Hỏi Bác Sĩ - Đôi môi có thể gặp phải khá nhiều vấn đề như sứt, nứt nẻ hoặc bong tróc do nhiều nguyên nhân. Tuyển chọn những câu hỏi sau được sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về vấn đề này ở những người dưới 25 tuổi.
Nữ 22 tuổi bị ngứa và thâm môi.
Câu hỏi bởi: satthutinhyeu_dh9x
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi là nữ, cách đây 2 năm cháu tự nhiên bị ngứa ở môi và sưng thâm vào, thỉnh thoảng lại bị lại cháu đi chữa ở nhiều nơi nhưng không khỏi, xin bác sĩ tư vấn cho cháu với.
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Qua mô tả triệu chứng ngứa, sưng, thâm ở môi, tái phát (thỉnh thoảng) được một năm, theo tôi có thể là tình trạng tăng sắc tố sau viêm hoặc tự nhiên sau một phản ứng viêm do dị ứng (thức ăn, thuốc, bệnh chàm…). Cháu nên đi khám bệnh viện Da liễu hoặc các bệnh viện có chuyên khoa Da liễu, để xác định chính xác tình trạng sang thương da của mình nhằm có phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Nếu vết thâm môi do tình trạng tăng sắc tố sau viêm thì cháu có thể sử dụng các thuốc bôi như sau: Anzela cream bôi 2 lần/ ngày hoặc Uniton reveal bôi 2 lần/ ngày… kết hợp việc tránh nắng kỹ và sử dụng kem chống nắng để giúp vết thâm mau nhạt màu hơn. Cháu cũng nên uống nhiều nước, hàng ngày nên uống từ 2-2,5 lít nước. Ăn nhiều hoa quả hoặc uống bổ sung vitamin C để vết thâm nhanh hết.
Chúc cháu sức khỏe!
Xuất hiện mảng trắng chạy quanh môi, ẩn dưới da.
Câu hỏi bởi: thảo
Thưa bác sĩ!
Bạn trai em năm nay 24 tuổi. Chúng em có lối sống lành mạnh. Khoảng 2 tuần nay, trên môi trên bạn trai em xuất hiện những dải trắng ẩn dưới lớp da của môi trên. Bình thường thì không có nhưng lúc dùng tay dở môi lên thì có thấy. Ban đầu thì chỉ là một đốm trắng nhỏ, khoảng 2 tuần trở lại thì xuất hiện xung quanh lòng môi trên. Không có cảm giác đau hay ngứa hay khó chịu gì hết. Bạn em hay bị lỡ miệng và có mua thuốc tây về bôi và uống. Tụi em có khám ở bệnh viện Da liễu Hồ Chí Minh thì bác sĩ bảo không sao. Do chế độ ăn uống nên bị như vậy, chỉ gây mất thẩm mỹ chứ không có vấn đề về sức khỏe. Nhưng em vẫn chưa yên tâm. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em cung cấp, bạn trai em có xuất hiện các đốm trắng nhỏ quanh lòng môi trên, không đau, ngứa,… và việc bạn ấy đã tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu khám là xử trí đúng hướng. Với kết quả khám không bị các rối loạn bệnh lý thì bạn trai em có thể yên tâm, không nên lo lắng. Các triệu chứng như mô tả có thể do chế độ ăn uống (đồ cay, nóng, thiếu một số vitamin, khoáng chất,…). Ngoài ra, trong một số tình huống có thể là những hạt Fordyce, thực chất là những tuyến bã “lạc chỗ” và không đính kèm với hệ thống nang lông. Vì đây là những tuyến bã sinh lý, thường không có biểu hiện và không gây tác động tới sức khoẻ nên thường không có chỉ định chữa trị. Do vậy, điều quan trọng là bạn trai em cần đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, tránh đồ cay nóng (ớt, hạt tiêu,…), tránh chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…), đồng thời sắp xếp thời gian làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể.
Chúc sức khỏe!
Sưng, ngứa buốt xung quanh môi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: gai nha nong
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi, là nữ giới. Dạo gần đây cháu bị sưng vòng quanh môi, ngứa buốt vùng môi, và bị đỏ sẫm vùng môi đó như thể là bị tụ máu vào ấy. Vài hôm trước cháu có đi khám, bác sĩ nói bị viêm miệng và cho thuốc về uống, ban đầu thấy đỡ. Nhưng sau 2 hôm (hôm qua) khi cháu ngủ dậy thấy hiện tuợng lại tái phát và nghiêm trọng hơn. Vậy cháu xin hỏi, như vậy cháu bị làm sao và giờ phải chữa trị như thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện mà bạn mô tả là dấu hiệu của bệnh viêm quanh miệng. Đây là bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ (chiếm 90%). Nguyên nhân của bệnh hiện chưa rõ ràng nhưng nhận thấy rằng bệnh có một số yếu tố thuận lợi làm khởi phát bệnh như: việc sử dụng các thuốc có steroid, mỹ phẩm, chất làm sạch, chất giữ ẩm, các yếu tố vật lý (tia cực tím), các vi sinh vật (trực khuẩn fusiform, nấm candida và một số loại nấm khác.
Về phương pháp chữa trị, cần phối hợp giữa việc uống thuốc với chế độ ăn. Chế độ ăn, cần kiêng các chất gây giãn mạch máu (rượu, bia, đồ ăn nhanh; giảm các đồ ăn có nhiều đường, sữa ngọt. Điều trị thuốc bằng thuốc kháng sinh đường toàn thân (Doxycyclin, Minocyclin, Metronidazole,…) và thuốc kháng sinh bôi tại chỗ (Metronidazole, Erythromycin,…. dạng dung dịch, gel, kem, không dùng dạng mỡ). Chống chỉ định với các steroid bôi tại chỗ. Cần tránh những stress tâm lý.
Chúc bạn khỏe!
Nổi một cục tròn bằng hạt đậu xanh ở môi
Câu hỏi bởi: Lê Phương
Chào bác sĩ.
Con năm nay lớp 8, là con gái. Con bị nổi một cục gì đó tròn tròn bằng hạt đậu xanh ở môi trên bên trái. Đè vào thì thấy nó chạy qua chạy lại, đã gần 4 tháng rồi. Con không có dấu hiệu gì khác thuờng cả: Không đau, không sốt, không sụt cân, không có vết thuơng nào lâu ngày cả. Để môi bình thuờng thì không có nhưng há to thì nó hơi lồi một chút. Thưa bác sĩ con bị bệnh gì vậy ạ? Có cần đi khám không và nếu đi khám thì người ta điều trị bằng cách nào vậy ạ? Con cảm thấy lo lắm.
Cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Cháu bị nổi một cục bằng hạt đậu ở môi trên bên trái, cục sờ cứng hay mềm, da bên ngoài cục đó có thay đổi màu không, cục đó có dấu hiệu to lên không. Với các tính chất di động, không đau kèm với thể trạng không sốt, không sụt cân và không có vết thương nào lâu ngày cả nghĩ nhiều đến lí do lành tính. Để chẩn đoán chính xác khối đó là gì cần phải thăm khám trực tiếp và làm một số xét nghiệm. Để yên tâm cháu nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị. Trong tình huống đó là một u cục lành tính, không có dấu hiệu to lên và không gây tác động đến thẩm mỹ có thể chung sống hòa bình không cần chữa trị.
Chúc cháu sức khỏe!
Xuất hiện đốm thâm trên môi là mắc bệnh gì?
Câu hỏi bởi: pe heo
Thưa bác sĩ!
Ngay từ khi học lớp 11 (6 năm về trước), môi dưới của em xuất hiện đốm thâm nhỏ khoảng bằng đầu ngón tay út. Sau 1 thời gian thì biến mất và lại xuất hiện, diễn ra trong khoảng gần 3 năm. Thời gian gần đây thì đốm đen đó lại xuất hiện nhưng to hơn và sẫm màu hơn nhiều. Tại chỗ đốm đen đó da bị khô ráp và lâu lâu cũng bị ngứa. Cứ sau 1 thời gian thì lại di chuyển khắp môi dưới và những vùng da khác trên môi cũng bị sẫm màu nữa. Khoảng thời gian sau này thì em có dùng son nhưng lúc học cấp 3 thì hoàn toàn không thấy. Em không biết đây là hiện tượng gì nữa, mong bác sĩ tư vấn giúp em và cho em lời khuyên để thoát khỏi tình trạng này.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo em mô tả em có thể ban đỏ nhiễm sắc cố định tái phát (Erythème fixatum pigmentosum récidivans-fixed drug eruption). Đây là một phản ứng da do thuốc (dị ứng thuốc), thường là do thuốc uống, có thể do thức ăn hay một chất gì đó có đặc điểm là tổn thương đỏ da hình tròn, bầu dục, nề, có khi nổi bọng nước, trợt, nhiễm sắc ở giai đoạn thoái lui, thường tái phát sau những lần uống thuốc, cố định ở một số vị trí (có thể thêm vị trí mới), thường xuất hiện vài giờ sau khi dùng thuốc, sự xuất hiện tổn thương thường được báo trước bởi cảm giác nóng bỏng và căng ở vị trí mà sau đó sẽ mọc tổn thương.
Vị trí: Bất kỳ vị trí nào, nhưng hay gặp ở môi, quanh miệng, ở bộ phận sinh dục ngoài, quanh mắt, có thể gặp ở bàn tay, thân mình, mặt…. Số lượng tổn thương thường 1 – 10 cái. Cá biệt có tình huống vài chục cái. Khi bệnh tái phát tổn thương lại xuất hiện ở những vị trí đã bị lần trước, ngoài ra còn có thể thêm vị trí mới. Có tình huống có thể tổn thương niêm mạc miệng, viêm màng tiếp hợp, hoặc tương tự Herpes simplex.
Điều trị và dự phòng:
– Ngừng ngay thuốc nghi vấn.
– Tại chỗ bôi thuốc dịu da như dầu Oxit kẽm, hoặc kem Corticoid.
– Toàn thân dùng kháng Histamine tổng hợp, Corticoid, vitamin C.
– Nhiễm sắc sau viêm kéo dài vài tháng hoặc nhiều năm và nên chữa trị bằng thuốc bôi Hydroquinone.
Phòng bệnh:
– Thận trọng trong việc dùng một số thuốc gây bệnh như đã nói ở trên, nhất là nhóm thuốc cảm sốt, kháng sinh, Sulfamid, thuốc ngủ. – Theo dõi và tránh các loại thức ăn đã gây bệnh trên.
– Nhận diện và ngừng uống thuốc gây bệnh; nếu đã bị một lần thì không dùng lại thuốc đó, các dạng khác của thuốc và thuốc cùng nhóm cũng có thể gây phản ứng chéo.
Chào em!
Chăm sóc khách hàng ViCare
Thân chào bạn,
Việc có vết đen trên môi do dùng son có thể không phải là một bệnh da liễu. Bạn có thể đi đốt laze để xử lý các vết đen đó sau khi đi khám bác sĩ nhé.
Thân ái.
Nữ 22 tuổi bị ngứa và thâm môi.
Câu hỏi bởi: satthutinhyeu_dh9x
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi là nữ, cách đây 2 năm cháu tự nhiên bị ngứa ở môi và sưng thâm vào, thỉnh thoảng lại bị lại cháu đi chữa ở nhiều nơi nhưng không khỏi, xin bác sĩ tư vấn cho cháu với.
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Qua mô tả triệu chứng ngứa, sưng, thâm ở môi, tái phát (thỉnh thoảng) được một năm, theo tôi có thể là tình trạng tăng sắc tố sau viêm hoặc tự nhiên sau một phản ứng viêm do dị ứng (thức ăn, thuốc, bệnh chàm…). Cháu nên đi khám bệnh viện Da liễu hoặc các bệnh viện có chuyên khoa Da liễu, để xác định chính xác tình trạng sang thương da của mình nhằm có phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Nếu vết thâm môi do tình trạng tăng sắc tố sau viêm thì cháu có thể sử dụng các thuốc bôi như sau: Anzela cream bôi 2 lần/ ngày hoặc Uniton reveal bôi 2 lần/ ngày… kết hợp việc tránh nắng kỹ và sử dụng kem chống nắng để giúp vết thâm mau nhạt màu hơn. Cháu cũng nên uống nhiều nước, hàng ngày nên uống từ 2-2,5 lít nước. Ăn nhiều hoa quả hoặc uống bổ sung vitamin C để vết thâm nhanh hết.
Chúc cháu sức khỏe!
Xuất hiện mảng trắng chạy quanh môi, ẩn dưới da.
Câu hỏi bởi: thảo
Thưa bác sĩ!
Bạn trai em năm nay 24 tuổi. Chúng em có lối sống lành mạnh. Khoảng 2 tuần nay, trên môi trên bạn trai em xuất hiện những dải trắng ẩn dưới lớp da của môi trên. Bình thường thì không có nhưng lúc dùng tay dở môi lên thì có thấy. Ban đầu thì chỉ là một đốm trắng nhỏ, khoảng 2 tuần trở lại thì xuất hiện xung quanh lòng môi trên. Không có cảm giác đau hay ngứa hay khó chịu gì hết. Bạn em hay bị lỡ miệng và có mua thuốc tây về bôi và uống. Tụi em có khám ở bệnh viện Da liễu Hồ Chí Minh thì bác sĩ bảo không sao. Do chế độ ăn uống nên bị như vậy, chỉ gây mất thẩm mỹ chứ không có vấn đề về sức khỏe. Nhưng em vẫn chưa yên tâm. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Qua thông tin em cung cấp, bạn trai em có xuất hiện các đốm trắng nhỏ quanh lòng môi trên, không đau, ngứa,… và việc bạn ấy đã tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu khám là xử trí đúng hướng. Với kết quả khám không bị các rối loạn bệnh lý thì bạn trai em có thể yên tâm, không nên lo lắng. Các triệu chứng như mô tả có thể do chế độ ăn uống (đồ cay, nóng, thiếu một số vitamin, khoáng chất,…). Ngoài ra, trong một số tình huống có thể là những hạt Fordyce, thực chất là những tuyến bã “lạc chỗ” và không đính kèm với hệ thống nang lông. Vì đây là những tuyến bã sinh lý, thường không có biểu hiện và không gây tác động tới sức khoẻ nên thường không có chỉ định chữa trị. Do vậy, điều quan trọng là bạn trai em cần đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, tránh đồ cay nóng (ớt, hạt tiêu,…), tránh chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…), đồng thời sắp xếp thời gian làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể.
Chúc sức khỏe!
Sưng, ngứa buốt xung quanh môi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: gai nha nong
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi, là nữ giới. Dạo gần đây cháu bị sưng vòng quanh môi, ngứa buốt vùng môi, và bị đỏ sẫm vùng môi đó như thể là bị tụ máu vào ấy. Vài hôm trước cháu có đi khám, bác sĩ nói bị viêm miệng và cho thuốc về uống, ban đầu thấy đỡ. Nhưng sau 2 hôm (hôm qua) khi cháu ngủ dậy thấy hiện tuợng lại tái phát và nghiêm trọng hơn. Vậy cháu xin hỏi, như vậy cháu bị làm sao và giờ phải chữa trị như thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện mà bạn mô tả là dấu hiệu của bệnh viêm quanh miệng. Đây là bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ (chiếm 90%). Nguyên nhân của bệnh hiện chưa rõ ràng nhưng nhận thấy rằng bệnh có một số yếu tố thuận lợi làm khởi phát bệnh như: việc sử dụng các thuốc có steroid, mỹ phẩm, chất làm sạch, chất giữ ẩm, các yếu tố vật lý (tia cực tím), các vi sinh vật (trực khuẩn fusiform, nấm candida và một số loại nấm khác.
Về phương pháp chữa trị, cần phối hợp giữa việc uống thuốc với chế độ ăn. Chế độ ăn, cần kiêng các chất gây giãn mạch máu (rượu, bia, đồ ăn nhanh; giảm các đồ ăn có nhiều đường, sữa ngọt. Điều trị thuốc bằng thuốc kháng sinh đường toàn thân (Doxycyclin, Minocyclin, Metronidazole,…) và thuốc kháng sinh bôi tại chỗ (Metronidazole, Erythromycin,…. dạng dung dịch, gel, kem, không dùng dạng mỡ). Chống chỉ định với các steroid bôi tại chỗ. Cần tránh những stress tâm lý.
Chúc bạn khỏe!
Nổi một cục tròn bằng hạt đậu xanh ở môi
Câu hỏi bởi: Lê Phương
Chào bác sĩ.
Con năm nay lớp 8, là con gái. Con bị nổi một cục gì đó tròn tròn bằng hạt đậu xanh ở môi trên bên trái. Đè vào thì thấy nó chạy qua chạy lại, đã gần 4 tháng rồi. Con không có dấu hiệu gì khác thuờng cả: Không đau, không sốt, không sụt cân, không có vết thuơng nào lâu ngày cả. Để môi bình thuờng thì không có nhưng há to thì nó hơi lồi một chút. Thưa bác sĩ con bị bệnh gì vậy ạ? Có cần đi khám không và nếu đi khám thì người ta điều trị bằng cách nào vậy ạ? Con cảm thấy lo lắm.
Cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Cháu bị nổi một cục bằng hạt đậu ở môi trên bên trái, cục sờ cứng hay mềm, da bên ngoài cục đó có thay đổi màu không, cục đó có dấu hiệu to lên không. Với các tính chất di động, không đau kèm với thể trạng không sốt, không sụt cân và không có vết thương nào lâu ngày cả nghĩ nhiều đến lí do lành tính. Để chẩn đoán chính xác khối đó là gì cần phải thăm khám trực tiếp và làm một số xét nghiệm. Để yên tâm cháu nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị. Trong tình huống đó là một u cục lành tính, không có dấu hiệu to lên và không gây tác động đến thẩm mỹ có thể chung sống hòa bình không cần chữa trị.
Chúc cháu sức khỏe!
Xuất hiện đốm thâm trên môi là mắc bệnh gì?
Câu hỏi bởi: pe heo
Thưa bác sĩ!
Ngay từ khi học lớp 11 (6 năm về trước), môi dưới của em xuất hiện đốm thâm nhỏ khoảng bằng đầu ngón tay út. Sau 1 thời gian thì biến mất và lại xuất hiện, diễn ra trong khoảng gần 3 năm. Thời gian gần đây thì đốm đen đó lại xuất hiện nhưng to hơn và sẫm màu hơn nhiều. Tại chỗ đốm đen đó da bị khô ráp và lâu lâu cũng bị ngứa. Cứ sau 1 thời gian thì lại di chuyển khắp môi dưới và những vùng da khác trên môi cũng bị sẫm màu nữa. Khoảng thời gian sau này thì em có dùng son nhưng lúc học cấp 3 thì hoàn toàn không thấy. Em không biết đây là hiện tượng gì nữa, mong bác sĩ tư vấn giúp em và cho em lời khuyên để thoát khỏi tình trạng này.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo em mô tả em có thể ban đỏ nhiễm sắc cố định tái phát (Erythème fixatum pigmentosum récidivans-fixed drug eruption). Đây là một phản ứng da do thuốc (dị ứng thuốc), thường là do thuốc uống, có thể do thức ăn hay một chất gì đó có đặc điểm là tổn thương đỏ da hình tròn, bầu dục, nề, có khi nổi bọng nước, trợt, nhiễm sắc ở giai đoạn thoái lui, thường tái phát sau những lần uống thuốc, cố định ở một số vị trí (có thể thêm vị trí mới), thường xuất hiện vài giờ sau khi dùng thuốc, sự xuất hiện tổn thương thường được báo trước bởi cảm giác nóng bỏng và căng ở vị trí mà sau đó sẽ mọc tổn thương.
Vị trí: Bất kỳ vị trí nào, nhưng hay gặp ở môi, quanh miệng, ở bộ phận sinh dục ngoài, quanh mắt, có thể gặp ở bàn tay, thân mình, mặt…. Số lượng tổn thương thường 1 – 10 cái. Cá biệt có tình huống vài chục cái. Khi bệnh tái phát tổn thương lại xuất hiện ở những vị trí đã bị lần trước, ngoài ra còn có thể thêm vị trí mới. Có tình huống có thể tổn thương niêm mạc miệng, viêm màng tiếp hợp, hoặc tương tự Herpes simplex.
Điều trị và dự phòng:
– Ngừng ngay thuốc nghi vấn.
– Tại chỗ bôi thuốc dịu da như dầu Oxit kẽm, hoặc kem Corticoid.
– Toàn thân dùng kháng Histamine tổng hợp, Corticoid, vitamin C.
– Nhiễm sắc sau viêm kéo dài vài tháng hoặc nhiều năm và nên chữa trị bằng thuốc bôi Hydroquinone.
Phòng bệnh:
– Thận trọng trong việc dùng một số thuốc gây bệnh như đã nói ở trên, nhất là nhóm thuốc cảm sốt, kháng sinh, Sulfamid, thuốc ngủ. – Theo dõi và tránh các loại thức ăn đã gây bệnh trên.
– Nhận diện và ngừng uống thuốc gây bệnh; nếu đã bị một lần thì không dùng lại thuốc đó, các dạng khác của thuốc và thuốc cùng nhóm cũng có thể gây phản ứng chéo.
Chào em!
Chăm sóc khách hàng ViCare
Thân chào bạn,
Việc có vết đen trên môi do dùng son có thể không phải là một bệnh da liễu. Bạn có thể đi đốt laze để xử lý các vết đen đó sau khi đi khám bác sĩ nhé.
Thân ái.
Theo ViCare