Triệu chứng của bệnh tiêu chảy


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Số lần đi ngoài tăng. Phân lúc lỏng, lúc đặc, lổn nhổn, có mùi chua, khẳm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy hoặc có máu, đại tiện phải rặn, biếng ăn, khó tiêu, ăn thức ăn lạ dễ bị tiêu chảy lại. Cùng đọc những lời khuyên sau để biết thêm về bệnh.

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh


Câu hỏi bởi:

Xin chào bác sĩ!

Cho em hỏi là em đẻ con trai mới được 2 tháng 8 ngày cháu lúc sinh được 3,1kg đến nay bé được 5kg cháu bị tiêu chảy và đi phân sống ngày trên 10 lần, bị 3 tuần rồi và hay đi són đi khám bác sí cho cháu uống điện giải và men tiêu hóa dạng ống và uống sữa không đường nhưng cháu vẫn bị em lo lắng quá không biết như thế nào. Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ.

Em cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Tiêu chảy là một bệnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, lí do chủ yếu là do virus, vì vậy chữa trị tiêu chảy ở trẻ chủ yếu là bù nước và điện giải. Cách bù nước và điện giải cho trẻ phụ thuộc vào mức độ mất nước do đi ngoài. Có 3 mức độ mất nước và xử trí khác nhau như sau:

* Mất nước nặng: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên.

1. Li bì khó đánh thức.

2. Mắt trũng.

3. Không uống được hoặc uống kém.

4. Nếp véo da mất rất chậm.

* Có mất nước: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên.

1. Vật vã, kích thích.

2. Mắt trũng.

3. Uống háo hức, khát,

4. Nếp véo da mất chậm.

* Không mất nước Không đủ các dấu hiệu trên để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng. Xử trí trẻ tiêu chảy cấp: Phác đồ A – Điều trị tiêu chảy tại nhà ( theo 3 nguyên tắc) (chỉ áp dụng cho trẻ tiêu chảy không mất nước, nếu trẻ có dấu hiệu mất nước hoặc mất nước nặng như trên thì trẻ cần được chăm sóc tại cơ sở y tế).

* Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường. Tốt nhất là uống Oresol (ORS). Oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Khi cho trẻ uống Oresol cần chú ý:

Với trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút.

Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc.

Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn.

Ví dụ: Cho uống từng thìa cách nhau 2- 3 phút. Liều lượng Oresol của bé nhà bạn: 50-100ml sau mỗi lần bé đi ngoài. Cần chú ý không cho trẻ uống các loại nước giải khát có đường pha chế sẵn vì sẽ làm trẻ tiêu chảy nhiều hơn.

* Tiếp tục cho trẻ ăn: Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ thì cho ăn như thường lệ. Nếu trẻ đang uống sữa bột thì nên chuyển sang loại sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy không có đường Lactose như sữa Enfalac Lactofree.

*Đưa trẻ tới khám lại. Cần đưa trẻ đến khám lại nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc có một trong các biểu hiện như: Đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước, nôn liên tục, khát nhiều, ăn hoặc uống kém, sốt hoặc có máu trong phân.

Chúc bé sớm lành bệnh!

Đau bụng giữa rốn, tiêu chảy


Câu hỏi bởi: nhật quang

Chào bác sĩ!

Em năm nay 19 tuổi. Dạo 3 ngày gần đây em thường bị đau bụng ở giữa rốn từng cơn rồi hết, thường hay đi kèm với biểu hiện đi tiêu chảy. Em không bị các biểu hiện khác như buồn nôn, sốt hay đau đầu. Vậy em bị bệnh gì? Mong bác sĩ giúp em.

Em xin cám ơn.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào em!

Các biểu hiện của em mới xuất hiện 2 ngày gần đây. Em cần xem em có ăn gì lạ hay đồ không đảm bảo vệ sinh không vì có thể là em bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, có lẽ em chỉ bị nhẹ nên không thấy các biểu hiện khác. Em có thể uống Smecta ngày 2 gói. Uống vài ngày, nếu các biểu hiện không khỏi thì đi khám để xem có lí do nào khác không. Đây cũng có thể là những triệu chứng ban đầu của hội chứng ruột kích thích, một tình trạng rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột.

Biểu hiện chính thường gặp của bệnh là:

Đau quặn từng cơn quanh rốn hoặc khó chịu vùng bụng

Giảm đau hoặc chướng bụng sau khi đại tiện.

Thay đổi hình dạng khuôn phân, có thể đi phân lỏng hoặc phân cứng

Thay đổi số lần đi đại tiện.

Chúc em mạnh khỏe!

Bệnh chân tay miệng có bị tiêu chảy không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho em hỏi bệnh tay chân miệng có bị đi tiêu chảy không ạ? Và khi hết sốt rồi thì những nốt mụn đó khi nào thì hết ạ?

Em cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Bệnh tay, chân, miệng do Enterovirus (EV) gây nên trong đó chủ yếu là do chủng EV71 và Coxakies 16. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn cũng có thể mắc bệnh. Bên cạnh các biểu hiện như sốt, đau họng, loét miệng, nổi ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông… thì tiêu chảy là một biểu hiện của bệnh tay, chân, miệng.

Trẻ bị bệnh tay, chân, miệng bị tiêu chảy và nôn nhiều dễ gây biến chứng trụy tim mạch ở trẻ nếu trẻ không được bù nước kịp thời. Bệnh tay, chân, miệng thông thường sẽ khỏi sau thời gian từ 7 – 10 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện biểu hiện.

Chúc em và gia đình mạnh khỏe!

Đau bụng thường xuyên có phải tiêu chảy?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Dạo này cháu thường hay bị đau bụng. Cháu muốn không còn bị đau bụng. Cháu muốn hỏi đau bụng có liên quan gì đến tiêu chảy hay không? Và cách chữa trị nó như thế nào ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào cháu!

Đau bụng là một biểu hiện chung cho rất nhiều bệnh do nhiều lí do khác nhau gây nên và tùy từng lí do mà vị trí đau bụng cũng khác nhau. Một số nhóm lí do thuộc về đường tiêu hóa gây đau bụng thường gặp như:

Các viêm nhiễm đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm tụy cấp, viêm gan, áp xe gan, …).

Các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (bệnh tả, lỵ, thương hàn,…).

Các rối loạn hấp thu ở đường tiêu hóa dẫn tới tăng nhu động ruột gây đau bụng và tiêu chảy.

Các khối u, ung thư đường tiêu hóa: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư gan, ung thư tụy,…

Các lí do thuộc hệ tiết niệu gây đau bụng như:

Các bệnh lý do sỏi: sỏi thận, sỏi đài bể thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.

Các bệnh lý viêm nhiễm hệ tiết niệu: viêm thận – đài bể thận, viêm bàng quang.

Các lí do thuộc về mạch máu trong ổ bụng: phình tách động mạch chủ bụng, giả phình,….

Ở các chị em phụ nữ, đau bụng còn có thể do đau bụng kinh, các viêm nhiễm phụ khoa (viêm phần phụ, viêm tử cung, viêm âm hộ – âm đạo,…); các khối u sinh dục (u nang buồng trứng, u xơ tử cung,…)

Như vậy, có rất nhiều lí do gây đau bụng bao gồm cả các lí do tại đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa. Tuy nhiên, tùy từng vị trí đau và tính chất của đau bụng mà nghĩ tới các lí do khác nhau. Tiêu chảy cũng chỉ là một biểu hiện của các nhóm bệnh về đường tiêu hóa. Đau bụng và tiêu chảy là hai biểu hiện khá phổ biến và thường đi kèm với nhau trong các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là trong các nhóm bệnh về rối loạn hấp thu và các nhóm bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Đau bụng có thể do niêm mạc ruột bị tổn thương do nhiễm khuẩn hoặc đau do ruột tăng nhu động, tăng co bóp. Khi niêm mạc ruột bị tổn thương, thường là do nhiễm khuẩn, chức năng hấp thu của ruột bị giảm hoặc mất nên nước và các chất dinh dưỡng bị ứ trệ trong lòng ruột và gây tiêu chảy.

Điều trị các nhiễm khuẩn đường ruột này cần phải dùng kháng sinh đường ruột phối hợp với bù nước điện giải để tránh mất nước cho người bệnh. Ngoài ra, đau bụng do các lí do khác, mỗi lí do có hướng xử trí và chữa trị khác nhau. Vì vậy, nếu có thể thì cháu nên mô tả thêm về tính chất đau: liên tục hay từng cơn, đau âm ỉ hay đau dữ dội; về vị trí đau: đau trên rốn hay dưới rốn hay đau hai bên mạn sườn; các biểu hiện khác đi kèm như: có buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, tiêu chảy…hay không. Trên cơ sở đó bác mới có thể khu trú được lí do gây đau và quyết định hướng chữa trị.

Chúc cháu mau khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl