Hỏi Bác Sĩ - Ngáy là một triệu chứng xảy ra trong lúc ngủ. Do vùng cổ họng sau bị hẹp lại nên khi hít thở, không khí đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo thành âm thanh. Ở hầu hết mọi người, ngáy là một hiện tượng vô hại nhưng trong một số trường hợp, triệu chứng này có thể cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm.
Trị chứng ngáy khi ngủ?
Câu hỏi bởi: whiterose
Chào bác sĩ!
Chồng tôi mắc chứng ngáy khi ngủ. Trong khi đó, tôi thì không thể ngủ được nếu có âm thanh xung quanh. Làm sao để trị dứt điểm được chứng này của chồng tôi?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Ngủ ngáy là tình trạng khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó. Ngủ ngáy vì nhiều lí do như do mắc bệnh dị ứng, amidan quá phát, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, vách ngăn mũi bị lệch, vách ngăn mũi dày… hoặc do những dị dạng bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài, ngoài ra ngáy ngủ còn do uống rượu say ngủ mê mệt, cơ thể quá béo khiến mỡ bám dày cổ họng và hút thuốc lá nhiều khiến khói ám làm cổ họng hẹp đi. Cũng có thể là do di truyền.
Người ngáy thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường.
Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung, lâu dần sẽ suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, bệnh ngáy ngủ còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như huyết áp cao, suy giảm khả năng tình dục, bệnh nhồi máu cơ tim, tim loạn nhịp hoặc bệnh đột tử trong khi ngủ.
Chồng bạn có thể áp dụng các cách trị liệu biểu hiện ngáy ngủ như:
Thông dụng nhất được áp dụng ở các gia đình là người nhà giúp người mắc bệnh thay đổi tư thế ngủ, từ nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng, giữ cho đầu cao để dễ thở hơn.
Giảm cân nếu bị béo phì.
Không nên uống thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào làm cho các cơ bắp trong cuống họng chùng xuống.
Hãy ăn tối ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ sẽ đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra tốt khi chồng bạn còn thức, từ đó đem lại giấc ngủ ngon. Không uống rượu trước khi đi ngủ. Bỏ hút thuốc lá. Uống nước sẽ ngăn chặn tình trạng ngủ ngáy do tắc nghẽn vì ít chất nhầy trong mũi.
Đi ngủ theo giờ giấc đều đặn. Tăng độ ẩm không khí trong phòng ngủ.
Nếu chồng bạn đã áp dụng những cách trên mà vẫn không có tiến triển thì có thể đến gặp bác sĩ để được khám và chữa trị cho chồng bạn bằng một số phương pháp khác như: phác đồ pillar (cấy vào cùng một vùng trên hàm ếch (trong miệng) 3 sợi chỉ que có độ cứng và dài khoảng hơn 1 cm (được làm từ chất liệu dùng để khâu thành mạch tim nên khi đưa vào cơ thể không gây phản ứng phụ). Việc ghim 3 “que chỉ” này giúp cho hàm ếch căng và cứng hơn, giảm được độ rung làm cho bệnh nhân dễ hít thở hơn và không phát ra tiếng ngáy trong khi ngủ). Hoặc tiến hành phẫu thuật giải quyết lí do vách ngăn mũi bị lệch, amidan quá to để tăng cường lưu thông đường hô hấp.
Chúc hai bạn sức khỏe!
Cách chữa ngáy khi ngủ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là nam 20 tuổi, xin hỏi cách chữa bệnh ngáy khi ngủ ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Ngủ ngáy là tình trạng khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó.
Ngủ ngáy có thể do nhiều lí do như mắc bệnh dị ứng, amiđan quá to, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, vách ngăn mũi bị lệch, vách ngăn mũi dày… hoặc do những dị dạng bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài; ngoài ra ngáy ngủ còn do uống rượu say ngủ mê mệt, cơ thể quá béo khiến mỡ bám dày cổ họng và hút thuốc lá nhiều khiến khói ám làm cổ họng hẹp đi. Cũng có thể ngủ ngáy là do di truyền. Người ngáy thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường.
Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung, lâu dần sẽ suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, bệnh ngáy ngủ còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như huyết áp cao, suy giảm khả năng tình dục, bệnh nhồi máu cơ tim, tim loạn nhịp hoặc bệnh đột tử trong khi ngủ.
Có nhiều cách trị liệu biểu hiện ngáy ngủ, trong đó thông dụng nhất được áp dụng ở các gia đình là người nhà giúp người mắc bệnh thay đổi tư thế ngủ, từ nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng, giữ cho đầu cao để dễ thở hơn. Giảm cân nếu bị béo phì. Tránh uống rượu 4 giờ trước khi ngủ. Không nên uống thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào làm cho các cơ bắp trong cuống họng chùng xuống. Hãy ăn tối ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ sẽ đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra tốt khi bạn còn thức, từ đó đem lại giấc ngủ ngon. Bỏ hút thuốc lá. Uống nước sẽ ngăn chặn tình trạng ngủ ngáy do tắc nghẽn vì ít chất nhầy trong mũi. Đi ngủ theo giờ giấc đều đặn. Tăng độ ẩm cho không khí phòng ngủ.
Nếu cháu đã thử những cách trên mà vẫn không có tiến triển thì có thể đến gặp bác sĩ để được khám và chữa trị thích hợp. Một số phương pháp khác như: Phác đồ Pillar (cấy vào cùng một vùng trên hàm ếch (trong miệng) 3 sợi chỉ que có độ cứng và dài khoảng hơn 1cm (được làm từ chất liệu dùng để khâu thành mạch tim nên khi đưa vào cơ thể không gây phản ứng phụ)). Việc ghim 3 “que chỉ” này giúp cho hàm ếch căng và cứng hơn, giảm được độ rung khiến bệnh nhân dễ hít thở hơn và không phát ra tiếng ngáy trong khi ngủ); hoặc tiến hành phẫu thuật giải quyết lí do vách ngăn mũi bị lệch, amiđan quá to để tăng cường lưu thông đường hô hấp.
Chúc cháu thành công!
Bé 8 tháng ngủ ngáy, miệng hôi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé nhà tôi được 8 tháng, 10 ngày. Khi mới ngủ cháu thường xuyên ngáy. Và sáng nào tôi cũng đánh lưỡi và lợi cho bé nhưng miệng bé vẫn hôi. Xin hỏi bác sĩ bé có bệnh gì không ạ? Và cách chữa trị như thế nào ạ?
Xin cảm ơn các bác sĩ ạ
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Có rất nhiều lí do gây nên hiện tượng ngủ ngáy ở người lớn cũng như trẻ nhỏ, nhưng với trẻ nhỏ thì có các lí do hay gặp mà bạn cần lưu ý:
– Trẻ bị mắc viêm mũi cấp, do cánh mũi của trẻ còn rất mềm nên khi viêm, ngạt mũi, trẻ thường có hiện tượng bú khó, và thở rít do không khí đi qua vùng bị phù nề và cánh mũi mềm nên tạo tiếng kêu. Bệnh thường kèm theo trẻ bú kém, hay dứt vú để nghỉ, trẻ quấy khóc vì ngạt và đói…
– Trẻ bị thiếu vitamin D và canxi trong bệnh còi xương giai đoạn sớm, thường trẻ có thở rít thanh quản, kèm hay quấy khóc về đêm, thậm chí có cơn khóc lặng, rụng tóc hình chiếu liếm ở sau gáy, ra mồ hôi trộm nhiều, ngủ không ngon giấc, hay giật mình…Thường gặp ở những trẻ bụ bẫm và trong những tháng mùa đông.
– Trẻ bị mềm sụn hoặc dị dạng thanh quản bẩm sinh: Trẻ thường có dấu hiệu ngủ ngáy như người lớn, bú kém ngay từ khi mới sinh. Bệnh thường được chữa trị bằng canxi và theo dõi tại bệnh viện.
– Trẻ bị ngủ ngáy là do tiếp xúc thuốc lá, môi trường khói bụi hoặc mắc bệnh về đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm V.A, viêm amidan, nghẹt mũi mãn tính… Ngủ ngáy khiến trẻ ngủ không say, không ngon, làm chậm phát triển trí não do thiếu oxy nhiều tình huống xấu có thể nguy hiểm tính mạng. Những tình huống khác, ngủ ngáy khiến trẻ mệt mỏi, dễ bị bệnh tim, chậm phát triển.
Trường hợp con bạn được 8 tháng, 10 ngày. Khi mới ngủ cháu thường xuyên ngáy, miệng bé bị hôi mặc dù bạn đã thường xuyên đánh lưỡi và lợi cho cháu. Hiện tượng này của con bạn nếu mới bị thì có thể do viêm mũi họng cấp. Nếu hiện tượng này bị từ nhỏ thì bạn cần phải nghĩ tới các lí do bất thường về đường thở như trẻ bị mềm sụn hoặc dị dạng thanh quản bẩm sinh, hoặc do thiếu vitamin D.
Tuy nhiên con bạn có hiện tượng hôi miệng nên cũng không loại trừ tình trạng viêm mũi xoang mãn tính. Viêm xoang hay viêm đường hô hấp đều là thủ phạm gây hơi thở hôi tuy ít phổ biến hơn là viêm họng, viêm hầu họng hay amidan. Lưu ý là ngay cả khi amidan không viêm thì các rãnh trên bề mặt với thức ăn trám đầy cũng có thể là thủ phạm.
Vì con bạn có hiện tượng ngủ ngáy nên có thể không nghĩ đến hôi miệng do trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Do vậy bạn nên cho con đi khám và chữa bệnh ngủ ngáy. Trước hết bạn cần chú ý đến tư thế ngủ cho trẻ, nên cho trẻ nằm nghiêng và gối đầu cao vừa phải. Không cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ, hạn chế những hoạt động hao tốn nhiều thể lực. Cần tạo cho trẻ một môi trường sống trong lành, không khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá, giữ ấm phần cổ và ngực cho con, vệ sinh mũi họng hằng ngày.
Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!
Ngáy to, rát cổ, khó nuốt là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: hieutran
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 31 tuổi. Gần 4 tháng nay em bị các biểu hiện như ngủ dậy thường thấy rát và khô cổ. Nằm ngửa khi ngủ thì ngáy to và rát cổ. Ngủ dậy hay ho ra đờm và khô cổ họng. Nuốt nước miếng thấy vướng nhưng khi nuốt thức ăn thì không. Gần đây em thấy mình rất hay mệt mỏi dù không làm gì, lâu lâu ù tai, nghe như tiếng ve kêu. Dịch mũi chảy xuống cổ họng liên tục. Mong bác sĩ giải đáp giùm em, em đang có biểu hiện bệnh gì để em có thể sắp xếp thời gian đi khám. Vì công việc của em là di chuyển liên tục.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện như bạn mô tả là dấu hiệu của bệnh viêm xoang mãn tính. Ở vùng mặt có 2 xoang là xoang hàm và xoang trán. Trong lòng các xoang được lót bởi lớp niêm mạc giống với niêm mạc đường hô hấp. Các xoang này thông với khoang mũi họng qua các lỗ. Vì vậy, khi vùng mũi họng bị viêm nhiễm (viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,…) thì vi khuẩn từ các ổ viêm này dễ dàng xâm nhập vào các xoang và gây viêm. Khi viêm các xoang tiết ra dịch viêm, dịch mủ. Nếu số lượng dịch nhiều sẽ chảy từ các xoang xuống họng miệng. Chính các dịch mủ này mang các vi khuẩn và tạo điều kiện thuận lợi cho các viêm nhiễm ở vùng họng miệng phát triển. Khi nào chữa trị hết viêm thì các biểu hiện như của bạn sẽ đỡ giảm và khỏi.
Ngoài ra, các biểu hiện ngứa rát và khô cổ họng, nuốt nước miếng thấy vướng còn có thể gặp trong bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Triệu chứng ù tai, nghe như tiếng ve kêu còn có thể gặp trong các bệnh có khối u vùng vòm họng.
Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ trực tiếp khám, nội soi tai, mũi, họng để kiểm tra và kê đơn chữa trị cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Trị chứng ngáy khi ngủ?
Câu hỏi bởi: whiterose
Chào bác sĩ!
Chồng tôi mắc chứng ngáy khi ngủ. Trong khi đó, tôi thì không thể ngủ được nếu có âm thanh xung quanh. Làm sao để trị dứt điểm được chứng này của chồng tôi?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Ngủ ngáy là tình trạng khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó. Ngủ ngáy vì nhiều lí do như do mắc bệnh dị ứng, amidan quá phát, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, vách ngăn mũi bị lệch, vách ngăn mũi dày… hoặc do những dị dạng bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài, ngoài ra ngáy ngủ còn do uống rượu say ngủ mê mệt, cơ thể quá béo khiến mỡ bám dày cổ họng và hút thuốc lá nhiều khiến khói ám làm cổ họng hẹp đi. Cũng có thể là do di truyền.
Người ngáy thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường.
Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung, lâu dần sẽ suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, bệnh ngáy ngủ còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như huyết áp cao, suy giảm khả năng tình dục, bệnh nhồi máu cơ tim, tim loạn nhịp hoặc bệnh đột tử trong khi ngủ.
Chồng bạn có thể áp dụng các cách trị liệu biểu hiện ngáy ngủ như:
Thông dụng nhất được áp dụng ở các gia đình là người nhà giúp người mắc bệnh thay đổi tư thế ngủ, từ nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng, giữ cho đầu cao để dễ thở hơn.
Giảm cân nếu bị béo phì.
Không nên uống thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào làm cho các cơ bắp trong cuống họng chùng xuống.
Hãy ăn tối ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ sẽ đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra tốt khi chồng bạn còn thức, từ đó đem lại giấc ngủ ngon. Không uống rượu trước khi đi ngủ. Bỏ hút thuốc lá. Uống nước sẽ ngăn chặn tình trạng ngủ ngáy do tắc nghẽn vì ít chất nhầy trong mũi.
Đi ngủ theo giờ giấc đều đặn. Tăng độ ẩm không khí trong phòng ngủ.
Nếu chồng bạn đã áp dụng những cách trên mà vẫn không có tiến triển thì có thể đến gặp bác sĩ để được khám và chữa trị cho chồng bạn bằng một số phương pháp khác như: phác đồ pillar (cấy vào cùng một vùng trên hàm ếch (trong miệng) 3 sợi chỉ que có độ cứng và dài khoảng hơn 1 cm (được làm từ chất liệu dùng để khâu thành mạch tim nên khi đưa vào cơ thể không gây phản ứng phụ). Việc ghim 3 “que chỉ” này giúp cho hàm ếch căng và cứng hơn, giảm được độ rung làm cho bệnh nhân dễ hít thở hơn và không phát ra tiếng ngáy trong khi ngủ). Hoặc tiến hành phẫu thuật giải quyết lí do vách ngăn mũi bị lệch, amidan quá to để tăng cường lưu thông đường hô hấp.
Chúc hai bạn sức khỏe!
Cách chữa ngáy khi ngủ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là nam 20 tuổi, xin hỏi cách chữa bệnh ngáy khi ngủ ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Ngủ ngáy là tình trạng khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó.
Ngủ ngáy có thể do nhiều lí do như mắc bệnh dị ứng, amiđan quá to, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, vách ngăn mũi bị lệch, vách ngăn mũi dày… hoặc do những dị dạng bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài; ngoài ra ngáy ngủ còn do uống rượu say ngủ mê mệt, cơ thể quá béo khiến mỡ bám dày cổ họng và hút thuốc lá nhiều khiến khói ám làm cổ họng hẹp đi. Cũng có thể ngủ ngáy là do di truyền. Người ngáy thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường.
Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung, lâu dần sẽ suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, bệnh ngáy ngủ còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như huyết áp cao, suy giảm khả năng tình dục, bệnh nhồi máu cơ tim, tim loạn nhịp hoặc bệnh đột tử trong khi ngủ.
Có nhiều cách trị liệu biểu hiện ngáy ngủ, trong đó thông dụng nhất được áp dụng ở các gia đình là người nhà giúp người mắc bệnh thay đổi tư thế ngủ, từ nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng, giữ cho đầu cao để dễ thở hơn. Giảm cân nếu bị béo phì. Tránh uống rượu 4 giờ trước khi ngủ. Không nên uống thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào làm cho các cơ bắp trong cuống họng chùng xuống. Hãy ăn tối ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ sẽ đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra tốt khi bạn còn thức, từ đó đem lại giấc ngủ ngon. Bỏ hút thuốc lá. Uống nước sẽ ngăn chặn tình trạng ngủ ngáy do tắc nghẽn vì ít chất nhầy trong mũi. Đi ngủ theo giờ giấc đều đặn. Tăng độ ẩm cho không khí phòng ngủ.
Nếu cháu đã thử những cách trên mà vẫn không có tiến triển thì có thể đến gặp bác sĩ để được khám và chữa trị thích hợp. Một số phương pháp khác như: Phác đồ Pillar (cấy vào cùng một vùng trên hàm ếch (trong miệng) 3 sợi chỉ que có độ cứng và dài khoảng hơn 1cm (được làm từ chất liệu dùng để khâu thành mạch tim nên khi đưa vào cơ thể không gây phản ứng phụ)). Việc ghim 3 “que chỉ” này giúp cho hàm ếch căng và cứng hơn, giảm được độ rung khiến bệnh nhân dễ hít thở hơn và không phát ra tiếng ngáy trong khi ngủ); hoặc tiến hành phẫu thuật giải quyết lí do vách ngăn mũi bị lệch, amiđan quá to để tăng cường lưu thông đường hô hấp.
Chúc cháu thành công!
Bé 8 tháng ngủ ngáy, miệng hôi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé nhà tôi được 8 tháng, 10 ngày. Khi mới ngủ cháu thường xuyên ngáy. Và sáng nào tôi cũng đánh lưỡi và lợi cho bé nhưng miệng bé vẫn hôi. Xin hỏi bác sĩ bé có bệnh gì không ạ? Và cách chữa trị như thế nào ạ?
Xin cảm ơn các bác sĩ ạ
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Có rất nhiều lí do gây nên hiện tượng ngủ ngáy ở người lớn cũng như trẻ nhỏ, nhưng với trẻ nhỏ thì có các lí do hay gặp mà bạn cần lưu ý:
– Trẻ bị mắc viêm mũi cấp, do cánh mũi của trẻ còn rất mềm nên khi viêm, ngạt mũi, trẻ thường có hiện tượng bú khó, và thở rít do không khí đi qua vùng bị phù nề và cánh mũi mềm nên tạo tiếng kêu. Bệnh thường kèm theo trẻ bú kém, hay dứt vú để nghỉ, trẻ quấy khóc vì ngạt và đói…
– Trẻ bị thiếu vitamin D và canxi trong bệnh còi xương giai đoạn sớm, thường trẻ có thở rít thanh quản, kèm hay quấy khóc về đêm, thậm chí có cơn khóc lặng, rụng tóc hình chiếu liếm ở sau gáy, ra mồ hôi trộm nhiều, ngủ không ngon giấc, hay giật mình…Thường gặp ở những trẻ bụ bẫm và trong những tháng mùa đông.
– Trẻ bị mềm sụn hoặc dị dạng thanh quản bẩm sinh: Trẻ thường có dấu hiệu ngủ ngáy như người lớn, bú kém ngay từ khi mới sinh. Bệnh thường được chữa trị bằng canxi và theo dõi tại bệnh viện.
– Trẻ bị ngủ ngáy là do tiếp xúc thuốc lá, môi trường khói bụi hoặc mắc bệnh về đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm V.A, viêm amidan, nghẹt mũi mãn tính… Ngủ ngáy khiến trẻ ngủ không say, không ngon, làm chậm phát triển trí não do thiếu oxy nhiều tình huống xấu có thể nguy hiểm tính mạng. Những tình huống khác, ngủ ngáy khiến trẻ mệt mỏi, dễ bị bệnh tim, chậm phát triển.
Trường hợp con bạn được 8 tháng, 10 ngày. Khi mới ngủ cháu thường xuyên ngáy, miệng bé bị hôi mặc dù bạn đã thường xuyên đánh lưỡi và lợi cho cháu. Hiện tượng này của con bạn nếu mới bị thì có thể do viêm mũi họng cấp. Nếu hiện tượng này bị từ nhỏ thì bạn cần phải nghĩ tới các lí do bất thường về đường thở như trẻ bị mềm sụn hoặc dị dạng thanh quản bẩm sinh, hoặc do thiếu vitamin D.
Tuy nhiên con bạn có hiện tượng hôi miệng nên cũng không loại trừ tình trạng viêm mũi xoang mãn tính. Viêm xoang hay viêm đường hô hấp đều là thủ phạm gây hơi thở hôi tuy ít phổ biến hơn là viêm họng, viêm hầu họng hay amidan. Lưu ý là ngay cả khi amidan không viêm thì các rãnh trên bề mặt với thức ăn trám đầy cũng có thể là thủ phạm.
Vì con bạn có hiện tượng ngủ ngáy nên có thể không nghĩ đến hôi miệng do trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Do vậy bạn nên cho con đi khám và chữa bệnh ngủ ngáy. Trước hết bạn cần chú ý đến tư thế ngủ cho trẻ, nên cho trẻ nằm nghiêng và gối đầu cao vừa phải. Không cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ, hạn chế những hoạt động hao tốn nhiều thể lực. Cần tạo cho trẻ một môi trường sống trong lành, không khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá, giữ ấm phần cổ và ngực cho con, vệ sinh mũi họng hằng ngày.
Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!
Ngáy to, rát cổ, khó nuốt là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: hieutran
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 31 tuổi. Gần 4 tháng nay em bị các biểu hiện như ngủ dậy thường thấy rát và khô cổ. Nằm ngửa khi ngủ thì ngáy to và rát cổ. Ngủ dậy hay ho ra đờm và khô cổ họng. Nuốt nước miếng thấy vướng nhưng khi nuốt thức ăn thì không. Gần đây em thấy mình rất hay mệt mỏi dù không làm gì, lâu lâu ù tai, nghe như tiếng ve kêu. Dịch mũi chảy xuống cổ họng liên tục. Mong bác sĩ giải đáp giùm em, em đang có biểu hiện bệnh gì để em có thể sắp xếp thời gian đi khám. Vì công việc của em là di chuyển liên tục.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện như bạn mô tả là dấu hiệu của bệnh viêm xoang mãn tính. Ở vùng mặt có 2 xoang là xoang hàm và xoang trán. Trong lòng các xoang được lót bởi lớp niêm mạc giống với niêm mạc đường hô hấp. Các xoang này thông với khoang mũi họng qua các lỗ. Vì vậy, khi vùng mũi họng bị viêm nhiễm (viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,…) thì vi khuẩn từ các ổ viêm này dễ dàng xâm nhập vào các xoang và gây viêm. Khi viêm các xoang tiết ra dịch viêm, dịch mủ. Nếu số lượng dịch nhiều sẽ chảy từ các xoang xuống họng miệng. Chính các dịch mủ này mang các vi khuẩn và tạo điều kiện thuận lợi cho các viêm nhiễm ở vùng họng miệng phát triển. Khi nào chữa trị hết viêm thì các biểu hiện như của bạn sẽ đỡ giảm và khỏi.
Ngoài ra, các biểu hiện ngứa rát và khô cổ họng, nuốt nước miếng thấy vướng còn có thể gặp trong bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Triệu chứng ù tai, nghe như tiếng ve kêu còn có thể gặp trong các bệnh có khối u vùng vòm họng.
Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ trực tiếp khám, nội soi tai, mũi, họng để kiểm tra và kê đơn chữa trị cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Theo ViCare