Điều trị triệt để cho người mắc sỏi niệu quản


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Với viên sỏi nhỏ, có thể dùng thuốc giảm đau, giãn cơ, uống nhiều nước kết hợp với tập vận động để đưa sỏi ra ngoài một cách tự nhiên. Trường hợp sỏi to, không thể tự đưa ra ngoài thì cần sử dụng các biện pháp tán sỏi hoặc phẫu thuật.

Sỏi niệu quản điều trị như thế nào?


Câu hỏi bởi: huongmit

Chào bác sĩ!

Bố em bị sỏi niệu quản, cách bàng quang 2cm thì phải chữa trị như thế nào? Có dùng thuốc nam được không và nên kiêng những gì?

Em cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Sỏi thận tiết niệu tạo ra do nhiều lí do và thường do sự phối hợp của nhiều lí do như uống ít nước, ăn uống nhiều calci, rối loạn chuyển hóa, di truyền…. Hơn 90% sỏi được cấu tạo bởi chất vôi (Calcium) hoặc Magnesium, phối hợp với Oxalate, Phosphate và Urat. Việc quyết định lựa chọn phương pháp chữa trị dựa vào các tiêu chí sau: Vị trí sỏi, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận…

Trường hợp của bố bạn bị sỏi niệu quản cách bàng quang 2cm như vậy có thể là sỏi đang nằm ở 1/3 niệu quản dưới. Bạn không nói rõ kích thước của viên sỏi là bao nhiêu nên khó giải đáp cụ thể. Tuy nhiên, nếu sỏi của > 0,5 cm thì bố bạn có thể chọn tán sỏi bằng ống nội soi ống mềm và dùng nguồn tán bằng Laser sẽ có kết quả tốt. Nếu sỏi niệu quản của bố bạn có kích thước nhỏ (< 0,5 cm) thì bố bạn có thể uống thuốc nam kết hợp với dùng giãn cơ trơn, giảm đau kết hợp uống nhiều nước, tăng cường vận động…

Các thuốc đông y bố bạn có thể dùng là như kim tiền thảo, bông mã đề, chuối hột (sắc nước uống)… Bạn nên đưa bố đi khám bệnh. Các bác sĩ sẽ chọn lựa phương pháp chữa trị sỏi niệu quản căn cứ vào bản chất, kích thước, mức độ bám của sỏi vào tổ chức niệu của viên sỏi của bố bạn. Tuy nhiên nếu viên sỏi còn nhỏ thì phương pháp chữa trị sỏi nội khoa có mặt thích hợp là rẻ tiền, an toàn là dễ áp dụng nhất.

Chúc hai bố con bạn sức khoẻ tốt!

Điều trị sỏi niệu quản dưới thế nào?


Câu hỏi bởi: Hiền Trang

Chào bác sĩ.

Chồng em siêu âm có sỏi kẹt niệu quản dưới D= 8x4mm, thận phải ứ nước độ I. Xin hỏi tình trạng này có phải chữa gấp không?

Chân thành cảm ơn và mong hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn Hiền Trang thân mến.

Sỏi niệu quản với kích thước và vị trí như vậy, khả năng có thể tự đi tiểu ra sỏi là 70%. Vì thế, ở giai đoạn này bạn cần tích cực uống thuốc và uống nhiều nước để có thể tự đi tiểu ra được viên sỏi.

Trong thời gian điều trị nội khoa (bằng cách uống thuốc), có thể có vài cơn đau do sỏi tiếp tục di chuyển. Sau 1 tháng bạn cần kiểm tra lại vị trí và kích thước sỏi cũng như tình trạng ứ nước của thận. Nếu sỏi không thay đổi vị trí, mức độ ứ nước của thận tăng lên, viên sỏi cần được lấy ra.

Có 2 phương pháp lấy sỏi ra là tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi. Bạn cần khám chuyên khoa Niệu để được tư vấn cụ thể và chọn cách điều trị phù hợp nhất.

Thân ái!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bị sỏi niệu quản, nên điều trị thế nào?


Câu hỏi bởi: Nguyễn Trang

Chào bác sĩ.

Tôi 57 tuổi, trước đây 5 tháng bị đau bụng, đi khám bác sĩ kết luận sỏi niệu quản. Tôi có uống các bài thuốc nam nhưng siêu âm thì sỏi không bị mòn. Hai lần siêu âm vẫn 12mm. Đôi khi tôi bị đau và muốn chữa dứt bệnh. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi nên điều trị thế nào cho tốt?

Xin chân thành cảm ơn!

Chào bác Trang.

Những trường hợp sỏi quá lớn (như của bác) thì không có bài thuốc nam nào giúp cho tiêu được. Chỉ có cách lấy “nó” ra mà thôi. Hiện nay, muốn lấy sỏi ra, ngoài cách mổ hở như trước đây, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp bắn sỏi qua da, bắn sỏi qua nội soi, hay mổ nội soi gắp sỏi… Các phương pháp bắn sỏi hay mổ nội soi này được ưa chuộng hơn vì ít biến chứng, thời gian nằm viện ít hơn… Tuy nhiên, áp dụng phương pháp nào còn tùy loại sỏi, vị trí sỏi, sức khỏe và các bệnh lý kèm theo (nếu có) của bác.

Chúc bác mau khỏi bệnh.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bị sỏi niệu quản 17mm, nên điều trị thế nào?


Câu hỏi bởi: Hương Sơn

Thưa bác sĩ.

Tôi bị đau bụng dữ dội, đi khám bác sĩ nói: Thận phải ứ nước độ II, không có sỏi; Niệu quản phải ĐK = 8mm, đoạn 1/3 trên có sỏi dài 17mm. Tôi băn khoăn với kích thước sỏi niệu quản 17mm thì phương pháp điều trị nào là tốt nhất? Nếu để thêm một thời gian nữa điều trị có nguy hiểm không? Tôi cao 1m76, nặng 80kg.

Cảm ơn bác sĩ!

Chào bạn Hương Sơn.

Sỏi niệu quản phần lớn là từ sỏi thận di chuyển xuống. Nếu không được điều trị sớm, sỏi niệu quản có thể gây nhiều biến chứng như: cơn đau quặn thận, thận ứ nước, nhiễm trùng, suy thận,…

Trường hợp của bạn có thể điều trị bằng tán sỏi với nhiều phương pháp khác nhau. Bạn nên khám chuyên khoa Thận – Tiết niệu để được tư vấn và chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Ngoài ra, bạn còn bị béo phì nữa (với chiều cao và cân nặng như trên). Tình trạng này sẽ dễ dẫn đến rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, tiểu đường, Gout,… Bạn nên giảm cân bằng cách ăn kiêng và tăng cường vận động thể lực.

Để phòng ngừa sỏi tái phát, bạn nên uống nhiều nước. Với thể trọng của bạn, cần uống trên 2.5 lít nước mỗi ngày.

Chúc bạn điều trị tốt!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl