Cảnh giác với chứng tăng động ở trẻ trên 3 tuổi


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Một trong những vấn đề tâm lý trẻ em có thể gặp phải là chứng tăng động giảm chú ý. Cùng tìm hiểu về vấn đề này ở các bé trên 3 tuổi qua các câu hỏi sau đây nhé!

Trẻ bị tăng động thì khám bệnh ở đâu?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Con tôi năm nay 10 tuổi, cũng có biểu hiện của bệnh tăng động, tôi rất muốn biết địa chỉ khám bệnh ở đâu để còn cho con đi khám.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào bạn.

Để khám bệnh tăng động cho cháu, bạn có thể cho cháu đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi tại các thành phố lớn như Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 thành phố Hồ Chí Minh hoặc phòng khám Nhi tại các Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh.

Chúc bạn vui vẻ.

Bé tăng động giảm chú ý


Câu hỏi bởi: Giấu tên

dạ em chào bác sĩ ạ
lớp e có 1 bé tăng động hay chạy vòng vòng trời nắng nóng hay đánh bạn mặc dù bạn không làm gì bé, mẹ bé nói ở nhà bé có cô giáo dạy ngôn ngữ cho bé, cô giáo của bé nói do bé thấy bạn trong lớp đánh bạn nên bé bắt chước như vậy, nhưng trong lớp e mấy bé có đánh nhau thì đánh qua đánh lại chứ không giựt tóc và đấm vào mặt đẩy bạn té như bé vậy, bé đòi ôm nhưng em đang bận không ôm kịp là bé gào khóc rồi đẩy em đưng cạnh em đợi em quay mặt là đẩy em liên tục, lâu lâu đang ngồi chơi tự nhiên hét lên, vậy cho e hỏi bé có bắt chước bạn không hay bé không được quan tâm nên mới vậy
những lúc rãnh e hay gọi bé lại ôm, nhưng bé vẫn hay đánh bạn thậm chí qua những lớp bên cạnh để đánh bạn, mấy cô lớp bên mỗi lần bé không kiểm soát được hành động cuả mình đánh bạn mà em giữ không nổi em nhờ mấy cô qua giữ phụ là bé đạp chân rồi cào cáu mấy cô đó luôn
bé đi học người hôi rình, kẻ tay kẻ chân đất không, móng tay dài đen thui em ra nói mẹ cắt nhưng ngày mai đi học em vẫn thấy móng tay, chân y nguyên, nên em nghĩ ở nhà bé không được quan tâm với lại mẹ bé không cho bé đi học hoà nhập thêm ở mấy trường chuyên biệt mà chỉ mướn cô về dạy nói thôi nên bé trở nên nặng, cho em hỏi em nghĩ vậy có đúng không ạ?
mấy lúc em kìm không được mình em quay qua đánh bé một cái đau thiệt đau để bé không đẩy em nữa em làm vậy là sai đúng không ạ?

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn!
Theo những biểu hiện mà bạn mô tả và chia sẻ thì bé đã bị mắc chứng: Rối loạn tăng động kém chú ý mức độ nặng.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỊ TRẺ TĂNG ĐỘNG:
Tăng động giảm chú ý là bệnh lấy đi khả năng tập trung và chú ý của trẻ. Biểu hiện chính của bệnh là không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Trẻ gặp các rắc rối khi lắng nghe ai đó nói hay mơ mộng và thường mắc lỗi.
Trẻ không thể ngồi yên một chỗ, hay chạy nhảy liên tục không ngơi nghỉ dù ở bất kỳ điều kiện, không gian nào. Khi ngồi xuống, chúng có xu hướng ngọ nguậy, bồn chồn hoặc nhún nhẩy. Một số trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ nói quá nhiều và thường khó chơi trong yên lặng, có tính bốc đồng, phá vỡ đồ đạc hay thường xuyên cắt ngang, buột miệng trong những câu chuyện giao tiếp.
NGUYÊN NHÂN: Nguyên nhân trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ngoài yếu tố sinh học như di truyền, còn do người mẹ bị bệnh khi mang thai, trẻ bị trấn động não khi sinh hoặc sau sinh… thì môi trường sống cũng là yếu tố chính khiến trẻ mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu cho hay những em bé sống ở nơi chật chội, ồn ào, nhà quá đông đúc, lộn xộn… sẽ dễ bị tăng động. Ngoài ra, trẻ còn dễ mắc khi bố mẹ thiếu quan tâm, để con bị lôi cuốn vào các chương trình giải trí gây nghiện quá nhiều. Các bậc phụ huynh cần chú ý sát sao đến trẻ để nhận biết rõ những biểu hiện tăng động ở trẻ. Khi trẻ có biểu hiện mắc, cần điều chỉnh môi trường sống và đưa trẻ đến cơ sở y tế tin cậy để kịp thời chữa trị.
Trong thư bạn có nêu:
1. “bé đi học người hôi rình, kẻ tay kẻ chân đất không, móng tay dài đen thui em ra nói mẹ cắt nhưng ngày mai đi học em vẫn thấy móng tay, chân y nguyên, nên em nghĩ ở nhà bé không được quan tâm với lại mẹ bé không cho bé đi học hoà nhập thêm ở mấy trường chuyên biệt mà chỉ mướn cô về dạy nói thôi nên bé trở nên nặng, cho em hỏi em nghĩ vậy có đúng không ạ?”Nhận xét của bạn như vậy là hoàn toàn phù hợp.
2. “ mấy lúc em kìm không được mình em quay qua đánh bé một cái đau thiệt đau để bé không đẩy em nữa em làm vậy là sai đúng không ạ?” Bạn hành động như vậy cũng là muốn tốt cho bé nhưng phân tích ra lại có 2 điều không tốt:
+. Vì bé mắc chứng tăng động giảm chú ý nên có thể bé sẽ bắt chước hành động của bạn để áp dụng cho bạn trong lớp.
+. Khách quan nhìn vào sự việc sẽ thấy không đẹp (cho dù vì bất cứ lý do gì), có thể họ hiểu lầm hành vi của bạn là bạo hành bé. Vấn đề này rất nhậy cảm và ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của bạn cho nên bạn hết sức lưu ý.
Hy vọng thông tin trên giúp ích cho bạn.

Bệnh tăng động giảm chú ý


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ,be nhà tôi năm nay 7 tuổi,di khám bác sĩ bảo cháu bị tăng động giảm chú y,toi đang lo lắng không biết làm thế nào,xin bác sĩ cho tôi xin lời khuyên.

Bác sĩ Nguyễn Đức Liên


Chào bạn,

Tăng động giảm chú ý là một bệnh về tâm bệnh, bạn cần theo học các lớp về phụ huynh có con bị tăng động giảm chú ý, đọc các sách về bệnh này để hiểu cháu hơn, và giúp cháu cách kiểm soát bản thân. Đồng thời con bạn cũng nên khám và điều trị bác sỹ chuyên khoa tâm bệnh – BV nhi Trung ương nhé.

Thân ái.

Tăng động, giảm chú ý, kiểm soát hành vi kém của bé trai 9 tuổi


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác, bạn nhỏ ( cháu trai) nhà cháu năm nay gần 9 tuổi, bạn ấy kiểm soát hành vi kém, không tập trung tốt ( hơi tăng động) , Về phần tư duy thì hoàn toàn bình thường, thông minh, lanh lợi. Hiện bạn ấy đang đi học ở trường nhưng khả năng tập trung thì rất kém. Cháu muốn nhờ bác sĩ tư vấn điều trị ạ

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn,

Thực ra, những hành vi của bé, bạn cũng không cần quá lo ngại. Đôi khi, có những trẻ hơi năng động.
Tuy nhiên, bạn nên theo dõi thêm, nếu cháu có những hành vi bất thường thì nên đưa cháu đi khám tâm lý.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl