Bênh basedow đối với sản phụ


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Sản phụ thường rất lo lắng về khả năng di truyền bệnh này cho con và phân vân về phương pháp điều trị có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Cùng bổ sung kiến thức về bệnh Basedow đối với sản phụ qua tuyển tập bên dưới để có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề.

Bệnh Basedow có truyền từ mẹ sang con không?


Câu hỏi bởi: Nhok ngok kute

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 22 tuổi, đã có con 1 tuổi. Trước đây cháu có bị bệnh Basedow và cháu đã điều trị ổn định. Xin bác sĩ cho cháu hỏi con cháu có nguy cơ bị bệnh này không ạ?

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Bệnh Basedow là một bệnh nội tiết của tuyến giáp trong đó tuyến giáp to lan tỏa và có dấu hiệu của cường chức năng tuyến giáp. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và thường là gặp ở người trẻ tuổi, người già và trẻ em ít gặp bệnh Basedow. Ngày nay người ta cho rằng bệnh Basedow là một bệnh tự miễn dịch và người ta thấy rằng bệnh Basedow có yếu tố gia đình rõ rệt. Có nghĩa là trong một gia đình có cha hay mẹ bị bất thường về tuyến giáp như bướu giáp, Basedow… thì con cái sẽ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh Basedow.

Chúc cháu nuôi con mạnh khỏe!

Bệnh basedow, cách trị cho phu nữ mang thai


Câu hỏi bởi: Huong

Thưa BS:
E có tiền sử bị basedow 4-5 năm, điều trị chưa dứt điểm. Hiện tại e đang mang thai 6 tuần. Có thuốc nào điều trị bệnh mà ko ảnh hưởng tới thai nhi ko ạ, hay ngưng thuốc hoàn toàn có ảnh hưởng gì đến bé ko?
E cám ơn BS

Bác sĩ Phạm Thị Vạn Xuân


Chào bạn,
Trường hợp của bạn cần phải có sự phối hợp điều trị giữa bác sĩ sản phụ và bác sĩ nội tiết.
Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ có những ảnh hưởng nặng nề cho thai nhi :
– Thai nhi bị biến chứng nặng dẫn tới tử vong
– Bé sinh ra bị suy giáp
Vì vậy bạn cần phải đi khám bác sĩ sản phụ để được điều trị kịp thời nhé.
Chúc bạn sức khỏe!

Thuốc điều trị bướu Basedow có làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Tôi năm nay 19 tuổi, là nữ giới. Năm 15 tuổi tôi đã bị bướu Basedow và đang chữa trị cho đến nay. Tình trang bệnh cũng chưa khả quan là bao. Thể tích khối bướu cũng đang lớn, mệt mỏi cũng liên tiếp xảy ra. Giờ tôi được bác sĩ kê đơn uống là thuốc Thyrozol 5mg và Tebagin. Nhưng cơ thể của tôi dần mập lên vì uống loại thuốc đó. Tôi sợ cứ thế tăng thì người tôi sẽ như thế nào nữa và nếu dùng thuốc nhiều như thế này thì sau này có tác động gì đến việc đẻ con không ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Cháu bị bướu giáp Basedow từ năm 15 tuổi, năm nay cháu 19 tuổi tức là cháu đã có bệnh và chữa trị được 4 năm. Các biểu hiện của cháu chưa ổn: mệt mỏi liên tiếp, bướu to lên, tăng cân. Triệu chứng mệt mỏi nhiều, bướu to lên cho thấy bệnh chưa được ổn định. Tăng cân: Có thể giải thích tăng cân bởi vài lý do sau:

Bệnh tiến triển tốt, trước kia bị Basedow thì gầy sút do tăng chuyển hóa cơ bản, nay chữa trị làm cho chuyển hóa cơ bản giảm xuống => tăng cân.

Trong bệnh Basedow, một số phụ nữ trẻ lại tăng cân do ăn nhiều, năng lượng hấp thu nhiều hơn năng lượng chuyển hóa => tăng cân (ít gặp).

Do suy chức năng tuyến giáp do uống thuốc: gây phù niêm, tăng cân…

Hiện tại tôi không rõ tình trạng hormon tuyến giáp cũng như chi tiết quá trình chữa trị, nên khó giải đáp chính xác. Lời khuyên cho cháu:

Cháu nên đi khám, xét nghiệm hormon tuyến giáp để biết tình trạng bệnh của mình, và hướng chữa trị tiếp theo, tránh tình huống chữa trị uống thuốc kéo dài gây suy chức năng tuyến giáp.

Nếu chữa trị Nội khoa bệnh basedow sau 4 năm chưa ổn định, thì nên xem xét chữa trị Ngoại khoa, tuy nhiên để phẫu thuật được cũng phải chữa trị ổn định về trạng thái bình giáp.

Cháu không nên lo lắng về khả năng đẻ con, quan trọng là cháu khỏi bệnh, khi đó cháu đẻ con hoàn toàn bình thường.

Chúc cháu sớm khỏi bệnh!

Xạ trị điều trị bệnh Basedow khoảng thời gian bao lâu thì có thể có con?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em năm 29 tuổi, là nữ. Em phát hiện em bị bệnh Basedow năm 2013 và em chữa trị thuốc ở tỉnh đến giờ nhưng chưa ổn định. Tháng 6 năm 2015 em xuống Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám và dùng thuốc ở bệnh viện đến gần đây nhất là ngày 22 tháng 12 em lại xuống khám và bác sĩ có khuyên em nên đi xạ trị nhưng em đang rất phân vân. Bác sĩ cho em hỏi xạ trị khoảng thời gian bao lâu thì có thể có con? Xạ trị xong có bị tái phát hay là bị suy giáp không? Và cần kiêng những gì để tốt cho sức khỏe ạ?

Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Xạ trị là chữa trị bằng iốt phóng xạ thường được chỉ định rất rộng rãi: Tất cả các bệnh nhân (thuộc mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em) được chẩn đoán xác định là có cường giáp trạng hay Basedow chưa qua bất kỳ phương pháp chữa trị nào (như chữa trị Nội khoa, phẫu thuật), hoặc tái phát sau chữa trị Nội khoa, tái phát sau phẫu thuật, biến chứng sau chữa trị Nội khoa (dị ứng, nhiễm độc gan, giảm bạch cầu, suy tuỷ xương sau chữa trị bằng thuốc kháng giáp), hoặc bệnh nhân không còn chỉ định phẫu thuật…

Quy trình chữa trị bằng I-131 khá đơn giản. Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán xác định và có chỉ định chữa trị sẽ được uống I-131 dưới dạng dung dịch lỏng hoặc dưới dạng viên con nhộng. Sau đó được trở về sinh hoạt tại gia đình và có thể đi lại trên các phương tiên giao thông công cộng như xe buýt, taxi, tàu hoả…, nếu những bệnh nhân này không có các biến chứng nặng, tình trạng bệnh không ở mức quá nặng.

Với những bệnh nhân có các biến chứng tim mạch nặng, hoặc bị nhiễm độc gan, tuỷ xương do chữa trị bằng thuốc kháng giáp, thể trạng quá yếu… thì cần được nằm viện từ 3 đến 7 ngày, hoặc lâu hơn tuỳ tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. I-131 thường phát huy hiệu quả chữa trị từ 6-8 tuần sau khi dùng thuốc. Vì vậy nên đánh giá kết quả chữa trị sau 3-4 tháng. Theo nhiều thống kê cho thấy có tới hơn 85% bệnh nhân hết các biểu hiện cường giáp sau 3-5 tháng nhận liều chữa trị bằng I-131. Hơn 95% bệnh nhân có bướu cổ trở về bình thường hoặc nhỏ lại và trên 80% bệnh nhân lên cân.

Các biểu hiện run tay, rối loạn tiêu hoá,… được cải thiện rõ rệt ở 100% các bệnh nhân sau uống I-131. Tuy nhiên bất kỳ một phương pháp chữa trị nào cũng có những ưu nhược điểm của nó. Điều trị cường giáp trạng và bệnh Basedow bằng iốt phóng xạ cũng có những biến chứng của nó. Tất cả những biến chứng như viêm tuyến giáp do bức xạ, cơn cường giáp kịch phát, suy giáp… đều có thể tránh được nếu như người bệnh được chuẩn bị tốt trước khi chữa trị hoặc được tính toán liều lượng I-131 chính xác. Hiện nay ở nước ta chưa gặp một tình huống nào bị cường giáp kịch phát hay viêm tuyến giáp sau chữa trị I-131. Có thể có con sau điều tri I-131 khoảng 1 năm.

Chúc bạn sức khỏe!

Điều trị bệnh Basedow khi đang cho con bú như thế nào?


Câu hỏi bởi: Lê thị Hải Yến`

Chào bác sĩ!

Cháu năm náy 27 tuổi. Cháu bị basedow (cường giáp) được 3 năm và đã chữa trị ổn định. Cháu có bầu và sinh em bé. Con cháu được 7 tháng thì cháu đi khám và bệnh phát triển lại. Bác sĩ chữa trị cho cháu dùng thuốc nhưng cháu muốn nuôi con bằng sữa má. Cháu thật lòng muốn nuôi con. Bác sĩ chữa trị cho cháu dùng thuốc: Thyrozl 5 mg ngày 5 viên. Bác sĩ giúp cháu có cách gì để cháu vẫn nuôi con nhỏ được không ạ.

Cháu cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Cường giáp là một hội chứng, có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra. Đa số trường hợp cường giáp là do bệnh Basedow gây ra (tên gọi khác là bệnhGraves). Trong trường hợp này, nếu không có những chống chỉ định, cần phải điều trị bằng thuốc kháng giáp, trung bình từ 1 đến 2 năm. Bệnh này có thể tái phát sau khi kết thúc đợt điều trị. Do đó, bệnh nhân cần tái khám đều theo hẹn của bác sĩ sau khi đã ngưng thuốc để kiểm tra và phát hiện sớm nếu tình trạng cường giáp xuất hiện trở lại.

Trường hợp của bạn đã bị cường giáp 3 năm, sau khi chữa trị bị tái phát. Hiện tại bạn được chữa trị bằng thuốc Thyrozl 5 mg ngày 5 viên. Bạn cần biết rằng khi chữa trị bằng viên nén bao Film Thyrozol vẫn có thể cho con bú, tuy nhiên chỉ khuyến cáo với liều thấp tối đa 10 mg một ngày và phải rất hay theo dõi chức năng tuyến giáp của trẻ. Liều dùng bác sĩ kê cho bạn cao hơn so với liều khuyến cáo cho phụ nữ đang nuôi con bú.

Vì vậy bạn cần giải đáp lại bác sĩ chữa trị về liều dùng nếu muốn tiếp tục cho con bú. Hoặc cách tốt nhất cho cả bạn và cho cả bé là cho bé bú sữa ngoài vì bạn thì bắt buộc phải uống thuốc, trong khi không thể nói chắc chắn được thuốc có tác động đến con bạn hay không. Hiện tại bé nhà bạn đã được 7 tháng bé có thể ăn dặm và ăn thêm sữa ngoài, bạn nên cân nhắc việc cho bé bú khi uống thuốc.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl