Rối loạn lo âu – những hậu quả khó lường


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Rối loạn lo âu là một bệnh rất nguy hiểm, nhưng trong thực tế, rất nhiều người khá chủ quan, không quan tâm đến triệu chứng bệnh. Điều này kéo theo hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời. Tổng hợp những giải đáp thắc mắc dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm hậu quả của bệnh.

khóc vô thức, chân tay run, suy nghĩ linh tinh, hay cáu giận


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Năm nay em 24 tuổi, khoảng 2 tháng nay em bị các biểu hiện khó thở, thở gấp, hoa mắt và chóng mặt, khóc 1 cách vô cớ, tay chân đều bị run và mỗi khi suy nghĩ linh tinh hoặc lúc tức giận em không kiềm chế được hành động của mình thường hay cấu xé, quát nạt mọi người, khó ngủ 1 đêm, em giật mình có khi đến 2 lần vào lúc gần 4 giờ sáng, và những triệu chứng trên luôn cố định vào khoảng thời gian 6 giờ tối đến khi em đi ngủ, mau quên những chịu chứng của em là triệu chứng bệnh gì? Xin bác sĩ giải đáp giúp em.

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Theo tôi thì có thể bạn đã mắc chứng rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu là một nhóm biểu hiện liên quan đến nhiều trạng thái khác nhau. Vì vậy triệu chứng lâm sàng của căn bệnh này có thể rất khác nhau. Với người này, bệnh có thể triệu chứng dưới dạng một cơn lo âu kịch phát mà không có dấu hiệu báo trước, nhưng với người khác bệnh lại có thể xuất hiện từ từ, có người lại có những sự căng thẳng, lo lắng về mọi thứ trong cuộc sống nhưng tất cả những rối loạn này tập trung vào việc lo lắng hoặc sợ hãi một cách nghiêm trọng về một trường hợp mà hầu hết người bình thường không có ai cho là nghiêm trọng với triệu chứng ở những nhóm rối loạn sau:

– Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, khiếp sợ cái chết, có vấn đề về tập trung, chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình.

– Những triệu chứng về biểu hiện cơ thể: Chứng rối loạn lo âu không chỉ là biểu hiện của cảm xúc mà tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có thể bị tác động và làm cho cơ thể có những triệu chứng về biểu hiện cơ thể khác nhau và chính điều này làm cho người bệnh bị chẩn đoán nhầm với những bệnh lý khác và không được chữa trị đúng chuyên khoa hoặc phải mất thời gian dài mới có thể gặp được đúng thầy thuốc chuyên khoa Tâm thần.

Những triệu chứng phổ biến về biểu hiện cơ thể của rối loạn lo âu là: cơn nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân và co quắp chân tay, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ. Bạn nên đi khám Nội tổng hợp để loại trừ các bệnh lý thực thể trước nhé, sau đó hãy khám chuyên khoa Tâm thần, các bác sĩ sẽ giúp đỡ bạn.

Chúc bạn sống khỏe!

Mất ngủ trầm cảm rối loạn lo âu


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ tôi năm nay 24 tuổi tôi bị mất ngủ cách dây 8 năm do 1 cú sốc về tâm lý toi có đi khám và bác si ket luận toi bi mat ngủ trầm cảm lo âu toi cung di điều trị ở nhiều bệnh viện nhưng mà bệnh tình không được thuyen giam ma con ngày càng nặng hơn các bác sĩ đieu tri cho toi Họ đều lắc đầu tôi thấy chán nản và thất vọng chỉ muon chết di cho đỡ khổ hien tai toi dg uống thuoc ngủ seduxen 4 vien moi ngủ đuợc toi xin hoi bác sĩ bay giờ toi nen uống thuoc gi ạ

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn !
Rối loạn hỗn hợp lo âu – trầm cảm là kết luận của bác sỹ cách đây 8 năm đối với bạn, bạn đã đi điều tri ở nhiều bệnh viện nhưng bệnh còn nặng hơn. Tuy nhiên bạn không cho biết bạn đã điều trị bệnh ở bệnh viện nào và thuốc điều trị cho bạn là những loại thuốc gì? Hiện tại bạn đang dùng 4(bốn) viên Seduxen mới ngủ được, sử dụng thuốc này cần theo đơn của bác sỹ, nếu không sẽ gây hậu quả khó lường. Bởi vì: Seduxen-5mg, Dược cất chính: Diazepam. Diazepam là một thuốc hướng thần thuộc nhóm 1,4 benzodiazepin, có tác dụng rõ rệt làm giảm căng thẳng, kích động, lo âu, và tác dụng an thần, gây ngủ. Tuy nhiên dùng diazepam kéo dài dẫn đến nghiện thuốc, thông thường không nên dùng quá 15 – 20 ngày. Thiết nghĩ việc điều trị của bạn chưa có hiệu quả có thể do:
Bệnh viện bạn điều trị không phải Bệnh viện chuyên khoa tâm thần.
Loại thuốc và liều thuốc chưa phù hợp với từng giai đoạn biến đổi của bệnh
Quá trình điều trị bạn thiếu kiên trì chưa đủ thời gian vì chữa trị bệnh Lo âu – Trầm cảm từ 6 đến 18 tháng bệnh mới ở giai đoạn ổn định.(có thể bênh mới thuyên giảm chút ít bạn đã ngừng uống thuốc gây hiện tượng ngắt quãng, rất khó điều trị thành công)
Môi trường sống, điều kiện sinh hoạt(yếu tố gia đình), các mối quan hệ xã hội( công việc làm, giao tiếp xã hội), đặc biệt sang chấn tâm lý cũ không được giải tỏa gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Điều trị rối loạn giấc ngủ(mất ngủ) trong hỗn hợp lo âu trầm cảm rất cần đến thời gian và công sức đồng thời cũng sự chia xẻ giúp đỡ của gia đình và xã hội, đặc biệt là người thân tránh sự mặc cảm bệnh tật. Bạn hết sức tránh các sang trấn tâm lý, có lối sống văn minh lành mạnh, tham gia hoạt động thể dục thể thao hoặc các hoạt động xã hội khác sẽ giúp cho bạn nhanh ổn định bệnh tật.
Để khắc phục tình trạng trên bạn nên tái khám tại các bệnh viện tuyến trung ương như: Bệnh viện tâm thần trung ương 1; Khoa tâm thần Quân y viện 103; Viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch mai Hà nội… Các bác sỹ sẽ khám trực tiếp và có hướng chữa trị cụ thể cho bạn. Chúc bạn mau lành bệnh.

Bị trầm cảm nên rất khó ngủ phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Ph. V. Huy

Thưa bác sĩ.

Tôi bị mất ngủ đã lâu. Đi khám ở bệnh viện Tâm thần Hải Phòng thì được chẩn đoán là rối loạn lo âu. Điều trị được 3 tháng thì bác sĩ chuyển qua điều trị chứng trầm cảm.

Tôi đã uống thuốc Remeron nhưng không khỏi. Tôi không khó đi vào giấc ngủ song ngủ mơ liên miên và giấc ngủ rất chập chờn. Thỉnh thoảng tôi còn bị đánh trống ngực do nhịp tim nhanh. Xin bác sĩ tư vấn dùm.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Mến chào Huy.

Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm các bệnh lý Nội khoa, đặc biệt khi các bệnh này gây ra đau đớn (viêm thần kinh tọa, thoái hóa cột sống…) hoặc khó thở (COPD, hội chứng ngưng thở khi ngủ…). Hoặc do sử dụng các chất kích thích tâm thần như trà, cà phê, vitamin C, rượu, bia, thuốc men (Corticoide, Hormone giáp trạng…). Hoặc điều kiện không thuận lợi như: thay đổi múi giờ, làm việc theo ca, giờ giấc sinh hoạt thất thường, phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, có nhiều tiếng ồn… Một nguyên nhân quan trọng nữa khá thường gặp có thể gây nên mất ngủ là các bệnh lý tâm thần mà trong đó đứng đầu là trầm cảm và/hoặc rối loạn lo âu, rối loạn stress. Do đó, điều quan trọng là phải xác định và điều trị được nguyên nhân gây ra mất ngủ thay vì uống các loại thuốc chỉ có tác dụng gây ngủ.

Nếu tình trạng mất ngủ của em là do trầm cảm hoặc rối loạn lo âu gây ra thì việc điều trị triệt để các căn bệnh này là cách tốt nhất để cải thiện giấc ngủ.

Thực tế, rối loạn lo âu hay trầm cảm là hai loại rối loạn có liên hệ mật thiết, thường song hành cùng nhau, đôi khi khó phân định đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả. Muốn điều trị có kết quả tốt, thuốc dùng phải thích hợp với tình trạng hiện tại của em (vừa có tác dụng chống trầm cảm, vừa có tác dụng giải lo âu và có tính chất êm dịu), liều lượng phải đủ hiệu quả và đặc biệt lưu ý là phải duy trì trong một thời gian đủ lâu sau khi bệnh đã ổn để hạn chế khả năng tái phát bệnh.

Song song việc điều trị bằng thuốc, một chế độ sinh hoạt điều độ và việc vệ sinh giấc ngủ là vô cùng quan trọng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp yêu cầu có các hoạt động thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên- ít nhất 30 phút/lần, và 3 lần/tuần – lưu ý không nên vận động trước khi ngủ mà nên tập luyện vào buổi chiều.

Không sử dụng các chất kích thích bao gồm trà, cà phê, rượu… Buổi tối chỉ nên ăn nhẹ, nên uống 1 ly sữa nóng trước khi ngủ. Không nên ngủ trưa quá dài.

Vệ sinh giấc ngủ bao gồm phòng ngủ đủ tối, thoáng mát, không ồn ào; đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không xem tivi trên giường, ra khỏi giường nếu sau 30 phút vẫn không vào được giấc ngủ…

Trong thư em không cung cấp đủ thông tin về diễn tiến tình trạng của bản thân như thế nào nên khó lòng đưa ra cho em kết luận cụ thể về tình trạng hiện tại. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng điều trị của em là chưa đạt hiệu quả. Em cần rà soát lại chế độ sinh hoạt và vấn đề vệ sinh giấc ngủ xem có phù hợp chưa. Đồng thời nên trao đổi thêm với bác sĩ điều trị để có điều chỉnh thích hợp giúp giải quyết tình trạng của em ở mức tối ưu và triệt để.

Chúc em mau chóng hồi phục và có được giấc ngủ chất lượng!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Tư vấn điều trị khi người bệnh thức suốt ngày đêm, bứt rứt, mệt mỏi, rên rỉ.


Câu hỏi bởi: Nguyen Van Cu

Xin chào bác sĩ.

Má em năm nay 70 tuổi, bệnh mất ngủ 4 năm rồi, đi bệnh viện tâm thần, uống thuốc ngủ gần 4 năm rồi mà giờ vẫn không ngủ được, thức suốt ngày đêm, bức rức, mệt mỏi, rên rỉ… cũng đi nhiều bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, vẫn không ngủ được. Xin bác sĩ tư vấn điều trị.

Cảm ơn bác sĩ!

Chào em.

Mất ngủ có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, các bệnh lý tâm thần – thần kinh khác, hoặc là rối loạn liên quan đến các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tim mạch…

Trước hết, nếu có bệnh khác, mẹ em cần được điều trị triệt để hoặc đều đặn nhé. Điều trị mất ngủ là điều trị các nguyên nhân trên, trong đó đa phần là vấn đề tâm thần. Thuốc điều trị các rối loạn tâm thần thường cần thời gian ít nhất 2 tuần mới thấy rõ tác dụng, còn thuốc gây ngủ ngay lập tức thường có thể gây nghiện, không nên dùng lâu dài. Do vậy, khi điều trị ở một bệnh viện hoặc bác sĩ nào đó, nên dùng thuốc khoảng 1 tháng rồi mới đánh giá tác dụng.

Thân mến.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl