Tuyển chọn những câu hỏi hay về hiện tượng chấn thương cột sống


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Chấn thương cột sống được xem là một trong những vấn đề nguy hiểm nhất. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện, chúng ta cần trang bị thật kỹ về hiện tượng này.

Điều trị chấn thương cột sống


Câu hỏi bởi: Tuấn Anh

Chào bác sĩ!

Em giới tính nam, năm nay 21 tuổi đang là nhân viên văn phòng và sinh viên. Em có đi chụp Xquang vì bị đau lưng gần 3 tháng nay. Sáng nay em có khiêng chiếc bàn gỗ trong nhà khá nặng và hơi nghiêng người nên bị đau nhói. Đến đầu giờ chiều em đã đi chụp Xquang để kiểm tra, sau khi chụp xong bác sĩ ở đó có giải đáp em đi chụp thêm cắt lớp để chẩn đoán được chính xác đốt sống có dấu hiệu nứt kia. Phiền bác sĩ xem phim chụp và chẩn đoán giúp em vết đó có tác động gì tới sức khoẻ, cột sống và phải chữa trị như thế nào? Nhìn vào phim đó em chỉ biết mình bị gai đốt sống. Kính mong bác sĩ chẩn đoán và giải đáp giúp.

Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Theo như bạn mô tả thì có thể bạn bị chấn thương cột sống theo cơ chế nén ép theo chiều đứng dọc và trật xoay theo trục ngang. Các tổn thương thường gặp là:

Tổn thương xương: Tổn thương thân đốt sống, gãy chân cung, gãy khối khớp trên , dưới, eo…, gãy bản sống, mõm gai, mõm ngang. Tổn thương dây chằng: trật khớp, bong gân lành tính … Tổn thương đĩa đệm: thoát vị. Tổn thương tủy sống, thần kinh: Đứt tủy một phần, đứt tủy hoàn toàn: mất toàn bộ vận động, cảm giác phía bên dưới tổn thương (3% bệnh nhân có thể hồi phục một phần sau 24 giờ ). Dập tủy, xuất huyết, thiếu máu, hoại tử, phù nề… Các tổn thương này có thể xuất hiện sau vài phút đến vài giờ, sau khi chất xám trung tâm bị tổn thương thì chúng lan rộng ra chất trắng tạo nên những phản ứng tế bào đệm, xơ hóa, nang, thoái hóa… Tổn thương rễ thần kinh: đứt, dập, chèn ép. Tổn thương màng tủy : rách, máu tụ NMC, DMC, nang màng nhện. Tổn thương mạch máu : đau tủy sống trước hay sau bên -> nhũn tủy.

Trường hợp của bạn có thể chỉ gây nứt đốt sống. Tuy nhiên bạn không nói rõ là bị ở đốt nào và không thấy phim kèm theo nên không trả lời cụ thể cho bạn được. Nhưng nếu bạn bị nứt cột sống thì biến chứng thường gặp của nó là sự mất vững cột sống và gây đau hoặc các biểu hiện thần kinh đi kèm như:

Yếu, liệt nhóm cơ, yếu liệt chi. Rối loạn hô hấp do liệt cơ hoành. Dị cảm, giảm cảm giác, mất cảm giác. Tổn thượng rễ thần kinh. Hội chứng tủy trung tâm. Hội chứng cột sau, cột trước, cột bên chóp tủy, chùm đuôi. Rối loạn thần kinh thực vật: shock tủy …

Như vậy, bạn cần hỏi bác sĩ khám trực tiếp để giải đáp chữa trị cụ thể. Hiện tại, bạn nên nằm bất động, uống thuốc giảm đau, giãn cơ, an thần.

Chúc bạn chóng bình phục!

Chấn thương cột sống.


Câu hỏi bởi: Đinh Viết Châu

Kính thưa bác sĩ!
Em chơi môn cầu lông, trong quá trình thi đấu tôi bị trượt chân và ngã. Trong lúc ngã thì tôi cố gượng để khỏi bật ngữa ra sau. Do do, cột sống đã phải chịu tác động dẫn đến bị trật. Kéo theo các cơ ở vùng hán và bẹn bị giãn nên rất đau. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi trường hợp này. Chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc


Chào em,
Em bị đau vùng cột sống thắt lưng và vùng chậu hông sau chấn thương do chơi cầu lông. Thường các cấu trúc phần mềm như gân cơ dây chằng bị kéo căng đột ngột gây phản ứng đau cấp. Em còn có thể bị trật đốt sống, gây thoát vị đĩa đệm và chèn ép thần kinh.
Bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp đê được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bạn có thể đăng ký khám PGS Ngọc để được điều trị và tư vấn có hiệu quả.
Lịch khám của PGS Ngọc: Tại phòng tái khám số 1 Khoa Khớp bệnh viện Bạch Mai, tầng 2 nhà Việt Nhật. Lịch khám các ngày: sáng 8h-11h30, chiều từ 14h-16h30. Tại Phòng khám giáo sư 1 Tôn Thất Tùng. Chiều thứ tư hàng tuần: từ 14h-16h30. ĐT phòng tiếp đón: 0435743456. Tại Phòng khám Cơ Xương Khớp Bảo Ngọc số 73 ngõ 109 phố Hoàng Ngân, Thanh Xuân, Hà Nội (Khách sạn Hà Nội Vàng, ngõ 109 đi vào đến ngã ba rẽ phải 2 lần). Lịch làm việc: Thứ 2 đến thứ 6: 17-19h. Thứ 7: 8-11h. Chủ nhật và ngày lễ nghỉ. Đặt lịch hẹn khám: ĐT: 0168 8829 168 (Gọi hoặc nhắn tin). 0912 210 299 (nhắn tin)
Thân ái,
PGS Ngọc

Chấn thương cột sống có khả năng sinh con không?


Câu hỏi bởi: tuấnqt

Thưa bác sĩ!

Em từng bị chấn thương cột sống. Đã phẫu thuật cách đây 3 năm. Hiện tại vẫn hoạt động bình thường. Chỉ đau khi làm việc nặng hoặc thời tiết thay đổi. Em nghe nguời ta nói bị chấn thương như thế này sẽ không thể có con. Bản thân em giờ rất mặc cảm về vấn đề này.

Mong bác sĩ giải đáp giùm em.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Trường hợp của em có chấn thương cột sống, đã được phẫu thuật. Theo em cho biết hiện tại em hoạt động bình thường. Nếu em đi lại bình thường, không có rối loạn đại tiểu tiện thì em hoàn toàn có thể có con một cách bình thường. Em không cần phải lo lắng suy nghĩ. Những tình huống chấn thương cột sống gây tác động tới chức năng sinh dục là chấn thương cột sống có kèm tổn thương tủy, gây rối loạn đại tiểu tiện, đại tiểu tiện không tự chủ, liệt hai chi dưới… Em yên tâm về khả năng đẻ con của mình nhé.

Chúc em vui, khỏe!

Đau lưng do chấn thương cột sống 9 năm phải làm sao?


Câu hỏi bởi: lo lắng

Chào bác sĩ.

Cháu bị chấn thương cột sống đã lâu, gần 9 năm rồi. Cháu không có điều kiện luyện tập, kèm theo lưng cháu đau nữa khó chịu lắm. Cháu chỉ tập được 1 lúc trong ngày khoảng 1 tiếng, tối trước khi đi ngủ cháu tập bò được khoảng 30 phút. Tuy nhiên, lúc tập bò cháu rất buồn tiểu, phải đi khoảng 2 đến 3 lần tiểu. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên nên tập sao cho tốt và không bị đau lưng nữa?

Cháu xin chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu.

Cháu bị chấn thương cột sống đã 9 năm, không hiểu cháu bị chấn thương cột sống ở đoạn nào của cột sống? Khi bị chấn thương cột sống có bị tổn thương tuỷ sống không?.

1. Nếu có tổn thương tuỷ sống cổ sẽ gây liệt tứ chi và sẽ có các biểu hiện sau:

Mất khả năng kiểm soát vận động và cảm giác từ cổ hoặc ngực trở xuống và có thể lan rộng ra cánh tay và bàn tay

Rối loạn kiểm soát đường tiết niệu và đường ruột

Liệt cơ ngực và gây khó thở

Giảm khả năng điều tiết mồ hôi và nhiệt độ

Liệt cứng tứ chi

2. Tổn thương tuỷ sống lưng và thắt lưng gây liệt hai chi dưới:

Mất khả năng kiểm soát vận động và cảm giác ở 2 chân

Hông và một phần thân thể có thể bị liệt và mất cảm giác

Có thể mất kiểm soát đường tiểu và đường ruột

Có thể bị liệt cứng hoặc liệt mềm 2 chân

3. Tổn thương tuỷ sống hoàn toàn và không hoàn toàn

Tổn thương tuỷ sống hoàn toàn khi khả năng kiểm soát cảm giác và vận động của cơ thể ở vị trí dưới mức tổn thương trở xuống mất hoàn toàn và vĩnh viễn

Tổn thương tuỷ sống không hoàn toàn khi một phần cảm giác và vận động vẫn còn hoặc có thể hồi phục một phần hay hoàn toàn trong vài tháng

Vì cháu không nói rõ cháu bị chấn thương cột sống ở đoạn nào và có liệt tuỷ hay không liệt tuỷ nên rất khó để giải đáp về luyện tập phục hồi chức năng cho cháu. Bởi tuỳ theo mức độ tổn thương có liệt tuỷ hay không liệt tuỷ và tuỳ theo vị trí tổn thương của cột sống mà có các luyện tập phục hồi chức năng khác nhau. Cháu đã để chấn thương cột sống lâu quá rồi, tuy nhiên muộn còn hơn không, vì thế theo bác, cháu nên tới khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai khám. Các bác sĩ sẽ khám cụ thể tình trạng tổn thương cột sống ở cháu, từ đó có chỉ định các bài tập phục hồi chức năng phù hợp. Cháu chỉ cần chữa trị một đợt tại bệnh viện, sau đó về nhà tiếp tục tập theo các bài đã được hướng dẫn. Vấn đề tập luyện là lâu dài và kiên trì thì mới có hiệu quả được.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Mất bao lâu để phục hồi chức năng sau chấn thương cột sống?


Câu hỏi bởi: Chu Khánh Liên

Cháu chào bác sĩ.

Mẹ cháu năm nay 42 tuổi. Đợt vừa qua mẹ cháu bị tai nạn giao thông dẫn đến bị chấn thương cột sống vỡ L1 và trật L3,4 đến nay đã được 6 tháng. Hiện nay 2 bàn chân mẹ cháu vẫn chưa có cảm giác và chưa đi lại được, hơn nữa việc đại tiện tiểu tiện hơi khó khăn một chút. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi liệu mẹ cháu có khả năng đi lại và phục hồi các chức năng không và mất bao lâu dể phục hồi ạ?

Cháu cảm ơn.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Chấn thương cột sống chia làm hai loại. Gãy không liệt tuỷ và gãy có liệt tuỷ.

Gãy cột sống không liệt tuỷ:

– Đau: nắn hoặc gõ vào mấu gai của đốt cột sống gãy bệnh nhân thấn đau nhói.

– Giảm cơ năng: do đau và co cứng nhiều, bệnh nhân chỉ nằn, không cử động được.

– Biến dạng: mấu gai hơi gồ ra sau, khoảng giữa hai mấu gai tự toạc rộng ra.

Gãy cột sống có liệt tuỷ:

– Liệt cả cảm giác lẫn vận động.

– Liệt cơ thắt: Bí đái, bí đại tiện.

Mẹ bạn bị chấn thương cột sống đã được 6 tháng, chân vẫn chưa có cảm giác và chưa đi lại được. Như vậy là mẹ bạn có thể đã bị tổn thương nặng gây liệt tủy hoàn toàn từ đốt sống lưng trở xuống sẽ gây liệt hoàn toàn cả cảm giác lẫn vận động hai chân đồng thời liệt cơ thắt nên làm bí đại tiểu tiện. Như vậy chữa trị sẽ khó khăn và tiên lượng sẽ xấu hơn. Không biết 6 tháng vừa qua mẹ bạn đã được chữa trị ở mức độ nào, đã chữa trị phục hồi chức năng chưa? Tiên lượng bệnh của mẹ bạn phụ thuộc nhiều vào việc được chữa trị tích cực sau khi chấn thương. Tuy nhiên, đối với bệnh của mẹ bạn cần có sự kiên trì của bản thân mẹ bạn cũng như gia đình, vì đây là bệnh không thể khỏi ngay được.

Chúc mẹ bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl