Hội chứng ống cổ tay và những điều cần biết


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Hội chứng ống cổ tay là tập hợp các triệu chứng gồm cảm giác châm chích, tê, yếu, đau các đầu ngón tay, ngón cái, bàn tay và hiếm hơn là cánh tay. Các triệu chứng xuất hiện khi có áp lực tác động vào thần kinh giữa trong cổ tay.

Hội chứng ống cổ tay


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, cháu năm nay 29 tuổi. Cháu bị tê tay mỗi khi đi xe. Đi khám bác sĩ cho đo điện cơ thì bị hội chứng ống cổ tay 1 bên mức độ trung bình, 1 bên mức độ nhẹ. Cho cháu hỏi có cách điều trị nào mà không phải mổ tay không ạ. Cháu xin cám ơn ạ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


. Chào bạn.

Ống cổ tay được tạo nên bời khe hẹp giữa đầu hai xương trụ và xương quay cẳng tay và đai dây chằng vòng cổ tay. Tại khe hở này có các gân gấp bàn tay và thần kinh giữa đi qua.

Do lao động bằng tay, với thao tác lặp đi lặp lại ở khu vực cổ tay, có thể chỉ là việc thực hiện những thao tác trực tiếp, đơn giản bằng tay hoặc nắm giữ một công cụ lao động lâu như kìm, máy cắt, dụng cụ vặn ốc vít, đánh máy chữ, máy vi tính, đẽo gọt, cắt đá, dệt, cắt may quần áo, khâu tay, công việc lắp ráp thiết bị điện tử… Các sợi gân bị hạn chế bời khe hẹp và sự di chuyển cọ sát nhiều lần với tần số nhanh làm phát nhiệt gây sưng nề gây chít hẹp chèn ép dây thần kinh và hạn chế sự co duỗi cơ. Vì vậy, Khi nghỉ việc có thể dùng đá lạnh chườm vào vùng cổ tay khi phải lao động với các động tác lặp lại co duỗi cổ tay với thời gian dài

Bạn bị hội chứng ống cổ tay ở mức độ nhẹ thì việc điều trị bảo tồn là biện pháp đầu tiên được áp dụng.
Điều trị bảo tồn là: Làm giảm áp lực lên cổ tay và bàn tay, phương pháp điều trị đầu tiên là hạn chế các hoạt động có thể làm nặng thêm các triệu chứng, tăng khoảng thời gian nghỉ ngơi khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc thay đổi các tư thế mà bệnh nhân thường sử dụng khi hoạt động.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Hội chứng đường hầm ống cổ tay


Câu hỏi bởi: Nguyễn Viết Quân

Mẹ mình bị đau ở cổ tay. ko nâng được các vật bth. Đi khám thì đc chuẩn đoán là chứng Đường hầm ống cổ tay. Nhưng đã điều trị nhiều đợt và khá lâu mà ko khỏi. Mình muốn đc các bác sĩ tư vấn ? Chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Quang Anh


Chào bạn.
Hội chứng đường hầm cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa vùng cổ tay bàn tay bị chèn ép do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên giảm vận động và cảm giác ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ½ ngón nhẫn ở các mức độ khác nhau tùy thuộc nguyên nhân.Với mỗi nguyên nhân sẽ có chỉ định cụ thể trường hợp tổn thương thực thể có thể phải phẫu thuật. Vật lý trị liệu điều trị hội chứng này rất hiệu ở những nguyên nhân cơ bản.
Thân ái.

Nam 61 tuổi bị hiệu ứng đường hầm cổ tay


Câu hỏi bởi:

Kính gửi bác sĩ!

Tôi năm nay 61 tuổi, cách đây 3-4 năm tôi bị tê các ngón tay phải, càng ngày càng tê nhiều hơn. Đi khám bác sĩ thì họ bảo dây thần kinh cổ tay bị chèn gây nên bị tê các ngón tay (hiệu ứng đường hầm cổ tay) phải phẩu thuật mới khỏi. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có nguy hiểm không, nếu không phẫu thuật có thể chữa khỏi không. Nếu phải phẫu thuật có phức tạp không, và nên phẩu thuật tại bệnh viện nào?

Cảm ơn bác sĩ! Đoàn Nhật Tiến

Bác sĩ Cao Tiến Đức


Xin chào bác Đoàn Nhật Tiến!

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia: Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, là loại bệnh gây tê tay và teo bàn tay nếu để muộn hay gặp nhất do tình trạng tăng tiết dịch ở quanh các dây thần kinh ở cổ tay, dẫn đến ngứa, đau, tê rần, tê bì và làm yếu ngón tay, bàn tay, ở phụ nữ mang thai thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Bệnh hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng các cơ và gân của ngón tay, bàn tay, cánh tay, bả vai. Hội chứng này có những rối loạn gây đau ở cổ tay và bàn tay, tuy không gây tử vong nhưng tác động nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhất là đối với bàn tay phải. Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh và mạch máu, nếu chậm điều trị có thể gây tàn tật do tổn thương thần kinh, teo cơ gò cái.

Hội chứng này phẫu thuật không phức tạp. Bác có thể đến bệnh viện Việt Đức, bệnh viện trung ương Quân đội 108, bệnh viện Quân y 103 hoặc một số viện khác để được phẫu thuật.

Chúc bác mau lành!

Cánh tay phải bị tê, đau khi ngủ là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: saly

Chào bác sĩ!

Năm nay em 29 tuổi, nữ, thường làm việc với máy tính. Khoảng 1 tuần nay em bị tê cánh tay phải khi ngủ. Trước đây lâu lâu cũng bị, nhưng bóp tay một chút là hết. Nhưng một thời gian gần đây, tay phải em từ cánh tay đến bàn tay rất tê, cảm thấy rất đau, như muốn liệt luôn, thậm chí em xoay tay, giũ giũ, bóp tay, cảm giác chỉ qua nhất thời rồi lại bị tiếp. Một lúc sau thì hết đau nhưng cảm giác tê rần ở ngón tay vẫn còn. Đến sáng thức dậy thì tay vẫn cảm thấy nặng nặng. Trước đây em có chơi cầu lông, nhưng giờ do bận công việc nên không chơi nữa. Xin bác sĩ cho em lời khuyên. Em có cần tham gia vận động nhiều hơn không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Biểu hiện tê cánh tay của bạn có thể gặp trong nhiều bệnh, thường gặp nhất là:

Hội chứng ống cổ tay: Các dấu hiệu điển hình của hội chứng ống cổ tay là đau, tê nhức, châm chích ở các ngón tay, đặc biệt các ngón cái, ngón hai, ba và phân nửa ngoài ngón áp út. Cơn đau có thể đau lan đến cổ tay, lòng bàn tay và cẳng tay, nhất là về đêm hoặc sau khi ngủ dậy. Người bệnh khi bị tê hoặc đau tay sẽ trở nên vụng về, nhất là trong các động tác cầm nắm.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Ban đầu, người bệnh cảm thấy hiện tượng tê nhức tay chân nhẹ sau khi ngủ dậy, có thể tự khỏi sau một vài ngày và không tác động nhiều đến hoạt động hằng ngày. Nhưng giai đoạn càng về sau, các gai xương của đốt sống cổ thoái hóa chèn ép dây thần kinh và động mạch đốt sống cổ gây nên hiện tượng tê nhức chân tay kéo dài, tác động đến cử động chân tay và những sinh hoạt hàng ngày. Thoái hóa đốt sống cổ thường gây đau và tê lan dọc cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay dọc theo đường đi của dây thần kinh bị chèn ép gây tê nhức, tê buốt khó cử động và kèm theo hiện tượng tê, đau mỏi sau vai gáy, đau mỏi lưng, đau mỏi gối. Hiện tượng tê tay này rất thường gặp sau khi bạn ngủ dậy.

Bệnh tim: Đầu ngón tay sưng tê, đặc biệt là thường xuyên xảy ra sau khi ngủ dậy là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim, thận. Nếu bạn thấy ngoài hiện tượng tê tay sau khi ngủ dậy, tay còn có cảm giác sưng đau khớp, phù nề mặt và chân thì nguy cơ mắc bệnh tim còn lớn hơn. Đó là do tim hoạt động không thực sự hiệu quả dẫn đến việc đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể không đều, bạn có thể gặp phải tê tay và cả tê chân.

Bạn thường xuyên làm việc với máy tính nên nhiều khả năng hơn bị hội chứng ống cổ tay hoặc thoái hóa đốt sống cổ. Bạn cần đi khám để xác định bệnh và chữa trị sớm. Ngoài ra, khi ngủ bạn cũng nên gối thấp đầu, không tự gối đầu lên tay hay để người khác gối lên tay để hạn chế biểu hiện.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Tay bị tê mất cảm giác là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: TSN Ngoc

Thưa bác sĩ!

Bố em năm nay là 59 tuổi. Bố cầm vật gì hơi lâu là tê mất cảm giác. Lúc trước bố em có bệnh vôi bám cột sống lưng. Vậy bố em bị bệnh gì thưa bác sĩ? Mong bác sĩ giúp em.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Triệu chứng mà em mô tả có thể do tổn thương thần kinh giữa thường gặp trong hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay do nhiều lí do khác nhau gây nên như: chấn thương, viêm bao hoạt dịch, viêm thoái hóa khớp cổ tay, thường gặp ở những người làm việc với những công cụ gây rung xóc như thợ khoan, thợ khai thác đá, tổn thương thần kinh trong bệnh đái tháo đường, trong thoái hóa cột sống cổ… Khuyên bố em đi khám bác sĩ, làm các xét nghiệm kiểm tra để có chẩn đoán xác định và chữa trị.

Chúc em mạnh khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.