Các lưu ý về bệnh hen phế quản ở nữ giới


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Hen suyễn là bệnh mãn tính có thể gặp ở bất kỳ ai không phân biệt giới tính. Phụ nữ bị mắc bệnh hen có khả năng di truyền cho con và tác động đến thai nhi nếu đang mang bầu. Lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ để phòng tránh và kiểm soát cơn hen.

Ho nhiều vào lúc nửa đêm, có đờm hay sổ mũi, hắt hơi là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 23 tuổi, là nữ. Cháu thường xuyên bị sổ mũi, ngạt mũi và ho vào lúc nửa đêm và sáng sớm hay khi thay đổi thời tiết. Mỗi lần bị như vậy cháu thấy xuất hiện có đờm ở trong cổ họng màu vàng và trắng rất khó chịu. Có lúc đang nằm ngủ còn nghe thấy tiếng rít hay khò khè ở trong cổ họng nữa. Cháu đã từng đi khám và bác sĩ chẩn đoán là bị viêm phế quản, cháu có mua thuốc về uống nhưng không khỏi. Hiện tại cháu đang rất lo lắng, mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.

Cháu rất cảm ơn!

Chào bạn.

Khả năng bạn bị viêm mũi dị ứng là rất lớn với các triệu chứng ngứa mũi, hắt xì, nghẹt mũi, chảy mũi trong lúc đầu sau đó mũi đặc vàng xanh, chảy vào họng khạc ra,… Viêm mũi dị ứng liên quan trực tiếp đến môi trường nơi bạn công tác, sinh sống, di chuyển, chế độ ăn uống. Chỉ cần có chất gây dị ứng trong môi trường sống của bạn và bạn hít vào, ăn uống vào,… là bạn sẽ bị dị ứng. Viêm mũi dị ứng có thể kèm theo hen suyễn gây ra thở khò khè như trong tình huống của bạn.

Đáng buốn là không có thuốc nào chữa khỏi dị ứng trừ khi bạn được giải dị ứng (gọi là giải mẫn cảm). Bạn nên đến khám tại trung tâm Miễn dịch Dị ứng Lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai để được khám và giải mẫn cảm nếu có thể để giảm dị ứng và các thể của nó như mề đay trên da, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng (ngứa mắt).

Trước mắt, bạn cần tránh tất cả các chất mùi mà bạn hít vào gây dị ứng (phấn hoa, nước hoa, xà phòng giặt, nước xả); tránh thức ăn gây dị ứng (phải ăn thử mới biết), giặt giũ phơi màn chiếu chăn ga (có bọ gây dị ứng), lau bụi nhà bằng nước (quét sẽ bốc lên, hít vào gây hắt xì), tránh xa lông động vật-vật nuôi. Và, dùng các thuốc sau 1 tháng, sau đó ngưng thuốc, khi nào hắt hơi lại thì dùng thêm 1 tháng rồi nghỉ.

1/ montelukast 10 mg ngày 1 viên tối.

2/ Loratadin 10mg 1 viên/ngày.

3/ Avamys 27,5mg 1 lọ, ngày xịt 2 xịt/1 mũi trong 1 tháng.

Chúc bạn kiểm soát được và sống chung với bệnh dị ứng nhé.

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Sử dụng Seretide phòng bệnh hen suyễn bị đau khớp


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa Bác sĩ, vợ e có đi khám tại BV ĐH Y dược đc bác sĩ cho điều trị bằng thuốc xịt dự phòng Seretide 50/250, với liều lượng 2 lần/ngày (2 nhát/1 lần),hẹn tái khám sau 1 tháng.Vợ e xịt đc khoảng 2 tuần thì cảm thấy bớt ho nhiều, nhưng lại cảm thấy đau các khớp(đầu gối, ngón tay) và dọc theo cột sống eo lưng nữa. Bác sĩ cho e hỏi vậy vợ e bị do tác dụng ngoài ý muốn của thuốc xịt ko?Hay do dùng liều cao có cần giảm liều ko?Cảm ơn Bác sĩ

Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng


Chào bạn,

Thuốc Seretide bao gồm salmeterol và fluticasone propionate có cơ chế tác động khác nhau. Salmeterol giảm co thắt phế quản (kiểm soát triệu chứng) và fluticasone propionate có tác dụng kháng viêm (kiểm soát căn nguyên bệnh) và phòng ngừa các đợt cấp.
Theo một số tài liệu thì Có báo cáo về triệu chứng đau khớp và phản ứng quá mẫn, bao gồm nổi mẩn, phù và phù mạch.
Như vậy vợ bạn nên ngừng thuốc và tái khám lại ngay.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Chữa bệnh hen như thế nào?


Câu hỏi bởi: 937115799

Chào bác sĩ.

Tôi năm nay 31 tuổi, vừa sinh cháu thứ hai được 11 tháng. Tôi vừa bị cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai hơn 10 ngày và đã ra viện. Khi ra viện tôi có mua thuốc uống, xịt nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm. Khoảng 3- 4 ngày lại có cơn hen, khó thở, ợ hơi, đau vùng hai vai, không có đờm. Tôi có cảm giác sợ hãi mỗi khi không thở được. Vậy làm sao để chữa dứt điểm tình trạng trên?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Hen phế quản (HPQ) còn được gọi bệnh suyễn là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, lí do do nhiều dị nguyên kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, bụi các loại…

Bạn bị bệnh hen thì không thể khỏi trong một sớm một chiều được. Chữa bệnh hen phế quản nhằm vào chữa trị cắt cơn hen và chữa trị dự phòng để các cơn hen càng thưa ra càng tốt. Thuốc dùng trong hen suyễn được chia thành hai loại: Thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Bạn cũng nên có sẵn trong người ống thuốc hít cắt cơn hen suyễn để sẵn sàng hít ngay khi thấy biểu hiện hen suyễn xuất hiện. Thuốc dự phòng giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn xảy ra. Khi dùng đầy đủ và đều đặn, thuốc dự phòng hen suyễn làm giảm sự co thắt và viêm ở đường dẫn khí. Vì vậy, bạn nên sử dụng thuốc dự phòng hen suyễn dài hạn.

Trong bệnh hen phế quản, tốt nhất là bạn cần dự phòng bệnh tái phát bằng cách điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi. Nếu có điều kiện, bạn nên thay đổi nơi sinh sống. Nếu bạn ở miền bắc thì chuyển vào nam hoặc ngược lại từ nam ra bắc sẽ dần dần giảm đến hết hẳn cơn hen. Ngoài ra, bạn cần tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như thức ăn gây dị ứng, phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại bụi khói, khói thuốc lá, lông chó mèo và các loại sợi bông, sợi nhân tạo của chăn, đệm, thảm trải nhà.

Bạn cũng nên tránh những stress để khỏi bị những cảm xúc bất lợi dẫn đến cơn khó thở. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời để có bạn cùng giúp nhau kiên trì tập thở. Động tác tập thở cũng đơn giản nhưng cũng phải kiên trì: tập thở bụng, dùng co giãn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều ôxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày dành ra 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh, thế là “thiền”, là phòng được bệnh và cải thiện được sức khỏe.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bị hen suyễn sử dụng thuốc ngừa thai Estraceptin có sao không?


Câu hỏi bởi: Thùy Trang

En chào bác sĩ!

Em 19 tuổi, uống thuốc ngừa thai hằng ngày Estraceptin được 1 năm, em có tiền sử bị hen suyễn từ nhỏ, nếu tiếp tục uống có ảnh hưởng đến sức khỏe không ạ?

Em xin cảm ơn!

Chào bạn!

Estraceptin:

Chỉ định: Ngừa thai dạng uống

Chống chỉ định: Bệnh hoặc có tiền căn huyết khối tắc mạch; bệnh về mạch máu ở tim, não, hay mắt; suy thận; bướu ác tính ở vú, tử cung, hay tuyến yên phụ thuộc hormon; suy gan nặng hoặc khởi phát; xuất huyết đường sinh dục chưa được chẩn đoán; Porfiria; bệnh xơ tai; tiểu đường, tăng lipid-máu; chứng ứ mật tái phát; có tiền sử bệnh Herpes trong khi mang thai; có thai, cho con bú; vàng da trong lúc mang thai không rõ nguyên nhân.

Chú ý đề phòng: Ngưng trị liệu khi có các triệu chứng: nhức đầu nặng hoặc bất thường, thay đổi thị giác, tăng huyết áp.

Thuốc ngừa thai dạng uống không có chống chỉ định cho những người bị hen suyễn. Nếu bạn đã sử dụng thuốc này thích hợp thì cứ tiếp tục uống, không có vấn đề gì, chỉ ngừa thuốc khi em có bệnh chống chỉ định và bị những tác dụng phụ của thuốc mà không cải thiện được.

Chúc bạn khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Hen suyễn


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, tôi năm nay 20 tuổi, nữ giới, tôi bị hen suyễn từ nhỏ ( ông nội và ba đều bị hen) nhưng tôi có chữa trị từ nhỏ không còn thường bị cảm giác mệt, khó thở, cách đây 6 năm nhưng gần đây tôi lại hay bị mệt, khó thở một cách đột ngột có đo huyết áp thì hạ nhẹ, tôi có thức khuya nhưng tôi ngủ đủ trên 8giờ/ngày. Dạ xin hỏi tôi bị rối loạn tiền đình hay do bệnh hen của tôi. Xin bác sĩ tư vấn giúp giùm tôi. Xin cảm ơn!

Bác sĩ Chử Thế Lợi


Chào bạn
Người bị hen suyễn được khuyên nên tránh mọi lao động thể lực gắng sức vì đó có thể là yếu tố thuận lợi khởi phát cơn hen.
Bạn nên điều chỉnh lại nếp sinh hoạt, không nên thức khuya.
Không nghĩ đến rối loạn tiền đình vì bạn không có chóng mặt hay buồn nôn.
Tuy nhiên để xác định chính xác có bệnh lý về tai mũi họng hay rối loạn tiền đình thì bạn nên đi khám sớm, chúng tôi sẽ cho bạn lời khuyên cụ thể hơn.
Còn về vấn đề hen thuộc về chuyên khoa dị ứng, bạn có thể tham khảo thêm với bác sỹ chuyên khoa.
Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl