Hỏi Bác Sĩ - Nhức răng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của chúng ta. Tuyển chọn những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Đau nhức răng hàm trên
Câu hỏi bởi: bùi văn tài
tôi bị đâu nhức răng hàm trên bên trái kèm theo nhức mỏi mắt trái và ù tai nữa năm nay tôi 29 tuổi.vậy tôi bị làm sao bác sĩ ?
Chăm sóc khách hàng ViCare
Thân gửi anh/chị
Trước tiên, cảm ơn anh/chị đã sử dụng chuyên mục Hỏi Bác sĩ . ViCare đã nhận được câu hỏi của anh/chị ạ.
Tuy nhiên, do sơ xuất trong quá trình vận hành, ViCare đã không theo dõi được câu hỏi này và chưa gửi tới bác sĩ được. Với câu hỏi mang tính chất cấp cứu và nghiêm trọng như trên, sự chậm trễ này là không thể chấp nhận được và đã gây ra nhiều bất tiện cho anh/chị. Ban quản trị Hỏi Bác sĩ chân thành xin lỗi anh/chị và mong anh/chị thông cảm cho sai sót này.
ViCare đang nỗ lực cải tiến để trợ giúp cho anh/chị tốt hơn trong tương lai ạ.
Chúc anh/chị và gia đình sức khoẻ.
Bác sĩ Julia Sac
Trường hợp này bạn lên qua khám trực tiếp để bs loại trừ việc nhức răng chỉ đơn thuần hay có liên quan tới mắt, tai để xác định
Vì dây thần kinh chi phối cho vùng hàm mặt có liên quan tới mắt bạn nhé
Chúc bạn vui
Làm sao để hết nhức răng sâu?
Câu hỏi bởi: linh pham
Chào bác sĩ!
Em là nữ giới, bị sâu răng nên mỗi khi ăn để rất nhức. Nhờ bác sĩ giải đáp cho em cách chữa trị hiệu quả và đơn giản ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền
Chào bạn!
Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải điều trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng theo hình thể giải phẫu của răng.
Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng ở một vài điểm trên bề mặt, lúc này bạn chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sắc tối hơn sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm hoặc to toàn bộ mặt nhai. Bạn cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm.
Với biểu hiện của bạn hiện tại, bạn nên sớm đi khám nha sĩ để chữa trị răng sâu. Nha sĩ sẽ xác định mức độ sâu răng và có phương pháp chữa trị phù hợp. Thông thường chữa trị sâu răng, nha sĩ sẽ nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu, sau đó hàn trám lỗ sâu răng. Khi hàn sử dụng chất liệu hàn trám để hàn thật chắc vào răng, trám đầy vào chỗ khuyết của răng để không lưu vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng nhằm ngăn chặn tiến triển sâu răng nặng hơn, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.
Chúc bạn vui khỏe!
Nhức răng cấm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: nany
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 18 tuổi. Mấy hôm qua em bị nhức răng cấm hàm dưới bên trái rất nhiều cộng thêm nhức đầu nữa. Em thấy cái răng cấm đó chính giữa có một lỗ thủng. Em có nên đi nhổ không? Và nên đi khám ở đâu là an toàn?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Răng cấm hay còn được biết đến là răng số 6. Em có đau ở răng số 6 hàm dưới bên trái, ở chính giữa có một lỗ thủng. Hiện tại em có nhức răng rất nhiều, em nên đi khám Nha sĩ. Nếu nhẹ thì chỉ bị sâu răng, có thể hàn răng lại được. Nếu nặng hơn có thể sâu răng đã làm viêm tủy răng, cần diệt tủy sau đó hàn răng, cố gắng chữa trị bảo tồn, không nên nhổ răng trừ khi có chỉ định bắt buộc.
Chúc em mạnh khỏe !
Bị sưng mặt do nhức răng phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: TITI
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ 17 tuổi. Cháu nhức răng bị sưng mặt. Xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp cháu bớt sưng không ạ? Mong bác sĩ sớm trả lời.
Cháu cảm ơn rất nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Qua mô tả biểu hiện của cháu, cháu bị nhức răng bị sưng mặt, cháu không nói cháu bị bao nhiêu ngày, có kèm theo sốt không. Theo tôi khả năng cháu đang có biểu hiện của bệnh lý viêm, nhiễm trùng cấp vùng hàm mặt. Cháu nên đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán rõ nguyên, khối nhiễm trùng lan từ đâu ra, mới chữa trị khỏi bệnh được. Cháu không nên chủ quan với tình trạng bệnh của cháu vì bệnh diễn biến nặng theo từng ngày, để quá nặng dễ gây nhiễm trùng máu và tác động lớn tới sức khỏe. Đa số các bệnh nhiễm trùng vùng hàm mặt là do răng bị sâu, sau đó tiến triến thành tủy thối hoặc viêm quanh chóp cấp tính hay mãn tính, khi có mủ ở chóp răng, mủ thoát ra theo ba đường: ống tủy, màng nha chu, xương ổ răng ở tình huống này mủ có thể vào đến xương hàm. Thông thường các bác sĩ sẽ phải chữa trị lí do (răng sâu…), kháng sinh diệt chống viêm nhiễm, dùng các thuốc giảm đau, tiêu viêm, chống phù nề…
Chúc cháu mau khỏi bệnh!
Đau nhức răng hàm kéo dài là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Son Hai Do
Cháu chào bác sĩ.
Năm nay cháu 23 tuổi cháu bị tình trạng đau nhức răng hàm từ tháng 9/2014. Cháu có đi lấy cao răng lần đầu tiên và đến bây giờ cháu bị đau nhức răng rất khó chịu. Mong bác sĩ giải đáp cho cháu về tình trạng đau nhức răng ở trên được không ạ.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng:
Sâu răng. Các vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường thành axít, axít này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Những lỗ răng sâu nhỏ cũng không gây đau và cũng không được người bệnh chú ý. Chỉ đến khi tủy của răng bị tác động bởi độc tố vi khuẩn hay thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt, gây đau đớn thì người bệnh mới để ý và tìm đến nha sĩ.
Các bệnh của khớp thái dương – hàm gây đau răng bởi những chấn thương cấp tính như: bị đánh vào mặt, khớp thái dương hàm bị viêm hay thoái hóa, xương hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi nhai hoặc nuốt.
Bệnh nướu răng: Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong mảng bám tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu. Mảng bám này là hỗn hợp thức ăn, nước bọt, và vi khuẩn. Các triệu chứng sớm của bệnh nướu bao gồm chảy máu nướu không đau. Đau là triệu chứng của bệnh nướu đã tiến triển khi sự mất xương xung quanh răng dẫn đến sự hình thành túi nướu. Vi khuẩn trong các túi nướu gây nhiễm trùng nướu, sưng, đau và phá huỷ thêm xương. Bệnh nướu tiến triển có thể gây mất răng.
Một số nguyên nhân khác cũng khiến cháu phải chịu đựng các cơn đau như răng bị mất miếng trám, bị gãy, mẻ, tình trạng áp-xe răng (xảy ra khi sự viêm nhiễm đã ăn sâu vào lợi) hoặc viêm xoang mũi, mòn chân răng cũng là một trong những nguyên nhân chính làm răng của cháu đau nhức.
Trường hợp của cháu không rõ là bị đau nhức 1 răng hay nhiều răng. Vị trí răng đau nhức có biểu hiện gì bất thường như kể trên không. Vì những thông tin cháu đưa ra chưa đầy đủ nên không thể chẩn đoán nguyên nhân cháu bị đau nhức răng. Tốt nhất là cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt sớm để được tư vấn và điều trị sớm nếu có bệnh.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Đau nhức răng hàm trên
Câu hỏi bởi: bùi văn tài
tôi bị đâu nhức răng hàm trên bên trái kèm theo nhức mỏi mắt trái và ù tai nữa năm nay tôi 29 tuổi.vậy tôi bị làm sao bác sĩ ?
Chăm sóc khách hàng ViCare
Thân gửi anh/chị
Trước tiên, cảm ơn anh/chị đã sử dụng chuyên mục Hỏi Bác sĩ . ViCare đã nhận được câu hỏi của anh/chị ạ.
Tuy nhiên, do sơ xuất trong quá trình vận hành, ViCare đã không theo dõi được câu hỏi này và chưa gửi tới bác sĩ được. Với câu hỏi mang tính chất cấp cứu và nghiêm trọng như trên, sự chậm trễ này là không thể chấp nhận được và đã gây ra nhiều bất tiện cho anh/chị. Ban quản trị Hỏi Bác sĩ chân thành xin lỗi anh/chị và mong anh/chị thông cảm cho sai sót này.
ViCare đang nỗ lực cải tiến để trợ giúp cho anh/chị tốt hơn trong tương lai ạ.
Chúc anh/chị và gia đình sức khoẻ.
Bác sĩ Julia Sac
Trường hợp này bạn lên qua khám trực tiếp để bs loại trừ việc nhức răng chỉ đơn thuần hay có liên quan tới mắt, tai để xác định
Vì dây thần kinh chi phối cho vùng hàm mặt có liên quan tới mắt bạn nhé
Chúc bạn vui
Làm sao để hết nhức răng sâu?
Câu hỏi bởi: linh pham
Chào bác sĩ!
Em là nữ giới, bị sâu răng nên mỗi khi ăn để rất nhức. Nhờ bác sĩ giải đáp cho em cách chữa trị hiệu quả và đơn giản ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền
Chào bạn!
Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải điều trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng theo hình thể giải phẫu của răng.
Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng ở một vài điểm trên bề mặt, lúc này bạn chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sắc tối hơn sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm hoặc to toàn bộ mặt nhai. Bạn cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm.
Với biểu hiện của bạn hiện tại, bạn nên sớm đi khám nha sĩ để chữa trị răng sâu. Nha sĩ sẽ xác định mức độ sâu răng và có phương pháp chữa trị phù hợp. Thông thường chữa trị sâu răng, nha sĩ sẽ nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu, sau đó hàn trám lỗ sâu răng. Khi hàn sử dụng chất liệu hàn trám để hàn thật chắc vào răng, trám đầy vào chỗ khuyết của răng để không lưu vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng nhằm ngăn chặn tiến triển sâu răng nặng hơn, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.
Chúc bạn vui khỏe!
Nhức răng cấm là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: nany
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 18 tuổi. Mấy hôm qua em bị nhức răng cấm hàm dưới bên trái rất nhiều cộng thêm nhức đầu nữa. Em thấy cái răng cấm đó chính giữa có một lỗ thủng. Em có nên đi nhổ không? Và nên đi khám ở đâu là an toàn?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Răng cấm hay còn được biết đến là răng số 6. Em có đau ở răng số 6 hàm dưới bên trái, ở chính giữa có một lỗ thủng. Hiện tại em có nhức răng rất nhiều, em nên đi khám Nha sĩ. Nếu nhẹ thì chỉ bị sâu răng, có thể hàn răng lại được. Nếu nặng hơn có thể sâu răng đã làm viêm tủy răng, cần diệt tủy sau đó hàn răng, cố gắng chữa trị bảo tồn, không nên nhổ răng trừ khi có chỉ định bắt buộc.
Chúc em mạnh khỏe !
Bị sưng mặt do nhức răng phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: TITI
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ 17 tuổi. Cháu nhức răng bị sưng mặt. Xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp cháu bớt sưng không ạ? Mong bác sĩ sớm trả lời.
Cháu cảm ơn rất nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Qua mô tả biểu hiện của cháu, cháu bị nhức răng bị sưng mặt, cháu không nói cháu bị bao nhiêu ngày, có kèm theo sốt không. Theo tôi khả năng cháu đang có biểu hiện của bệnh lý viêm, nhiễm trùng cấp vùng hàm mặt. Cháu nên đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán rõ nguyên, khối nhiễm trùng lan từ đâu ra, mới chữa trị khỏi bệnh được. Cháu không nên chủ quan với tình trạng bệnh của cháu vì bệnh diễn biến nặng theo từng ngày, để quá nặng dễ gây nhiễm trùng máu và tác động lớn tới sức khỏe. Đa số các bệnh nhiễm trùng vùng hàm mặt là do răng bị sâu, sau đó tiến triến thành tủy thối hoặc viêm quanh chóp cấp tính hay mãn tính, khi có mủ ở chóp răng, mủ thoát ra theo ba đường: ống tủy, màng nha chu, xương ổ răng ở tình huống này mủ có thể vào đến xương hàm. Thông thường các bác sĩ sẽ phải chữa trị lí do (răng sâu…), kháng sinh diệt chống viêm nhiễm, dùng các thuốc giảm đau, tiêu viêm, chống phù nề…
Chúc cháu mau khỏi bệnh!
Đau nhức răng hàm kéo dài là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Son Hai Do
Cháu chào bác sĩ.
Năm nay cháu 23 tuổi cháu bị tình trạng đau nhức răng hàm từ tháng 9/2014. Cháu có đi lấy cao răng lần đầu tiên và đến bây giờ cháu bị đau nhức răng rất khó chịu. Mong bác sĩ giải đáp cho cháu về tình trạng đau nhức răng ở trên được không ạ.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng:
Sâu răng. Các vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường thành axít, axít này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Những lỗ răng sâu nhỏ cũng không gây đau và cũng không được người bệnh chú ý. Chỉ đến khi tủy của răng bị tác động bởi độc tố vi khuẩn hay thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt, gây đau đớn thì người bệnh mới để ý và tìm đến nha sĩ.
Các bệnh của khớp thái dương – hàm gây đau răng bởi những chấn thương cấp tính như: bị đánh vào mặt, khớp thái dương hàm bị viêm hay thoái hóa, xương hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi nhai hoặc nuốt.
Bệnh nướu răng: Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong mảng bám tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu. Mảng bám này là hỗn hợp thức ăn, nước bọt, và vi khuẩn. Các triệu chứng sớm của bệnh nướu bao gồm chảy máu nướu không đau. Đau là triệu chứng của bệnh nướu đã tiến triển khi sự mất xương xung quanh răng dẫn đến sự hình thành túi nướu. Vi khuẩn trong các túi nướu gây nhiễm trùng nướu, sưng, đau và phá huỷ thêm xương. Bệnh nướu tiến triển có thể gây mất răng.
Một số nguyên nhân khác cũng khiến cháu phải chịu đựng các cơn đau như răng bị mất miếng trám, bị gãy, mẻ, tình trạng áp-xe răng (xảy ra khi sự viêm nhiễm đã ăn sâu vào lợi) hoặc viêm xoang mũi, mòn chân răng cũng là một trong những nguyên nhân chính làm răng của cháu đau nhức.
Trường hợp của cháu không rõ là bị đau nhức 1 răng hay nhiều răng. Vị trí răng đau nhức có biểu hiện gì bất thường như kể trên không. Vì những thông tin cháu đưa ra chưa đầy đủ nên không thể chẩn đoán nguyên nhân cháu bị đau nhức răng. Tốt nhất là cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt sớm để được tư vấn và điều trị sớm nếu có bệnh.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare