Hỏi Bác Sĩ -
Chúng ta có thể gặp phải rất nhiều bệnh lý liên quan đến dây chằng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về điều đó qua các câu hỏi sau của chị em phụ nữ nhé!
Giãn dây chằng bên, kẹt khớp gối phải điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Linda Tran
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 24 tuổi, là nữ giới. Tháng 9 năm 2013 cháu bị chấn thương giãn dây chằng bên phía trong chân phải do tập luyện thể thao. Nhưng nửa năm sau đó do cháu không giữ được nên cháu thường xuyên bị tái phát. Khoảng 6 tháng trước cháu đi khám, có chụp X-quang, bác sĩ bảo không sao chỉ cần nghỉ ngơi chừng 1 tháng là ổn. Cháu đã nghỉ chơi thể thao 6 tháng rồi và cũng lâu không bị trật chân lại nhưng chân cháu vẫn rất yếu, chỉ cần sai tư thế một chút là lại bị khụy gối, leo cầu thang thỉnh thoảng vẫn bị đau và có tiếng khục khặc ở gối phải. Gần đây cháu còn bị co cơ phía sau gối phải, nắn một lúc mới có thể đi lại bình thường. Hôm trước cháu còn bị kẹt khớp, đầu tiên cơ hơi co, đi hơi đau đau, sau đó cháu ngồi một lúc thì không duỗi chân ra được, cảm giác có cái gì đó vướng vướng phía trước đầu gối gây đau. Sau khi cháu nắn thì chân bắt đầu duỗi ra được nhưng việc gập duỗi vẫn rất khó và đau. Cháu tiếp tục nắn và làm lỏng khớp gối thêm. Hôm sau tỉnh dậy thì cháu lại gập duỗi bình thường và chỉ hơi nhức gối một chút. Xin bác sĩ chẩn đoán và cho cháu lời khuyên nên đi bệnh viện nào khám và làm những xét nghiệm gì? Cháu ở khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Sau chấn thương vào vùng gối khoảng 4 tháng nay mà khớp gối của bạn bị mất vững như bạn mô tả thì tôi nghĩ nhiều tới khả năng tổn thương dây chằng chéo của khớp gối (đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau). Để chẩn đoán chính xác tổn thương dây chằng chéo thì cần phải chụp phim cộng hưởng từ khớp gối. Nếu có đứt dây chằng chéo thì cần phải phẫu thuật nội soi khớp gối để tái tạo lại dây chằng chéo.
Hiện nay, máy chụp cộng hưởng từ khá đắt tiền, không phải cơ sở y tế nào cũng có và kĩ thuật mổ nội soi khớp gối là một kĩ thuật khó nên thường chỉ những cơ sở y tế lớn, có chuyên khoa sâu về chấn thương chỉnh hình mới có thể thực hiện được phẫu thuật này. Nếu bạn đang ở khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội thì bạn nên đến khám tại Bệnh viện Việt Đức, xin khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Dập nhẹ sụn chêm trong, dập rách bán phần bao trong dây chằng chéo trước
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Kính gửi bác sĩ.
Tôi là nữ và năm nay 25 tuổi. Tháng 12/2014 tôi có bị té nhẹ xe máy, lúc té bị nghiêng xe phía bên trái nhưng khi được chỉ định chụp MRI thì kết quả chuẩn đoán bị dập nhẹ sụn chêm trong và dập rách bán phần trong bao dây chằng chéo trước. Lúc bị té xe, tôi đã đi khám ở bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình và cả bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn ITO, nhưng mỗi bên kết quả lại khác nhau nên tôi rất hoang mang và lo lắng. Một bên thì yêu cầu tôi mổ nội soi để cắt bỏ hay vá lại phần sụn chêm bị dập vì dây chằng vẫn còn sử dụng được, còn một bên thì khuyên tôi không nên mổ vì tình trạng của tôi không đáng để mổ mà tiếp tục dùng thuốc và dưỡng.
Thời gian 6 tháng đầu, tôi dùng thuốc chữa trị theo đơn của bác sĩ và bó gối nhưng vẫn không có khá hơn nên tôi cứ lui tới tái khám. Hiện nay, gối phải của tôi vẫn đau âm ỉ và bị sưng như lúc mới bị, sưng không lớn lắm, không ngồi xổm được, không lên xuống cầu thang bình thường được mà phải bước trụ bằng chân trái. Tôi bị đã 10 tháng, dùng thuốc nhưng không liên tục vì có lúc tôi cảm giác nó đỡ đau hơn và tập đi bình thường nhưng sau đó lại đau nhiều lúc tôi không ngủ được vì đau âm ỉ khó chịu. Nếu phải mổ, tôi rất sẵn sàng và chuẩn bị tâm lý để mổ, nhưng tôi muốn nhận được sự giải đáp chọn phương án tốt nhất cho tình trạng của tôi. Rất mong bác sĩ giúp tôi có quyết định đúng đắn.
Chân thành cảm ơn! Kính chào. .
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Chấn thương khớp gối rất phức tạp do đặc điểm tuy bị thương vẫn phải hoạt động do nhu cầu đi lại của cơ thể. Vì thế cho nên có hiện tượng không bị thêm chấn thương nữa nhưng từ một tổn thương ban đầu do không xử lý được lại gây thêm tổn thương thêm chi tiết khác của khớp gối, nhất là tình huống đứt dây chằng chéo trước không mổ dẫn đến rách sụn chêm. Sau chấn thương 10 tháng vẫn không khỏi, cho nên nếu cứ để thêm không phẫu thuật thì cũng vẫn sẽ không khỏi và còn có thể tổn thương thêm các bộ phận khác. Vì vậy bạn nên sớm chọn phương pháp phẫu thuật để chữa chấn thương khớp gối.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đứt dây chằng chéo, tổn thương dây chằng mổ quan hệ có bị cưa chân không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 34 tuổi, nữ. Vừa qua bị tai nạn và bị đứt dây chằng chéo trước và tổn thương dây chằng bên trong gối phải. Đã mổ gần 7 tuần. Đã đi lại được nhưng còn đau. Tôi nghe nói quan hệ là bị cưa chân. Có chuyện đó không? Vì tôi đã quan hệ rồi mới biết tin này. Giờ tôi hơi hoang mang. Xin bác sĩ giải đáp.
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Thông tin quan hệ sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo khớp gối thì bị cưa chân là không chính xác bạn nhé. Đối với việc phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước gối sau khi mổ thì luôn luôn có một chương trình tập luyện phục hồi chức năng. Bình thường, thời gian hồi phục sau mổ dây chằng chéo sau cũng khá lâu. Ít nhất là sau 4-5 tháng bạn mới có thể đi xe gắn máy được và bạn chỉ được chơi thể thao từ giai đoạn sau 9 tháng.
Bạn đã mổ được 7 tuần, việc quan hệ tình dục thực ra không tác động đến tốc độ lành của dây chằng và vết mổ. Tuy nhiên, vì chân bạn đang trong quá trình hồi phục nên khi quan hệ tình dục ở một số tư thế làm tăng áp lực lên khớp gối có thể gây tác động đến khớp gối và vết mổ. Vì vậy trong khi quan hệ, bạn nên chọn tư thế nào phù hợp cho mình, không làm tác động đến vết mổ và khớp gối. Bạn cũng nên thực hiện chương trình phục hồi chức năng sau mổ theo chỉ định của bác sĩ để giúp khớp gối sớm hồi phục.
Chúc bạn sức khỏe!
Đẻ con được 2 tháng bị đau giãn dây chằng
Câu hỏi bởi: hanh
Chào bác sĩ.
Em mới đẻ con được 2 tháng rưỡi. Lúc chửa em được chuẩn đoán là thai nhi đè vào dây chằng. Bây giờ đẻ xong em rất đau mông mỗi khi nằm ngửa. Có lúc còn không nằm ngửa được hay nằm ngửa 1 lúc dậy thì bị đau mông. Lưng bị cong không chạm xuống giường. Em nghe mách là đi bấm huyệt và kiêng tôm với thịt bò. Mong bác sĩ cho em lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Em đã được chẩn đoán đau dây chằng trong thời gian mang thai. Như vậy dây chằng của em đã bị kéo giãn trong thời gian dài mang thai. Chính sự căng giãn của dây chằng đã làm cho em đau như vậy. Và hiện nay khi đã sinh được 2 tháng nhưng dây chằng của em chưa hồi phục nên làm em vẫn cảm thấy đau đớn. Để làm giảm những cơn đau này, em có thể áp dụng một số cách như sau:
Cố gắng nghỉ ngơi khi con đã ngủ hoặc nằm chơi.
Thay đổi tư thế: Nếu đang ngồi khi cơn đau đến thì hãy cố gắng đứng lên hoặc nằm xuống. Nếu em đang đứng, hãy thử uốn người hoặc vươn vai.
Đi bộ: Có thể đi bộ chậm xung quanh nhà.
Chườm nóng: Đắp một miếng đệm nóng vào vùng mông đau, ngâm mình trong nước ấm hoặc tắm nước nóng dưới vòi sen có thể có tác dụng giảm đau.
Mát xa hoặc bấm huyệt cũng đều được.
Tuy nhiên trong thời gian nuôi con em không nên ăn uống kiêng khem. Hơn nữa kiêng tôm và thịt không thấy tác dụng gì đối với việc giảm đau.
Em cũng nên đi khám nếu những cơn đau ngày càng tăng.
Thân mến chào em.
Chân đau như lúc bị đứt dây chằng, chưa mổ, và thấy khớp sụn hơi lỏng, có phải bị đứt dây chằng không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 19 tuổi là nữ giới. Cách đây 2 năm cháu bị té xe và bị đứt dây chằng chéo trước ở chân trái, cháu đã phẫu thuật và hoạt động bình thường. Nhưng hôm qua cháu đi đá bóng và không may bị té, cháu thấy chân đau giống như lúc bị đứt dây chằng mà chưa mổ, và thấy khớp sụn hơi lỏng. Liệu có phải cháu bị đứt dây chằng lại không ạ? Xin bác sĩ hãy cho cháu biết.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Triệu chứng lâm sàng của bệnh:
– Sưng và đau vùng gối: Bệnh nhân có thể cảm nhận được tiếng “rắc” ngay khi chấn thương. Sau đó gối sưng đau và hạn chế vận động. Dù bệnh nhân có chữa trị hay không thì tình trạng sưng đau dần cũng tự hết.
– Lỏng gối.
Bệnh nhân có cảm giác chân yếu khi đi lại
.Khó khăn khi đứng trụ một chân bên gối lỏng.
Khi chạy nhanh có cảm giác khó điều khiển chân, dễ vấp ngã.
Khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang.
– Teo cơ. Đùi bên chấn thương nhỏ dần do teo cơ, do đó chân càng này càng yếu, nhất là khi cơ đùi teo nhiều.
– Các nghiệm pháp giúp chẩn đoán. Các nghiệm pháp được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện giúp chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo trước như: dấu hiệu Ngăn kéo trước, dấu hiệu Lachman, dấu hiệu Pivot shift đều dương tính.
– Chẩn đoán hình ảnh
Chụp Xquang thông thường để đánh giá tình trạng xương, chỗ bám của dây chằng chéo trước. Có thể chụp MRI với dụng cụ hổ trợ sẽ đánh giá mức độ di lệch của khớp gối.
Chụp MRI (cộng hưởng từ): ngoài giúp chẩn đoán có tổn thương dây chằng chéo trước, phim MRI còn cho biết các tổn thương khác kèm theo như sụn chêm, sụn khớp và các dây chằng khác. Vì vậy em nên đến phòng khám ngoại chấn thương để khám sớm nhé.
Chúc em mạnh khỏe!
Chúng ta có thể gặp phải rất nhiều bệnh lý liên quan đến dây chằng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về điều đó qua các câu hỏi sau của chị em phụ nữ nhé!
Giãn dây chằng bên, kẹt khớp gối phải điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Linda Tran
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 24 tuổi, là nữ giới. Tháng 9 năm 2013 cháu bị chấn thương giãn dây chằng bên phía trong chân phải do tập luyện thể thao. Nhưng nửa năm sau đó do cháu không giữ được nên cháu thường xuyên bị tái phát. Khoảng 6 tháng trước cháu đi khám, có chụp X-quang, bác sĩ bảo không sao chỉ cần nghỉ ngơi chừng 1 tháng là ổn. Cháu đã nghỉ chơi thể thao 6 tháng rồi và cũng lâu không bị trật chân lại nhưng chân cháu vẫn rất yếu, chỉ cần sai tư thế một chút là lại bị khụy gối, leo cầu thang thỉnh thoảng vẫn bị đau và có tiếng khục khặc ở gối phải. Gần đây cháu còn bị co cơ phía sau gối phải, nắn một lúc mới có thể đi lại bình thường. Hôm trước cháu còn bị kẹt khớp, đầu tiên cơ hơi co, đi hơi đau đau, sau đó cháu ngồi một lúc thì không duỗi chân ra được, cảm giác có cái gì đó vướng vướng phía trước đầu gối gây đau. Sau khi cháu nắn thì chân bắt đầu duỗi ra được nhưng việc gập duỗi vẫn rất khó và đau. Cháu tiếp tục nắn và làm lỏng khớp gối thêm. Hôm sau tỉnh dậy thì cháu lại gập duỗi bình thường và chỉ hơi nhức gối một chút. Xin bác sĩ chẩn đoán và cho cháu lời khuyên nên đi bệnh viện nào khám và làm những xét nghiệm gì? Cháu ở khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Sau chấn thương vào vùng gối khoảng 4 tháng nay mà khớp gối của bạn bị mất vững như bạn mô tả thì tôi nghĩ nhiều tới khả năng tổn thương dây chằng chéo của khớp gối (đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau). Để chẩn đoán chính xác tổn thương dây chằng chéo thì cần phải chụp phim cộng hưởng từ khớp gối. Nếu có đứt dây chằng chéo thì cần phải phẫu thuật nội soi khớp gối để tái tạo lại dây chằng chéo.
Hiện nay, máy chụp cộng hưởng từ khá đắt tiền, không phải cơ sở y tế nào cũng có và kĩ thuật mổ nội soi khớp gối là một kĩ thuật khó nên thường chỉ những cơ sở y tế lớn, có chuyên khoa sâu về chấn thương chỉnh hình mới có thể thực hiện được phẫu thuật này. Nếu bạn đang ở khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội thì bạn nên đến khám tại Bệnh viện Việt Đức, xin khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Dập nhẹ sụn chêm trong, dập rách bán phần bao trong dây chằng chéo trước
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Kính gửi bác sĩ.
Tôi là nữ và năm nay 25 tuổi. Tháng 12/2014 tôi có bị té nhẹ xe máy, lúc té bị nghiêng xe phía bên trái nhưng khi được chỉ định chụp MRI thì kết quả chuẩn đoán bị dập nhẹ sụn chêm trong và dập rách bán phần trong bao dây chằng chéo trước. Lúc bị té xe, tôi đã đi khám ở bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình và cả bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn ITO, nhưng mỗi bên kết quả lại khác nhau nên tôi rất hoang mang và lo lắng. Một bên thì yêu cầu tôi mổ nội soi để cắt bỏ hay vá lại phần sụn chêm bị dập vì dây chằng vẫn còn sử dụng được, còn một bên thì khuyên tôi không nên mổ vì tình trạng của tôi không đáng để mổ mà tiếp tục dùng thuốc và dưỡng.
Thời gian 6 tháng đầu, tôi dùng thuốc chữa trị theo đơn của bác sĩ và bó gối nhưng vẫn không có khá hơn nên tôi cứ lui tới tái khám. Hiện nay, gối phải của tôi vẫn đau âm ỉ và bị sưng như lúc mới bị, sưng không lớn lắm, không ngồi xổm được, không lên xuống cầu thang bình thường được mà phải bước trụ bằng chân trái. Tôi bị đã 10 tháng, dùng thuốc nhưng không liên tục vì có lúc tôi cảm giác nó đỡ đau hơn và tập đi bình thường nhưng sau đó lại đau nhiều lúc tôi không ngủ được vì đau âm ỉ khó chịu. Nếu phải mổ, tôi rất sẵn sàng và chuẩn bị tâm lý để mổ, nhưng tôi muốn nhận được sự giải đáp chọn phương án tốt nhất cho tình trạng của tôi. Rất mong bác sĩ giúp tôi có quyết định đúng đắn.
Chân thành cảm ơn! Kính chào. .
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Chấn thương khớp gối rất phức tạp do đặc điểm tuy bị thương vẫn phải hoạt động do nhu cầu đi lại của cơ thể. Vì thế cho nên có hiện tượng không bị thêm chấn thương nữa nhưng từ một tổn thương ban đầu do không xử lý được lại gây thêm tổn thương thêm chi tiết khác của khớp gối, nhất là tình huống đứt dây chằng chéo trước không mổ dẫn đến rách sụn chêm. Sau chấn thương 10 tháng vẫn không khỏi, cho nên nếu cứ để thêm không phẫu thuật thì cũng vẫn sẽ không khỏi và còn có thể tổn thương thêm các bộ phận khác. Vì vậy bạn nên sớm chọn phương pháp phẫu thuật để chữa chấn thương khớp gối.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đứt dây chằng chéo, tổn thương dây chằng mổ quan hệ có bị cưa chân không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 34 tuổi, nữ. Vừa qua bị tai nạn và bị đứt dây chằng chéo trước và tổn thương dây chằng bên trong gối phải. Đã mổ gần 7 tuần. Đã đi lại được nhưng còn đau. Tôi nghe nói quan hệ là bị cưa chân. Có chuyện đó không? Vì tôi đã quan hệ rồi mới biết tin này. Giờ tôi hơi hoang mang. Xin bác sĩ giải đáp.
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Thông tin quan hệ sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo khớp gối thì bị cưa chân là không chính xác bạn nhé. Đối với việc phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước gối sau khi mổ thì luôn luôn có một chương trình tập luyện phục hồi chức năng. Bình thường, thời gian hồi phục sau mổ dây chằng chéo sau cũng khá lâu. Ít nhất là sau 4-5 tháng bạn mới có thể đi xe gắn máy được và bạn chỉ được chơi thể thao từ giai đoạn sau 9 tháng.
Bạn đã mổ được 7 tuần, việc quan hệ tình dục thực ra không tác động đến tốc độ lành của dây chằng và vết mổ. Tuy nhiên, vì chân bạn đang trong quá trình hồi phục nên khi quan hệ tình dục ở một số tư thế làm tăng áp lực lên khớp gối có thể gây tác động đến khớp gối và vết mổ. Vì vậy trong khi quan hệ, bạn nên chọn tư thế nào phù hợp cho mình, không làm tác động đến vết mổ và khớp gối. Bạn cũng nên thực hiện chương trình phục hồi chức năng sau mổ theo chỉ định của bác sĩ để giúp khớp gối sớm hồi phục.
Chúc bạn sức khỏe!
Đẻ con được 2 tháng bị đau giãn dây chằng
Câu hỏi bởi: hanh
Chào bác sĩ.
Em mới đẻ con được 2 tháng rưỡi. Lúc chửa em được chuẩn đoán là thai nhi đè vào dây chằng. Bây giờ đẻ xong em rất đau mông mỗi khi nằm ngửa. Có lúc còn không nằm ngửa được hay nằm ngửa 1 lúc dậy thì bị đau mông. Lưng bị cong không chạm xuống giường. Em nghe mách là đi bấm huyệt và kiêng tôm với thịt bò. Mong bác sĩ cho em lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Em đã được chẩn đoán đau dây chằng trong thời gian mang thai. Như vậy dây chằng của em đã bị kéo giãn trong thời gian dài mang thai. Chính sự căng giãn của dây chằng đã làm cho em đau như vậy. Và hiện nay khi đã sinh được 2 tháng nhưng dây chằng của em chưa hồi phục nên làm em vẫn cảm thấy đau đớn. Để làm giảm những cơn đau này, em có thể áp dụng một số cách như sau:
Cố gắng nghỉ ngơi khi con đã ngủ hoặc nằm chơi.
Thay đổi tư thế: Nếu đang ngồi khi cơn đau đến thì hãy cố gắng đứng lên hoặc nằm xuống. Nếu em đang đứng, hãy thử uốn người hoặc vươn vai.
Đi bộ: Có thể đi bộ chậm xung quanh nhà.
Chườm nóng: Đắp một miếng đệm nóng vào vùng mông đau, ngâm mình trong nước ấm hoặc tắm nước nóng dưới vòi sen có thể có tác dụng giảm đau.
Mát xa hoặc bấm huyệt cũng đều được.
Tuy nhiên trong thời gian nuôi con em không nên ăn uống kiêng khem. Hơn nữa kiêng tôm và thịt không thấy tác dụng gì đối với việc giảm đau.
Em cũng nên đi khám nếu những cơn đau ngày càng tăng.
Thân mến chào em.
Chân đau như lúc bị đứt dây chằng, chưa mổ, và thấy khớp sụn hơi lỏng, có phải bị đứt dây chằng không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 19 tuổi là nữ giới. Cách đây 2 năm cháu bị té xe và bị đứt dây chằng chéo trước ở chân trái, cháu đã phẫu thuật và hoạt động bình thường. Nhưng hôm qua cháu đi đá bóng và không may bị té, cháu thấy chân đau giống như lúc bị đứt dây chằng mà chưa mổ, và thấy khớp sụn hơi lỏng. Liệu có phải cháu bị đứt dây chằng lại không ạ? Xin bác sĩ hãy cho cháu biết.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Triệu chứng lâm sàng của bệnh:
– Sưng và đau vùng gối: Bệnh nhân có thể cảm nhận được tiếng “rắc” ngay khi chấn thương. Sau đó gối sưng đau và hạn chế vận động. Dù bệnh nhân có chữa trị hay không thì tình trạng sưng đau dần cũng tự hết.
– Lỏng gối.
Bệnh nhân có cảm giác chân yếu khi đi lại
.Khó khăn khi đứng trụ một chân bên gối lỏng.
Khi chạy nhanh có cảm giác khó điều khiển chân, dễ vấp ngã.
Khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang.
– Teo cơ. Đùi bên chấn thương nhỏ dần do teo cơ, do đó chân càng này càng yếu, nhất là khi cơ đùi teo nhiều.
– Các nghiệm pháp giúp chẩn đoán. Các nghiệm pháp được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện giúp chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo trước như: dấu hiệu Ngăn kéo trước, dấu hiệu Lachman, dấu hiệu Pivot shift đều dương tính.
– Chẩn đoán hình ảnh
Chụp Xquang thông thường để đánh giá tình trạng xương, chỗ bám của dây chằng chéo trước. Có thể chụp MRI với dụng cụ hổ trợ sẽ đánh giá mức độ di lệch của khớp gối.
Chụp MRI (cộng hưởng từ): ngoài giúp chẩn đoán có tổn thương dây chằng chéo trước, phim MRI còn cho biết các tổn thương khác kèm theo như sụn chêm, sụn khớp và các dây chằng khác. Vì vậy em nên đến phòng khám ngoại chấn thương để khám sớm nhé.
Chúc em mạnh khỏe!
Theo ViCare