Hỏi Bác Sĩ - Áp lực từ cuộc sống, công việc khiến tình trạng mất ngủ đang ngày càng phổ biến. Mất ngủ diễn ra thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Những thắc mắc dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này.
Mất ngủ thường xuyên
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cho cháu hỏi, năm nay cháu 23 tuổi, cháu thường mất ngủ và khó ngủ. Cháu cao 1m60, nặng 50kg. Bác sĩ cho cháu biết tình trạng sức khoẻ của cháu được không ạ?
Cháu cám ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Cháu 23 tuổi, thường mất ngủ và khó ngủ. Như vậy là cháu bị rối loạn giấc ngủ. Nếu cháu không thấy bệnh lý gì khác gây mất ngủ thì gọi là mất ngủ tiên phát. Thường là có một bệnh lý nào đó gây mất ngủ, như là trầm cảm hoặc một bệnh cơ thể nào đó. Rối loạn giấc ngủ cần được chữa trị sớm. Cách chữa trị phụ thuộc lí do gây ra. Cháu cần đi khám để được hướng dẫn chữa trị. Chúc cháu sớm có giấc ngủ ngon.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Vấn đề mất ngủ
Câu hỏi bởi: Hiền thị liên
thưa bác sĩ!! Con là nữ năm nay 25 tuổi, con mất ngủ 8 năm roi, thời gian đầu mất ngủ nhưng con không dùng thuốc và có ngủ lại được. Khoảng 3 năm nay con mất ngủ nặng va có đi bác sĩ uống thuốc điều trị mất ngủ hơn 2 năm, con thấy bệnh tình khong khả quan mà còn ngược lại bị nghiện thuốc ngủ, đêm nào không co thuốc thì con thức trắng và không thể nào chợp mắt được,con nghĩ chẳng lẽ suốt cuộc dời phai sống nhờ thuốc hay sao, con uống đến 1 ngày thuốc khong còn tác dụng nữa, nên con đã ngưng k uống nữa,thời gian khoang 3 tháng đầu ngưng thuốc con thức trắng, nhiều lúc con nghĩ chết cho xong còn khoe hơn là mất ngủ như vậy! Tính đến thoi điểm này con ngưng thuốc hơn 7 tháng roi giờ mỗi đêm con rất khó ngủ, nếu co thì chập chờn mơ màng khi con tỉnh thi người vẫn bình thường như chưa được ngủ, cho con hỏi như vậy có phải ngủ khong ạ? Va con phải làm nhu thế nao ah! Con xin cám ơn!!
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào con,
Mất ngủ là bệnh điều trị được. Thuốc điều trị bệnh lý này có loại gây nghiện, có loại không gây nghiện. Con cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được điều trị hiệu quả nhất. Con không nên bi quan và suy nghĩ tiêu cực! Chúng tôi đã điều trị cho các bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ như con và kết quả đều rất tốt.
Chúc con mau có giấc ngủ ngon!
Mất ngủ kéo dài
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.tôi 25 tuổi,2 tháng nay tự nhiên tôi bị mất ngủ liên tục,ban ngày đi làm bình thường nhưng đêm chỉ ngủ được 2 tiếng sau đó không tài nào ngủ được đến sáng vẫn đi làm mà không hề buồn ngủ.Liệu mất ngủ kéo dài như vậy có ảnh hưởng xấu không ạ,sin bác sĩ tư vấn giùm.Cảm ơn
Bác sĩ Nguyễn Đức Liên
Chào bạn!
Mất ngủ là bệnh thường gặp ở xã hội hiện đai, bạn nên đi khám bác sĩ thần kinh hoặc bác sĩ sức khỏe tâm thần để được tư vấn và điều trị bệnh. Ngủ giúp cân bằng cơ thể, do vậy bạn nên đi khám và chữa bệnh sớm.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Thân ái!
Chữa mất ngủ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bs. Em năm nay 23 tuổi ,em bị mất ngủ 1 năm nay rồi.trưa đến là em không ngủ được, đến đêm thì e rất khó ngủ ,sáng ngủ dậy thì người rất mệt mỏi chán nản và mắt thì quầng thâm…bs cho e hỏi biện pháp khắc phục và nên đi khám ở cơ sở uy tín nào ở Sài Gòn ạ….e xin cảm ơn.
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào em,
Em có thể tới khám tại khoa thần kinh bệnh viện Chợ rẫy.
Em cần kiểm tra tổng quát xem em có bệnh gì khác không. Đa số tuổi trẻ mất ngủ do stress, căng thẳng quá ..
Hiện tại em có thể học phương pháp thư giãn và thở sâu sẽ ngủ được ngay.
Chúc em sức khỏe!
Chóng mặt, mất ngủ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 24 tuổi, là nữ giới. Cháu hay bị mất ngủ, những lúc cháu rất buồn ngủ và mệt mỏi nhưng lại không thể nào ngủ được. Thỉnh thoảng cháu bị chóng mặt không nhìn thấy gì cả, trước mắt cháu chỉ toàn màu đen trong vài giây và cháu cũng không thể đứng vững ngay lúc đó. Cháu cũng bị nhức đầu, hai bên thái dương của cháu căng lên, hai đầu chân mày cũng bị nhức. Xin hỏi ý kiến của bác sĩ đây là biểu hiện của bệnh gì? Nếu tình trạng này kéo dài cháu có bị tác động gì không? Kính nhờ bác sĩ giải đáp giúp cháu.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Theo mô tả thì có thể bạn bị rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình (RLTĐ) triệu chứng bằng những cơn chóng mặt, do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, tim mạch, mắt, tâm thần. Trước đây, RLTĐ chỉ phát triển trong nhóm bệnh nhân trung niên nhưng hiện nay RLTĐ đã xuất hiện ở người trẻ tuổi (trên 20 tuổi). Mức nguy hại của RLTĐ là những bệnh nhân có bệnh lý đi kèm, như thiếu máu.
RLTĐ là biểu hiện thường xuyên tái phát, tác động đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình:
1. RLTĐ ngoại biên: Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…
2. RLTĐ trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những triệu chứng của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. RLTĐ trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà lí do có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ.
Để xác định chính xác, người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng và Thần kinh. Bác sĩ sẽ chỉ định đo não đồ hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, CT Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI) để tìm đúng lí do gây hội chứng RLTĐ.
Ngoài ra, RLTĐ còn xuất hiện ở những người thường xuyên làm việc căng thẳng, ít ngủ, thường uống rượu bia hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Khi bệnh nhân đã mắc hội chứng RLTĐ thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt…
Trường hợp chóng mặt kèm theo các biểu hiện như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác… thì nên đi khám ngay tại chuyên khoa Tai Mũi Họng, Thần kinh. Bệnh nhân tuyệt đối không tự mua thuốc uống theo mách bảo, theo đơn thuốc cũ vì ngoài RLTĐ, các dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.
Chúc bạn sức khỏe!
Mất ngủ thường xuyên
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cho cháu hỏi, năm nay cháu 23 tuổi, cháu thường mất ngủ và khó ngủ. Cháu cao 1m60, nặng 50kg. Bác sĩ cho cháu biết tình trạng sức khoẻ của cháu được không ạ?
Cháu cám ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Cháu 23 tuổi, thường mất ngủ và khó ngủ. Như vậy là cháu bị rối loạn giấc ngủ. Nếu cháu không thấy bệnh lý gì khác gây mất ngủ thì gọi là mất ngủ tiên phát. Thường là có một bệnh lý nào đó gây mất ngủ, như là trầm cảm hoặc một bệnh cơ thể nào đó. Rối loạn giấc ngủ cần được chữa trị sớm. Cách chữa trị phụ thuộc lí do gây ra. Cháu cần đi khám để được hướng dẫn chữa trị. Chúc cháu sớm có giấc ngủ ngon.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Vấn đề mất ngủ
Câu hỏi bởi: Hiền thị liên
thưa bác sĩ!! Con là nữ năm nay 25 tuổi, con mất ngủ 8 năm roi, thời gian đầu mất ngủ nhưng con không dùng thuốc và có ngủ lại được. Khoảng 3 năm nay con mất ngủ nặng va có đi bác sĩ uống thuốc điều trị mất ngủ hơn 2 năm, con thấy bệnh tình khong khả quan mà còn ngược lại bị nghiện thuốc ngủ, đêm nào không co thuốc thì con thức trắng và không thể nào chợp mắt được,con nghĩ chẳng lẽ suốt cuộc dời phai sống nhờ thuốc hay sao, con uống đến 1 ngày thuốc khong còn tác dụng nữa, nên con đã ngưng k uống nữa,thời gian khoang 3 tháng đầu ngưng thuốc con thức trắng, nhiều lúc con nghĩ chết cho xong còn khoe hơn là mất ngủ như vậy! Tính đến thoi điểm này con ngưng thuốc hơn 7 tháng roi giờ mỗi đêm con rất khó ngủ, nếu co thì chập chờn mơ màng khi con tỉnh thi người vẫn bình thường như chưa được ngủ, cho con hỏi như vậy có phải ngủ khong ạ? Va con phải làm nhu thế nao ah! Con xin cám ơn!!
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào con,
Mất ngủ là bệnh điều trị được. Thuốc điều trị bệnh lý này có loại gây nghiện, có loại không gây nghiện. Con cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được điều trị hiệu quả nhất. Con không nên bi quan và suy nghĩ tiêu cực! Chúng tôi đã điều trị cho các bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ như con và kết quả đều rất tốt.
Chúc con mau có giấc ngủ ngon!
Mất ngủ kéo dài
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.tôi 25 tuổi,2 tháng nay tự nhiên tôi bị mất ngủ liên tục,ban ngày đi làm bình thường nhưng đêm chỉ ngủ được 2 tiếng sau đó không tài nào ngủ được đến sáng vẫn đi làm mà không hề buồn ngủ.Liệu mất ngủ kéo dài như vậy có ảnh hưởng xấu không ạ,sin bác sĩ tư vấn giùm.Cảm ơn
Bác sĩ Nguyễn Đức Liên
Chào bạn!
Mất ngủ là bệnh thường gặp ở xã hội hiện đai, bạn nên đi khám bác sĩ thần kinh hoặc bác sĩ sức khỏe tâm thần để được tư vấn và điều trị bệnh. Ngủ giúp cân bằng cơ thể, do vậy bạn nên đi khám và chữa bệnh sớm.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Thân ái!
Chữa mất ngủ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bs. Em năm nay 23 tuổi ,em bị mất ngủ 1 năm nay rồi.trưa đến là em không ngủ được, đến đêm thì e rất khó ngủ ,sáng ngủ dậy thì người rất mệt mỏi chán nản và mắt thì quầng thâm…bs cho e hỏi biện pháp khắc phục và nên đi khám ở cơ sở uy tín nào ở Sài Gòn ạ….e xin cảm ơn.
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào em,
Em có thể tới khám tại khoa thần kinh bệnh viện Chợ rẫy.
Em cần kiểm tra tổng quát xem em có bệnh gì khác không. Đa số tuổi trẻ mất ngủ do stress, căng thẳng quá ..
Hiện tại em có thể học phương pháp thư giãn và thở sâu sẽ ngủ được ngay.
Chúc em sức khỏe!
Chóng mặt, mất ngủ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 24 tuổi, là nữ giới. Cháu hay bị mất ngủ, những lúc cháu rất buồn ngủ và mệt mỏi nhưng lại không thể nào ngủ được. Thỉnh thoảng cháu bị chóng mặt không nhìn thấy gì cả, trước mắt cháu chỉ toàn màu đen trong vài giây và cháu cũng không thể đứng vững ngay lúc đó. Cháu cũng bị nhức đầu, hai bên thái dương của cháu căng lên, hai đầu chân mày cũng bị nhức. Xin hỏi ý kiến của bác sĩ đây là biểu hiện của bệnh gì? Nếu tình trạng này kéo dài cháu có bị tác động gì không? Kính nhờ bác sĩ giải đáp giúp cháu.
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn.
Theo mô tả thì có thể bạn bị rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình (RLTĐ) triệu chứng bằng những cơn chóng mặt, do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, tim mạch, mắt, tâm thần. Trước đây, RLTĐ chỉ phát triển trong nhóm bệnh nhân trung niên nhưng hiện nay RLTĐ đã xuất hiện ở người trẻ tuổi (trên 20 tuổi). Mức nguy hại của RLTĐ là những bệnh nhân có bệnh lý đi kèm, như thiếu máu.
RLTĐ là biểu hiện thường xuyên tái phát, tác động đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình:
1. RLTĐ ngoại biên: Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…
2. RLTĐ trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những triệu chứng của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. RLTĐ trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà lí do có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ.
Để xác định chính xác, người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng và Thần kinh. Bác sĩ sẽ chỉ định đo não đồ hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, CT Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI) để tìm đúng lí do gây hội chứng RLTĐ.
Ngoài ra, RLTĐ còn xuất hiện ở những người thường xuyên làm việc căng thẳng, ít ngủ, thường uống rượu bia hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Khi bệnh nhân đã mắc hội chứng RLTĐ thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt…
Trường hợp chóng mặt kèm theo các biểu hiện như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác… thì nên đi khám ngay tại chuyên khoa Tai Mũi Họng, Thần kinh. Bệnh nhân tuyệt đối không tự mua thuốc uống theo mách bảo, theo đơn thuốc cũ vì ngoài RLTĐ, các dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare