu có đi nội soi ở bệnh viện Đa Khoa tỉnh thì các bác sĩ kết luận là bị trào ngược thực quản và có cho thuốc. Uống hết thuốc xong ba cháu thấy có đỡ nên không đi khám lại. Sau đó 2 tuần ba cháu lại ho và đi nội soi lại ở phòng khám của 1 bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng thì được chẩn đoán là viêm họng mãn tính. Ba cháu có dùng thuốc gần 1 tháng rồi nhưng vẫn chưa khỏi. Cháu muốn hỏi bác sĩ có thể giải đáp cho cháu cách điều trị, loại thuốc nào tốt và an toàn cho căn bệnh này không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Viêm họng mãn là tình trạng viêm niêm mạc họng kéo dài, lí do do có thể do viêm mũi xoang mãn, viêm amidan mãn, do trào ngược dịch vị dạ dày thực quản,… hay do các yếu tố không thuận lợi như thời tiết lạnh quá, hút thuốc lá, thuốc lào, môi trường ô nhiễm, khói bụi… gây tổn thương đường hô hấp nói chung, trong đó có niêm mạc họng. Để chữa trị dứt điểm bệnh lý viêm họng mãn, cần xác định lí do gây bệnh. Đa phần các tình huống chữa trị viêm họng mãn bằng phương pháp nội khoa.
Tuy nhiên nếu viêm họng mãn do viêm amidan mãn, viêm mũi xoang do nấm, viêm mũi xoang có thoái hóa niêm mạc tạo thành polyp (cục thịt dư trong mũi, xoang…) thì có chỉ định phẫu thuật. Bạn nên đưa bố bạn đến khám tại cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để làm các thăm dò cần thiết tìm đúng lí do bệnh mới có thể chữa trị hiệu quả.
Chúc sức khỏe!
Cách chữa khỏi bệnh viêm họng cho cả gia đình
Câu hỏi bởi: kim tước
Chào bác sĩ!
Gia đình tôi có 4 người( tôi 36 tuổi, chồng tôi 41, con tôi 9 và 11 tuổi) thường hay bị viêm họng gây hôi miệng sau khi ngủ dậy có dùng thuốc nhưng chỉ khỏi 2 tuần là tái phát lại. Xin bác sĩ giải đáp cho tôi.
Xin cám ơn!
Chào bạn!
Cả nhà 4 người đều bị viêm họng và hôi miệng như tình huống bạn thật hiếm có. Nó xảy ra thường xuyên hay chỉ xuất hiện sau khi cả nhà cùng ăn uống chung một vài loại thức ăn, nước uống? Thường khi bị bệnh cả nhà giống nhau, các lí do dùng chung thức ăn nước uống là hay gặp.
Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa như nhiễm vi trùng HP gây viêm loét dạ dày có thể gây trào ngược trong lúc ngủ. Giống như chai nước để nằm, khi nằm ngủ, dịch vị có acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản đến họng gây hậu quả viêm họng, đau khô rát cùng với cảm giác nghẹn tức giữa cổ họng và sau xương ức, kèm với hơi thở có mùi. Không phải tất cả những người bị viêm dạ dày, nhiễm HP đều có biểu hiện đa dạ dày. Cần xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HP. Người lớn có thể nội soi dạ dày kèm theo xét nghiệm HP trong thành dạ dày.
Một số bệnh tai mũi họng như viêm amygdal, viêm VA, viêm xoang mãn tính dịch mủ chảy ra từ xoang mũi vào họng gây mùi. Cần khám bác sĩ Tai – Mũi – Họng, nội soi mũi xoang tìm lí do. Một điểm đáng chú ý nữa là vấn đề răng miệng. Cần chú ý lấy cao răng cho cả nhà mỗi năm 2 lần. Chữa răng sâu nếu có. Nguồn nước uống hàng ngày có liên quan đến vấn đề hơi thở có mùi và phải chú ý. Nếu có nhiều Flour trong nước dùng, sẽ gây hư hại men răng dẫn đến sâu răng, viêm lợi và hôi miệng. Cần đi xét nghiệm mẫu nước uống mới biết được. Thay đổi kem đánh răng sang loại có mentol hay trà xanh để kiềm bớt hoạt động vi khuẩn sinh mùi trong khoang miệng cũng nên làm. Cả nhà cũng nên chú ý tránh ăn vào buổi tối các thức ăn, gia vị có thể làm hơi thở bay mùi như tỏi, giấm, hành…
Chúc cả nhà sẽ lại có hơi thở thơm tho và hết đau họng nhé!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Theo ViCare