Đối tượng bị bệnh mất ngủ thường là ai?


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ em, người trưởng thành hay người lớn tuổi đều có thể bị mắc bệnh mất ngủ. Một số giải đáp của bác sĩ chuyên khoa dưới đây phần nào sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Bệnh mất ngủ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Tôi năm năm nay 34 tuổi. Trước đây vì công việc nên tôi phải thức đêm, giờ thành thói quen đêm tôi bị mất ngủ ko ngủ được nên tôi hay chơi game và vào các trang mạng xã hội facebook , zalo, đọc báo đến 2-3h sáng.
Bây giờ công việc của tôi cũng ko phải thức đêm nhiều nhưng tôi vẫn ko ngủ đc vì thói quen trc đây. Tôi muốn hỏi bác sĩ thức đêm có ảnh hưởng tới sức khoẻ không? làm như nào để tôi có thể ngủ đc? Tôi xin cám ơn bs

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn !
Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.
Ở người trưởng thành trung bình mỗi ngày cần ngủ từ 7 đến 8 giờ. Một giấc ngủ bình thường một đêm gồm khoảng 4 đến 5 chu kỳ. Mỗi chu kỳ từ 90 đến 120 phút. – Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, ví dụ: như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 – 10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.
Một giấc ngủ ngon và chất lượng là một giấc ngủ cần phải đáp ứng những yếu tố sau:
– Đủ về số lượng: Có nghĩa là đảm bảo thời gian ngủ từ 7 đến 8 giờ theo sinh lý bình thường.
– Đảm bảo về chất lượng: Có nghĩa là sau khi ngủ dậy cơ thể cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái, khỏe mạnh không còn cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ nữa, năng suất làm việc cao và không có những cơn ác mộng trong khi ngủ.
Áp lực từ cuộc sống, công việc khiến bạn rơi vào tình trạng mất ngủ do lệch nhip sinh học của cơ thể. Nếu mất ngủ diễn ra thường xuyên và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, đồng nghĩa với việc bạn đã mắc chứng rối loạn giấc ngủ, cần chú ý cải thiện kịp thời để đưa cơ thể về nhịp sinh học. Bởi vì dài lâu, chất lượng giấc ngủ giảm sút chính là nguyên nhân giảm sút năng lượng cơ thể, đời sống tinh thần và sức khỏe toàn thân.
Để khắc phục tình trạng mất ngủ lệch pha đó bạn cần: Đưa giấc ngủ quay về đúng nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể là mục tiêu trong điềut rị mất ngủ, khó ngủ. Về cơ bản, các loại thuốc ngủ không giải quyết được tình trạng mất ngủ kéo dài, nó chỉ có tác dụng tức thời, theo kiểu “cưỡng ép” giấc ngủ. Để giấc ngủ đến được một cách tự nhiên, điều quan trọng là thay đổi lối sống và “dọn dẹp” gốc tự do trong cơ thể.
Biện pháp khắc phục: Đối với bạn việc làm trước tiên là:
– Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: như uống cà phê quá nhiều vào buổi tối, do căng thẳng trong công việc… Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.
– Vệ sinh giấc ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v…
– Liệu pháp tâm lý: Thư giãn – Thiền: Đầu tiên cần nhớ rằng sức khoẻ sẽ không ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đúng 6 hoặc 8 giờ mỗi ngày. Trước khi đi ngủ bạn hãy thư giãn như: Đi bộ, thể dục nhẹ nhàng, ngồi thiền tĩnh tâm…
– Điều trị mất ngủ cần kết hợp giữa liệu pháp tâm lý với hóa dược, nhưng muốn lập lại phản xạ ngủ thì phải cần rất nhiều thời gian, nghĩa là cần phải kiên trì thường xuyên liên tục,thực hiện đúng đủ theo đơn thuốc và có sự thông tin liên lạc với bác sỹ thì sẽ đem lại hiệu quả như mong muốn.
– Nếu sau một tháng mà tình trạng không cải thiện thì bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ sẽ có hướng cụ thể cho bạn.
Chúc bạn nhanh ổn định sức khỏe.

Cách chữa mất ngủ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bs,tôi mất ngủ nhiều năm nay,nếu nhắm mắt đầu miên man,nghĩ linh tinh.thần kinh tỉnh táo,biết hết mọi chuyện khi nhắm mắt.nhưng có chuyện gì là nó ám ảnh cả ngày đêm,tưởng tg ra những thư linh tinh khi nhắm mắt.sáng ra có cảm giác chưa ngủ.tôi đi khám ko ra bệnh gì ở tuyến huyện.tôi cần bs giúp đỡ.

Bác sĩ Cao Tiến Đức


Chào bạn,

Bạn bị rối loạn giấc ngủ, có thể rối loạn này là một bệnh lý nhưng cũng có thể rối loạn giấc ngủ chỉ là triệu chứng của một bệnh nào đó. Bạn cần được bác sĩ chuyên khoa tâm thần thăm khám và kê đơn điều trị mới có kết quả.

Chúc bạn sớm có giấc ngủ ngon!

Chứng mất tập trung và mất ngủ


Câu hỏi bởi: 321

Thưa bác sĩ.

Cháu hay mất tập trung và thường xuyên mất ngủ vì lúc nào đầu cũng suy nghĩ. Xin bác sĩ cho cháu cách xử lý ạ!

Cháu xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Cháu không nói rõ cháu năm nay bao nhiêu tuổi là nam hay nữ. Mất tập trung và mất ngủ ở cháu đã lâu chưa? Có lẽ cháu còn trẻ đúng không? Chứng mất tập trung và mất ngủ ở người trẻ tuổi lí do khác với người trung tuổi và người già. Vì tuổi trẻ chưa từng trải, dễ nhạy cảm và dễ bị tổn thương tâm lý khi gặp phải những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Do vậy sự tác động của mặt tâm lý dễ gây ra những biến đổi nặng nề ở người trẻ tuổi.

Bác nêu một số lí do gây kém tập trung và mất ngủ ở người trẻ tuổi để cháu tham khảo nhé: Theo các chuyên gia nghiên cứu thì tỷ lệ người trẻ kém ăn kém ngủ và kém tập trung chú ý ngày càng gia tăng nhất là ở bạn gái do nhiều lí do khác nhau nhưng phần lớn là do thói quen sinh hoạt và các yếu tố tác động đến tâm lý như tình cảm bạn bè, tình yêu rạn nứt, sự giận dỗi, hờn dỗi trong yêu đương, sức ép trong học tập và công tác, các stress trong cuộc sống hàng ngày….

Để xử lý tình trạng kém tập trung và mất ngủ cháu cần thực hiện một số vấn đề sau đây:

Nghỉ ngơi thư giãn cho đầu óc được thảnh thơi, không làm việc qúa sức.

Đi ngủ và thức đúng giờ quy định, tạo thành thói quen cho bản thân.

Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga…

Không ngủ vặt ban ngày chỉ ngủ trưa 30 phút.

Tập thể dục đều đặn hàng ngày.

Không để các việc khác chi phối giấc ngủ, khi đã lên gường là tắt điện không nằm xem tivi, đọc sách…

Tạo môi trường phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát, vừa đủ ánh sáng.

Hoàn toàn thư giãn về tâm lý, loại bỏ mọi phiền muộn và suy tư ra khỏi giấc ngủ.

Loại bỏ các stress ra khỏi cuộc sống thường ngày.

Không ăn no trước khi ngủ.

Nên tắm nước ấm trước khi ngủ tạo thư giãn giúp giấc ngủ sâu hơn Trên đây là một số vấn đề giúp giấc ngủ tốt hơn và cũng là tạo trạng thái ý thức tỉnh táo tập trung hơn.

Cháu cháu có giấc ngủ ngon.

Bị mất ngủ, đau chân triền miên


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Tôi bị mất ngủ 5 năm rồi. Một ngày chỉ ngủ được khoảng 3 tiếng (từ 0h-3h00) ban ngày thì không ngủ được. Tôi còn bị đau chân triền miên nên cảm thấy cả ngày người mệt mỏi, rũ rượi. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì và nên điều trị như thế nào?

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Tình trạng mất ngủ mãn tính của bạn có thể do nhiều lí do:

Bệnh lý đa khoa: Dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản…

Khoảng 35 – 50% tình huống mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến bệnh lý tâm thần Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ: Trầm cảm. Hưng cảm. Rối loạn lo âu lan toả. Rối loạn stress sau chấn thương Nghiện( rượu và các chất dạng thuốc phiện). Tâm thần phân liệt. Bệnh sa sút trí tuệ.

Ngoài ra còn 1 số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như: Mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau …

Bạn năm nay bao nhiêu tuổi, có mắc bệnh gì kèm theo không? Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là chữa trị biểu hiện, kết hợp với chữa trị lí do nếu xác định được lí do gây mất ngủ. Với tình trạng hiện tại bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám trực tiếp, làm thêm một số xét nghiệm để tìm lí do gây ra tình trạng mất ngủ mãn tính và đau chân triền miên, từ đó có phương pháp chữa trị hiệu quả.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bệnh rối loạn thần kinh mất ngủ


Câu hỏi bởi: Mỹ Dung

Thưa bác sĩ, mẹ của tôi năm nay 45 tuổi. Bị bệnh viêm xoang bướm điều trị nhiều năm nhưng ảnh hưởng tới thần kinh làm mất ngủ kinh niên hơn 10 năm. Đã điều trị và uống nhiều thuốc nhưng vẫn mất ngủ trầm trọng. Bên cạnh mất ngủ, còn đau nhức mắt và đầu, giảm trí nhớ. Uống thuốc ngủ thì ngủ được 1 ít, ngưng uống thì mất ngủ. Tôi có nghe người thân giớ thiệu bác sĩ Lương Văn Đồng chuyên khoa nội thần kinh. Xin hỏi bác sĩ cách điều trị để mẹ tôi có thể ngủ được.
Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Đức Liên


Chào bạn,
Mất ngủ là một bệnh mãn tính, và cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý thần kinh. Mẹ bạn được chẩn đoán viêm xoang bướm, đã điều trị rồi mà vẫn còn đau mắt và đau đầu.
Bạn nên cho mẹ bạn đến bệnh viện chuyên khoa về thần kinh khám và chụp cộng hưởng từ để điều trị khỏi bệnh này trước nhé, Bác sỹ sẽ tư vấn và điều trị mất ngủ.
Chúc mẹ bạn sớm bình phục!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl