Hỏi Bác Sĩ - Nhược thị là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nên được nhiều phụ huynh quan tâm. Sau đây là những thông tin về bệnh ở lứa tuổi này.
Bệnh nhược cơ sụp mi mắt
Câu hỏi bởi: Hoàng Văn Việt
Thưa bác sĩ! Con gái cháu năm nay 9 tuổi, cách đây 4 năm cháu đi điều trị bệnh nhược cơ sụp mi ở bệnh viện nhi TW hơn 1 tuần rồi được ra viện, nhưng được vài tháng mắt cháu lại sụp trở lại, uống thuốc mestinon không có tác dụng. Bây giờ cháu đang cho con uống Loha tráng kiện được 4 tháng, mắt đỡ sụp hơn thôi, giọng nói của cháu nhiều lúc nghe khác với trước. Cháu sợ tình trạng sụp mi lâu dài sẽ dẫn đến nhược thị. Liệu trường hợp con gái cháu có phẫu thuật nâng mi mắt được không. Gia đình cháu đang rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu xin cảm ơn !
Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc
Chào bạn,
Trước hết, cảm ơn bạn đã sử dụng chức năng: “Hỏi bác sĩ” của Vicare.
Trường hợp bé nhà bạn cần làm test: nên khám chuyên khoa phẫu thuật lồng ngực của bv 103 để test có nhược cơ và test sụp mi. Nếu bị nhược cơ thì phẫu thuật để tránh bị trở lại. Nhược cơ khá nguy hiểm, nhược cơ có thể dẫn đến nhược thị là bệnh rất khó chữa trong việc điều trị. Nếu bé bị phì đại tuyến thì phải mổ nhé.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Bé 5 tuổi bị nhược thị, phải làm sao?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Con gái em năm nay 5 tuổi. Cách đây hơn 1 năm bé đi khám mắt và bác sĩ cho biết bé bị nhược thị 2 mắt do loạn thị (thị lực không kính và có kính đều là 4/10 và 5/10) và chỉ định tập mắt. Sau hơn 2 tháng tập thị lực không lên, bác sĩ chỉ định bịt mắt luân phiên và tập mắt, thị lực từ từ lên nhưng 3 tháng nay thị lực vẫn giữ nguyên 9/10 (có kính) dù vẫn bịt mắt và đi tập đều. Bác sĩ cho em hỏi:
1. Tình trạng như vậy có bình thường không?
2. Bé có cần đi tập rất hay không hay có thể 1, 2 ngày/tuần?
3. Giờ bé có nên bịt mắt rất hay nữa không?
4. Việc tập mắt có giúp thị lực không kính tăng lên không? (Giờ thị lực không kính của bé vẫn là 4/10 và 5/10).
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Tùng Lâm
Chào em!
Cháu bé mới 5 tuổi bị nhược thị nhưng cháu chữa trị luyện tập và chỉnh kính lên được 9/10 là thành công rồi đấy. Thường thị giác của trẻ hoàn chỉnh khi cháu 6 tuổi vì vậy cháu vẫn nên tập luyện tiếp theo chỉ định của nơi cháu đang chữa trị. Thường tập nhược thị người ta bịt mắt có thị lực tốt để cho mắt nhược thị được làm việc dẫn đến phục hồi đường dẫn truyền thị giác vì vậy em nên cho cháu làm tiếp theo hướng dẫn ít nhất là cháu qua 6 tuổi.
Chúc em mạnh khỏe.
Bé 5 tuổi rưỡi bị nhược thị do loạn thị có hồi phục được không?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Con tôi hiện nay 5,5 tuổi. Vừa khám ở Bệnh viện Mắt Trung Ương, kết quả là cháu bị viêm kết mạc dị ứng và nhược thị do loạn thị 2 mắt. Giờ cháu mới cắt kính để đeo và uống thuốc điểm mắt. Bác sĩ khuyên nên tập mắt ở Hà Nội. Nhưng gia đình tôi sống ở Quảng Trị không thể ra Hà Nội để tập mắt được. Xin bác sĩ cho biết:
1. Nếu cháu bị nhược thị như vậy có thể hồi phục để thị lực tốt hơn không? Điều trị bằng cách nào?
2. Nếu không tập mắt thì có những phương pháp tập nào để có thể tự tập ở nhà hay không? Nhờ bác sĩ giải đáp cho chúng tôi phương pháp tập để giúp cháu có thể hồi phục dần thị lực.
3. Bệnh viêm kết mạc dị ứng có tác động đến bệnh nhược loạn thị của cháu hay không? Vì cháu bị viêm kết mạc dị ứng từ hồi 5 tuổi nhưng chữa trị nhiều lần khỏi rồi lại tái lại? Rất mong nhận được giải đáp của bác sĩ sớm nhất.
Tôi xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động và sự kém phát triển về chức năng của cơ quan thị giác. Vì một lý do nào đó, não không thể nhận biết được hoàn toàn những hình ảnh mà mắt của những bệnh nhân nhược thị truyền đến. Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi nó có thể làm giảm thị lực ở cả hai mắt, dẫn đến thị lực bị giảm sút mà không thể chữa trị bằng cách chỉnh độ kính. Có thể phân nhược thị thành 2 loại:
Nhược thị chức năng chỉ tình trạng thị lực có thể phục hồi được sau chữa trị và thường không kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt;
Nhược thị thực thể chỉ tình trạng thị lực không thể phục hồi được.
Nhược thị thực thể thường kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt. Để chữa trị bệnh này bác sĩ sẽ khám, tìm ra lí do gây nhược thị, sau đó quyết định các bước chữa trị. Con của bạn được chỉ định đeo kính như một liệu pháp chữa trị, nhằm nỗ lực đem lại cho trẻ thị lực tốt nhất – 100%. Bạn cần nhắc nhở trẻ tuân thủ nghiêm ngặt chế độ đeo kính mà bác sĩ đã chỉ định.
Khi đeo kính mới trẻ có thể sẽ kêu khó chịu hay nhìn kém, nhưng bạn đừng cho rằng kính được chỉ định không đúng bởi trẻ cần có thời gian để thích nghi với chiếc kính này, nhất là khi trẻ bị loạn thị hỗn hợp hoặc lần đầu tiên tiên đeo kính. Bệnh nhân bị nhược thị nên tham gia các khóa chữa trị trên máy và bắt buộc bệnh nhân phải đeo kính khi tập. Bạn nên cố gắng thu xếp cho cháu đi tập ngoài Hà Nội đặc biệt là vào các dịp nghỉ hè. Nếu không có điều kiện ra Hà Nội được, bạn nên duy trì đeo kính cho trẻ, day các huyệt xung quanh mắt.
Sau khóa chữa trị, cháu sẽ được kiểm tra lại thị lực và bác sĩ sẽ có thể thay đổi phác đồ chữa trị tiếp theo, tùy thuộc vào kết quả chữa trị cũng như mức độ mà bệnh nhân đã tuân thủ theo các chỉ định của Bác sĩ. Bệnh viêm kết mạc dị ứng chỉ tác động đến mắt khi bị nặng làm tác động đến môi trường trong suốt của mắt. Trường hợp của cháu có thể là có tác động tới mắt vì đã bị tái đi tái lại nhiều lần.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bệnh viêm giác mạc ở trẻ em
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bsi! Tôi có con trai năm nay 7 tuổi, cháu đi khám và đc kết luận là bị nhược thị bẩm sinh, hiện cháu đang đeo kính. Tuy nhiên hai năm nay cháu thường xuyên bị viêm giác mạc. Điều trị dai dẳng k khỏi. Cháu sợ nhìn ánh sáng và hay chảy nước mắt. Thường xuyên lấy tay dụi mắt lên bệnh ngày càng nặng
Bác sĩ Nguyễn Vinh Quang
Chào bạn,
Nếu con bạn được bác sĩ chẩn đoán là bị nhược thị thì cháu cần phải được đeo kính và tập mắt.
Viêm giác mạc là bệnh lý cần được điều trị kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công việc thường ngày của cháu.
Bạn nên đưa con đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín như bệnh viện Mắt Hà Nội hay bệnh viện Mắt Trung Ương để được bác sĩ khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Bé 4 tuổi bị nháy mắt từ năm 3 tuổi, Chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi có con gái, năm nay cháu lên 4 tuổi. Cháu bị nháy mắt vào năm 3 tuổi, bị một thời gian thì cháu tự khỏi sau đó lại tái phát. Khoảng một tháng nay tôi nhìn thấy mắt cháu không lanh lợi. Tôi cho bé đi khám bác sĩ tư thì họ bảo cháu bị Viễn thị mắt bên phải. Tôi thực sự rất lo lắng vì cháu còn quá bé. Xin hỏi bác sĩ bệnh mắt của cháu có chữa được không? Chữa bằng phương pháp gì ạ? Tôi bị nháy mắt từ năm học lớp 6, tôi đã điều trị nhưng bệnh khỏi 1 thời gian và lại bị lại. Tôi đã sống chung với bệnh này hơn chục năm nay. Mắt của tôi nhìn vẫn rất tốt. Xin hỏi bác sĩ bệnh nháy mắt có di truyền không ạ? Mong bác sĩ cho lời khuyên cho bệnh của con gái tôi.
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Nhiều nghiên cứu cho biết, chúng ta có thể bị nháy mắt trong các tình huống sau: khi cơ thể bị mệt mỏi do mất ngủ, do căng thẳng thần kinh, thiếu máu hoặc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viêm giác mạc… Các bệnh liên quan đến nháy mắt gồm: tổn thương của nhân xám trong não, bệnh nơron thần kinh bị giảm tính trơ đối với dopamine hay cường kích thích bởi dopamine. Chào bạn! Nhiều nghiên cứu cho biết, chúng ta có thể bị nháy mắt trong các tình huống sau: khi cơ thể bị mệt mỏi do mất ngủ, do căng thẳng thần kinh, thiếu máu hoặc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viêm giác mạc… Các bệnh liên quan đến nháy mắt gồm: tổn thương của nhân xám trong não, bệnh nơron thần kinh bị giảm tính trơ đối với dopamine hay cường kích thích bởi dopamine.
Một số hình thái động kinh cơn nhỏ, trong các bệnh lý có tổn thương dây thần kinh số V, VII; hoặc dây V, VII bị kích thích bởi các bệnh loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, zona mắt; bệnh gây thoái hóa nơron thần kinh như Parkinson, hội chứng Wilson; cơn Hysteria; do dùng một số thuốc hướng thần kinh…Đây không phải bệnh di truyền bạn nhé. Điều trị nháy mắt cần phối hợp giữa việc uống thuốc, nghỉ ngơi và tâm lý liệu pháp.
Các thuốc được sử dụng nhằm mục đích chủ yếu là lập lại cân bằng giữa hai hệ thần kinh thể dịch: dopamine là chất trung gian thần kinh gây co cơ và cholinergic là chất trung gian thần kinh gây giãn cơ. Điều trị phẫu thuật gồm nhiều phương pháp như hủy một số nhánh của dây thần kinh số VII; cắt lọc cơ vòng trên sụn và trước sụn, treo mi. Một phương pháp chữa trị mới là tiêm độc tố gây liệt cơ cũng đang được phổ biến rộng rãi. Viễn thị là bất thường khúc xạ, có nghĩa là đường đi của tia sáng ở mắt viễn khác so với mắt chính thị. Khi bị viễn thị, các tia sáng song song hội tụ sau võng mạc. Nguyên nhân có thể là lực khúc xạ của mắt yếu hoặc trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường.
Người bị viễn thị nhìn kém cả ở khoảng gần cũng như khi nhìn xa. Muốn thấy rõ, mắt phải điều tiết để đưa ảnh từ sau về đúng trên võng mạc.Người ta chia viễn thị thành 3 loại:
Viễn thị nhẹ
Dưới 2 đi-ốp
Viễn thị trung bình
Từ 3 đến 5 đi-ốp.
Viễn thị nặng
Hơn 5 đi-ốp.
Trẻ bị viễn thị cần được khám khúc xạ sau khi làm liệt điều tiết để xác định chính xác độ viễn thị. Phương pháp chữa trị chủ yếu là đeo kính. Việc đeo kính phải đi kèm với chế độ luyện tập mắt tích cực để làm giảm độ viễn thị. Trẻ cần được khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện… Mục đích là làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị ( cận thị hóa viễn thị).
Với những trẻ bị nhược thị thì cần chế độ luyện tập tích cực hơn như bịt mắt lành tập mắt nhược thị, hoặc tập trên các hệ thống máy kích thích hoàng điểm, máy tập thị giác 2 mắt… Phổ biến nhất hiện nay là tập trên máy Synophtophore, máy kích thích hoàng điểm. Tập luyện mắt cần thiết nhất khi có nhược thị hoặc độ viễn thị cao. Ngay cả khi đã chữa trị được nhược thị cũng cần tập luyện duy trì để tránh nhược thị tái phát.
Nếu độ viễn thị thấp, không thấy nhược thị thì việc tập luyện mắt không thật cần thiết, chủ yếu là đeo kính rất hay. Nếu được chữa trị và tập luyện tích cực, viễn thị sẽ giảm dần, kèm theo đó thị lực sẽ tăng dần, nhược thị được cải thiện. Bên cạnh đó, trẻ cần được chữa trị chứng lác mắt (nếu có). Theo các chuyên gia, trẻ cần được theo dõi ít nhất 6 tháng một lần để điều chỉnh kính cho phù hợp với sự tiến triển của viễn thị.
Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!
Bệnh nhược cơ sụp mi mắt
Câu hỏi bởi: Hoàng Văn Việt
Thưa bác sĩ! Con gái cháu năm nay 9 tuổi, cách đây 4 năm cháu đi điều trị bệnh nhược cơ sụp mi ở bệnh viện nhi TW hơn 1 tuần rồi được ra viện, nhưng được vài tháng mắt cháu lại sụp trở lại, uống thuốc mestinon không có tác dụng. Bây giờ cháu đang cho con uống Loha tráng kiện được 4 tháng, mắt đỡ sụp hơn thôi, giọng nói của cháu nhiều lúc nghe khác với trước. Cháu sợ tình trạng sụp mi lâu dài sẽ dẫn đến nhược thị. Liệu trường hợp con gái cháu có phẫu thuật nâng mi mắt được không. Gia đình cháu đang rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu xin cảm ơn !
Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc
Chào bạn,
Trước hết, cảm ơn bạn đã sử dụng chức năng: “Hỏi bác sĩ” của Vicare.
Trường hợp bé nhà bạn cần làm test: nên khám chuyên khoa phẫu thuật lồng ngực của bv 103 để test có nhược cơ và test sụp mi. Nếu bị nhược cơ thì phẫu thuật để tránh bị trở lại. Nhược cơ khá nguy hiểm, nhược cơ có thể dẫn đến nhược thị là bệnh rất khó chữa trong việc điều trị. Nếu bé bị phì đại tuyến thì phải mổ nhé.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Bé 5 tuổi bị nhược thị, phải làm sao?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Con gái em năm nay 5 tuổi. Cách đây hơn 1 năm bé đi khám mắt và bác sĩ cho biết bé bị nhược thị 2 mắt do loạn thị (thị lực không kính và có kính đều là 4/10 và 5/10) và chỉ định tập mắt. Sau hơn 2 tháng tập thị lực không lên, bác sĩ chỉ định bịt mắt luân phiên và tập mắt, thị lực từ từ lên nhưng 3 tháng nay thị lực vẫn giữ nguyên 9/10 (có kính) dù vẫn bịt mắt và đi tập đều. Bác sĩ cho em hỏi:
1. Tình trạng như vậy có bình thường không?
2. Bé có cần đi tập rất hay không hay có thể 1, 2 ngày/tuần?
3. Giờ bé có nên bịt mắt rất hay nữa không?
4. Việc tập mắt có giúp thị lực không kính tăng lên không? (Giờ thị lực không kính của bé vẫn là 4/10 và 5/10).
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Tùng Lâm
Chào em!
Cháu bé mới 5 tuổi bị nhược thị nhưng cháu chữa trị luyện tập và chỉnh kính lên được 9/10 là thành công rồi đấy. Thường thị giác của trẻ hoàn chỉnh khi cháu 6 tuổi vì vậy cháu vẫn nên tập luyện tiếp theo chỉ định của nơi cháu đang chữa trị. Thường tập nhược thị người ta bịt mắt có thị lực tốt để cho mắt nhược thị được làm việc dẫn đến phục hồi đường dẫn truyền thị giác vì vậy em nên cho cháu làm tiếp theo hướng dẫn ít nhất là cháu qua 6 tuổi.
Chúc em mạnh khỏe.
Bé 5 tuổi rưỡi bị nhược thị do loạn thị có hồi phục được không?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Con tôi hiện nay 5,5 tuổi. Vừa khám ở Bệnh viện Mắt Trung Ương, kết quả là cháu bị viêm kết mạc dị ứng và nhược thị do loạn thị 2 mắt. Giờ cháu mới cắt kính để đeo và uống thuốc điểm mắt. Bác sĩ khuyên nên tập mắt ở Hà Nội. Nhưng gia đình tôi sống ở Quảng Trị không thể ra Hà Nội để tập mắt được. Xin bác sĩ cho biết:
1. Nếu cháu bị nhược thị như vậy có thể hồi phục để thị lực tốt hơn không? Điều trị bằng cách nào?
2. Nếu không tập mắt thì có những phương pháp tập nào để có thể tự tập ở nhà hay không? Nhờ bác sĩ giải đáp cho chúng tôi phương pháp tập để giúp cháu có thể hồi phục dần thị lực.
3. Bệnh viêm kết mạc dị ứng có tác động đến bệnh nhược loạn thị của cháu hay không? Vì cháu bị viêm kết mạc dị ứng từ hồi 5 tuổi nhưng chữa trị nhiều lần khỏi rồi lại tái lại? Rất mong nhận được giải đáp của bác sĩ sớm nhất.
Tôi xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động và sự kém phát triển về chức năng của cơ quan thị giác. Vì một lý do nào đó, não không thể nhận biết được hoàn toàn những hình ảnh mà mắt của những bệnh nhân nhược thị truyền đến. Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi nó có thể làm giảm thị lực ở cả hai mắt, dẫn đến thị lực bị giảm sút mà không thể chữa trị bằng cách chỉnh độ kính. Có thể phân nhược thị thành 2 loại:
Nhược thị chức năng chỉ tình trạng thị lực có thể phục hồi được sau chữa trị và thường không kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt;
Nhược thị thực thể chỉ tình trạng thị lực không thể phục hồi được.
Nhược thị thực thể thường kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt. Để chữa trị bệnh này bác sĩ sẽ khám, tìm ra lí do gây nhược thị, sau đó quyết định các bước chữa trị. Con của bạn được chỉ định đeo kính như một liệu pháp chữa trị, nhằm nỗ lực đem lại cho trẻ thị lực tốt nhất – 100%. Bạn cần nhắc nhở trẻ tuân thủ nghiêm ngặt chế độ đeo kính mà bác sĩ đã chỉ định.
Khi đeo kính mới trẻ có thể sẽ kêu khó chịu hay nhìn kém, nhưng bạn đừng cho rằng kính được chỉ định không đúng bởi trẻ cần có thời gian để thích nghi với chiếc kính này, nhất là khi trẻ bị loạn thị hỗn hợp hoặc lần đầu tiên tiên đeo kính. Bệnh nhân bị nhược thị nên tham gia các khóa chữa trị trên máy và bắt buộc bệnh nhân phải đeo kính khi tập. Bạn nên cố gắng thu xếp cho cháu đi tập ngoài Hà Nội đặc biệt là vào các dịp nghỉ hè. Nếu không có điều kiện ra Hà Nội được, bạn nên duy trì đeo kính cho trẻ, day các huyệt xung quanh mắt.
Sau khóa chữa trị, cháu sẽ được kiểm tra lại thị lực và bác sĩ sẽ có thể thay đổi phác đồ chữa trị tiếp theo, tùy thuộc vào kết quả chữa trị cũng như mức độ mà bệnh nhân đã tuân thủ theo các chỉ định của Bác sĩ. Bệnh viêm kết mạc dị ứng chỉ tác động đến mắt khi bị nặng làm tác động đến môi trường trong suốt của mắt. Trường hợp của cháu có thể là có tác động tới mắt vì đã bị tái đi tái lại nhiều lần.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bệnh viêm giác mạc ở trẻ em
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bsi! Tôi có con trai năm nay 7 tuổi, cháu đi khám và đc kết luận là bị nhược thị bẩm sinh, hiện cháu đang đeo kính. Tuy nhiên hai năm nay cháu thường xuyên bị viêm giác mạc. Điều trị dai dẳng k khỏi. Cháu sợ nhìn ánh sáng và hay chảy nước mắt. Thường xuyên lấy tay dụi mắt lên bệnh ngày càng nặng
Bác sĩ Nguyễn Vinh Quang
Chào bạn,
Nếu con bạn được bác sĩ chẩn đoán là bị nhược thị thì cháu cần phải được đeo kính và tập mắt.
Viêm giác mạc là bệnh lý cần được điều trị kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công việc thường ngày của cháu.
Bạn nên đưa con đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín như bệnh viện Mắt Hà Nội hay bệnh viện Mắt Trung Ương để được bác sĩ khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Bé 4 tuổi bị nháy mắt từ năm 3 tuổi, Chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi có con gái, năm nay cháu lên 4 tuổi. Cháu bị nháy mắt vào năm 3 tuổi, bị một thời gian thì cháu tự khỏi sau đó lại tái phát. Khoảng một tháng nay tôi nhìn thấy mắt cháu không lanh lợi. Tôi cho bé đi khám bác sĩ tư thì họ bảo cháu bị Viễn thị mắt bên phải. Tôi thực sự rất lo lắng vì cháu còn quá bé. Xin hỏi bác sĩ bệnh mắt của cháu có chữa được không? Chữa bằng phương pháp gì ạ? Tôi bị nháy mắt từ năm học lớp 6, tôi đã điều trị nhưng bệnh khỏi 1 thời gian và lại bị lại. Tôi đã sống chung với bệnh này hơn chục năm nay. Mắt của tôi nhìn vẫn rất tốt. Xin hỏi bác sĩ bệnh nháy mắt có di truyền không ạ? Mong bác sĩ cho lời khuyên cho bệnh của con gái tôi.
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Nhiều nghiên cứu cho biết, chúng ta có thể bị nháy mắt trong các tình huống sau: khi cơ thể bị mệt mỏi do mất ngủ, do căng thẳng thần kinh, thiếu máu hoặc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viêm giác mạc… Các bệnh liên quan đến nháy mắt gồm: tổn thương của nhân xám trong não, bệnh nơron thần kinh bị giảm tính trơ đối với dopamine hay cường kích thích bởi dopamine. Chào bạn! Nhiều nghiên cứu cho biết, chúng ta có thể bị nháy mắt trong các tình huống sau: khi cơ thể bị mệt mỏi do mất ngủ, do căng thẳng thần kinh, thiếu máu hoặc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viêm giác mạc… Các bệnh liên quan đến nháy mắt gồm: tổn thương của nhân xám trong não, bệnh nơron thần kinh bị giảm tính trơ đối với dopamine hay cường kích thích bởi dopamine.
Một số hình thái động kinh cơn nhỏ, trong các bệnh lý có tổn thương dây thần kinh số V, VII; hoặc dây V, VII bị kích thích bởi các bệnh loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, zona mắt; bệnh gây thoái hóa nơron thần kinh như Parkinson, hội chứng Wilson; cơn Hysteria; do dùng một số thuốc hướng thần kinh…Đây không phải bệnh di truyền bạn nhé. Điều trị nháy mắt cần phối hợp giữa việc uống thuốc, nghỉ ngơi và tâm lý liệu pháp.
Các thuốc được sử dụng nhằm mục đích chủ yếu là lập lại cân bằng giữa hai hệ thần kinh thể dịch: dopamine là chất trung gian thần kinh gây co cơ và cholinergic là chất trung gian thần kinh gây giãn cơ. Điều trị phẫu thuật gồm nhiều phương pháp như hủy một số nhánh của dây thần kinh số VII; cắt lọc cơ vòng trên sụn và trước sụn, treo mi. Một phương pháp chữa trị mới là tiêm độc tố gây liệt cơ cũng đang được phổ biến rộng rãi. Viễn thị là bất thường khúc xạ, có nghĩa là đường đi của tia sáng ở mắt viễn khác so với mắt chính thị. Khi bị viễn thị, các tia sáng song song hội tụ sau võng mạc. Nguyên nhân có thể là lực khúc xạ của mắt yếu hoặc trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường.
Người bị viễn thị nhìn kém cả ở khoảng gần cũng như khi nhìn xa. Muốn thấy rõ, mắt phải điều tiết để đưa ảnh từ sau về đúng trên võng mạc.Người ta chia viễn thị thành 3 loại:
Viễn thị nhẹ
Dưới 2 đi-ốp
Viễn thị trung bình
Từ 3 đến 5 đi-ốp.
Viễn thị nặng
Hơn 5 đi-ốp.
Trẻ bị viễn thị cần được khám khúc xạ sau khi làm liệt điều tiết để xác định chính xác độ viễn thị. Phương pháp chữa trị chủ yếu là đeo kính. Việc đeo kính phải đi kèm với chế độ luyện tập mắt tích cực để làm giảm độ viễn thị. Trẻ cần được khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện… Mục đích là làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị ( cận thị hóa viễn thị).
Với những trẻ bị nhược thị thì cần chế độ luyện tập tích cực hơn như bịt mắt lành tập mắt nhược thị, hoặc tập trên các hệ thống máy kích thích hoàng điểm, máy tập thị giác 2 mắt… Phổ biến nhất hiện nay là tập trên máy Synophtophore, máy kích thích hoàng điểm. Tập luyện mắt cần thiết nhất khi có nhược thị hoặc độ viễn thị cao. Ngay cả khi đã chữa trị được nhược thị cũng cần tập luyện duy trì để tránh nhược thị tái phát.
Nếu độ viễn thị thấp, không thấy nhược thị thì việc tập luyện mắt không thật cần thiết, chủ yếu là đeo kính rất hay. Nếu được chữa trị và tập luyện tích cực, viễn thị sẽ giảm dần, kèm theo đó thị lực sẽ tăng dần, nhược thị được cải thiện. Bên cạnh đó, trẻ cần được chữa trị chứng lác mắt (nếu có). Theo các chuyên gia, trẻ cần được theo dõi ít nhất 6 tháng một lần để điều chỉnh kính cho phù hợp với sự tiến triển của viễn thị.
Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare