Tuyển chọn những câu hỏi hay về điều trị bệnh tiêu chảy


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Bệnh tiêu chảy thường không quá khó để điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, chúng ta nên tìm hiểu kỹ thông tin qua các câu hỏi thường gặp sau đây về vấn đề này.

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh


Câu hỏi bởi:

Xin chào bác sĩ!

Cho em hỏi là em đẻ con trai mới được 2 tháng 8 ngày cháu lúc sinh được 3,1kg đến nay bé được 5kg cháu bị tiêu chảy và đi phân sống ngày trên 10 lần, bị 3 tuần rồi và hay đi són đi khám bác sí cho cháu uống điện giải và men tiêu hóa dạng ống và uống sữa không đường nhưng cháu vẫn bị em lo lắng quá không biết như thế nào. Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ.

Em cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Tiêu chảy là một bệnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, lí do chủ yếu là do virus, vì vậy chữa trị tiêu chảy ở trẻ chủ yếu là bù nước và điện giải. Cách bù nước và điện giải cho trẻ phụ thuộc vào mức độ mất nước do đi ngoài. Có 3 mức độ mất nước và xử trí khác nhau như sau:

* Mất nước nặng: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên.

1. Li bì khó đánh thức.

2. Mắt trũng.

3. Không uống được hoặc uống kém.

4. Nếp véo da mất rất chậm.

* Có mất nước: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên.

1. Vật vã, kích thích.

2. Mắt trũng.

3. Uống háo hức, khát,

4. Nếp véo da mất chậm.

* Không mất nước Không đủ các dấu hiệu trên để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng. Xử trí trẻ tiêu chảy cấp: Phác đồ A – Điều trị tiêu chảy tại nhà ( theo 3 nguyên tắc) (chỉ áp dụng cho trẻ tiêu chảy không mất nước, nếu trẻ có dấu hiệu mất nước hoặc mất nước nặng như trên thì trẻ cần được chăm sóc tại cơ sở y tế).

* Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường. Tốt nhất là uống Oresol (ORS). Oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Khi cho trẻ uống Oresol cần chú ý:

Với trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút.

Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc.

Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn.

Ví dụ: Cho uống từng thìa cách nhau 2- 3 phút. Liều lượng Oresol của bé nhà bạn: 50-100ml sau mỗi lần bé đi ngoài. Cần chú ý không cho trẻ uống các loại nước giải khát có đường pha chế sẵn vì sẽ làm trẻ tiêu chảy nhiều hơn.

* Tiếp tục cho trẻ ăn: Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ thì cho ăn như thường lệ. Nếu trẻ đang uống sữa bột thì nên chuyển sang loại sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy không có đường Lactose như sữa Enfalac Lactofree.

*Đưa trẻ tới khám lại. Cần đưa trẻ đến khám lại nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc có một trong các biểu hiện như: Đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước, nôn liên tục, khát nhiều, ăn hoặc uống kém, sốt hoặc có máu trong phân.

Chúc bé sớm lành bệnh!

Điều trị cho trẻ bị tiêu chảy cấp


Câu hỏi bởi: Hoang Thuan

Chào bác sĩ.

Con gái tôi được 4 tháng rưỡi, cháu bị tiêu chảy 10 ngày rồi. Tôi đã cho cháu đi khám, bác sĩ cho thuốc Smecta, thuốc Entrogimina và nước vôi nhì nhưng vẫn không khỏi, cháu vẫn đi 4-5 lần, phân có màu hơi xanh và chua. Vậy tôi phải chữa như thế nào?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn

Có rất nhiều lí do gây tiêu chảy (ngộ độc thức ăn, nhiễm vi rút, vi khuẩn…). Tốt nhất bạn nên đưa cháu đi xét nghiệm nghiệm phân để tìm lí do gây tiêu chảy, lúc đó sẽ có hướng chữa trị cụ thể.

Chúc cháu nhà bạn sớm khỏi bệnh!

Vì sao súp cà rốt trị được tiêu chảy?


Câu hỏi bởi: 84948421732

Chào bác sĩ.

Con tôi bị tiêu chảy, bà con đến chơi mách chữa bằng cách cho ăn súp cà rốt. Tôi cho cháu ăn thử, quả nhiên mấy ngày sau cháu đỡ hẳn. Vì sao vậy?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Súp cà rốt là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ, nhưng lại mềm, dễ tiêu hóa, đặc biệt là đối với những trẻ đang bị tiêu chảy. Vì vậy con bạn ăn loại thực phẩm này sẽ dễ tiêu hóa, bổ sung chất dinh dưỡng tốt, góp phần giúp bé chóng khỏe hơn.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Bé bị tiêu chảy cấp do virus rota, Chữa trị như thế nào?


Câu hỏi bởi: Bebe

Chào bác sĩ.

Bé nhà em được 10 tháng, bé bị tiêu chảy cấp do virus rota đã 6 ngày (3 ngày đầu bị nôn nhiều, ăn uống vào là nôn ra hết, sốt 38 độ, tiêu chảy toàn nước, nhiều lần trong ngày), em có cho bé đi bác sĩ tư ở gần nhà và cho uống thuốc hạ sốt:hapacol, thuốc domperidon và smecta. Riêng thuốc smecta thì em cho bé uống chỉ 1 gói trong 1 ngày thấy bớt tiêu chảy nên không dùng nữa. Đến nay là ngày thứ 6 bé hết nôn, đi ngoài phân lỏng, sống có nước 2 lần/1 ngày. Nhưng vẫn còn nóng 38 độ, bụng bé to hơn bình thường, bé cứ quấy khóc. Bây giờ em phải làm sao. Em đã cho bé chích ngừa virus rota hồi tháng thứ 5 ở bệnh viện, chích 3 mũi đúng theo lịch hẹn. Vậy tại sao con em vẫn bị nhiễm bệnh đó. Mong bác sĩ giải đáp sớm ạ.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Nguyên tắc chữa trị với tiêu chảy do Rota vius chủ yếu là phòng biến chứng: bù nước và chất điện giải khi trẻ bị mất nước, hạ sốt… Đối với trẻ bị bệnh nhẹ, sau khi đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế, có thể để trẻ ở nhà và chăm sóc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Chú ý các điểm sau:

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước khoáng (không thấy gas), hoặc cho trẻ uống Oresol.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường.

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ hơn. Chướng bụng là một trong những biểu hiện của bệnh tiêu chảy cho rota vius nên bạn có thể thấy bụng bé to hơn. Bạn nên tiếp tục theo dõi cháu, đảm bảo bù đủ nước, nếu cháu có các dấu hiệu như sốt cao, mất nước nặng (môi khô, da nhăn nheo, mắt trũng, li bì, vật vã, hôn mê…) hoặc đi ngoài nhiều lần (trên 10 lần/ngày) thì cần đưa ngay đến bệnh viện để được chữa trị.

Về câu hỏi thứ hai của bạn: Không phải 100% tiêm ngừa đầy đủ mà không bị nhiễm bệnh, vẫn có một tỷ lệ nhỏ người đã chích ngừa vẫn bị nhiễm bệnh, nhưng ở mức độ nhẹ. Một lý do nữa là không biết bạn có cho con đi xét nghiệm ở bệnh viện không và họ có làm xét nghiệm khẳng định chắc chắn con bạn bị rota không. Vì có rất nhiều lí do có thể gây ra bệnh tiêu chảy.

Chúc bạn và bé mạnh khỏe.

Đau bụng đi ngoài thường xuyên chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ tôi năm nay 26 tuổi thường xuyên bị đau bụng đi ngoài vậy tôi nên điều trị thế nào?

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Thông tin bạn viết trong thư quá sơ sài nên rất khó giải đáp cụ thể. Nếu bạn thường xuyên tiêu chảy có nghĩa là bệnh đã xuất hiện từ lâu, trở thành tiêu chảy mãn tính. Bệnh có nhiều lí do, có thể tiêu chảy nhưng không có tổn thương tại ruột, điển hình là hội chứng ruột kích thích với biểu hiện người bệnh đại tiện có thể phân lỏng, không thấy máu, có thể có nhày, đau bụng, có cảm giác chưa đại tiện hết phân sau khi đi ngoài, nói chung cân nặng của người bệnh ít bị ảnh hưởng và khi xét nghiệm phân cũng như nội soi đại tràng thấy hoàn toàn bình thường.

Tiêu chảy còn do thương tổn thực sự như viêm đại tràng do Amip và ký sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn… Với mỗi lí do bệnh cụ thể thì tiêu chảy và đau bụng có những đặc trưng riêng. Điều trị tiêu chảy mãn tính cần dựa vào lí do để có biện pháp cụ thể. Bạn cần đi khám Nội khoa để được xác định chính xác lí do, từ đó có hướng xử trí thích hợp.

Chúc bạn mau khỏi!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl