Hỏi Bác Sĩ -
Bị ngứa rát hậu môn là do những căn bệnh nào – liệu bạn đã biết? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nó qua các câu hỏi được chuyên gia giải đáp dưới đây nhé!
Chảy máu và đau rát hậu môn là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Trần Nhật Linh
Chào bác sĩ.
Khi em vừa sinh bé thứ 2 thường hay bị táo và đi ngoài ra máu, do thiếu kiến thức nên em không biết mình bị bệnh trĩ để điều trị mà cứ chịu đau. Vừa rồi em đi cắt trĩ, nhưng sau khi cắt xong em vẫn thấy đau và đi ngoài ra máu.
Một tuần nay em thấy hậu môn như bị sưng ở bên trong, đi cầu rất đau. Em đã dùng cả viên thuốc đặt hậu môn lẫn thuốc giảm đau nhưng đều không hiệu quả.
Bây giờ em không biết nên làm thế nào và uống thuốc gì nữa. Em cũng chẳng biết nên hỏi ai và đi khám ở đâu. Bé nhà em đã được hơn một tuổi. Bác sĩ giúp em với.
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Chào em.
Với tình trạng hiện nay, nhiều khả năng bệnh trĩ của em đã trở nặng, có biểu hiện viêm nhiễm, không còn đáp ứng với điều trị thuốc thông thường. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn còn có cách giải quyết.
Phương pháp mổ trĩ mới là phẫu thuật cắt trĩ bằng máy theo phương pháp Longo là phương pháp mổ trĩ tiên tiến nhất hiện nay, thời gian mổ ngắn, bệnh nhân ít đau, ít chảy máu, không có vết cắt ở hậu môn, giữ được sinh lý bình thường, chỉ tức nhẹ vùng hậu môn sau mổ một ngày.
Do đó, em cần đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa Ngoại tổng quát, để bác sĩ đánh giá bệnh tình của em và cùng em chọn ra phương pháp điều trị tốt nhất, nếu em có quyết định mổ cắt trĩ thì cũng cần uống thuốc để giảm viêm, giảm đau và có thể có cả kháng sinh để ổn định trước mổ.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Đi đại tiện thì hậu môn bị rát, nóng ở mép hậu môn là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Tuấn
Chào bác sĩ.
Tôi đi đại tiện thì hậu môn bị rát, đi xong cảm giác nóng ở mép trong hậu môn. Tôi lâu lâu lại bị như thế, mỗi lần kéo dài vài ngày xong lại tự hết, cũng được 2,5 năm nay rồi. Tôi lại đã bị như vậy nên muốn hỏi bác sĩ xem đây là bệnh gì và có chữa triệt để được không?
Xin cảm ơn.
Chào bạn Tuấn.
Nóng rát hậu môn vài ngày rồi tự hết thường gặp nhất trong nứt hậu môn do tiêu phân cứng (táo bón) và thường đi kèm với trĩ, thứ hai là do ăn đồ nóng nhiều gia vị như ớt, tiêu, một vài trường hợp do bia rượu. Bạn thử điều chỉnh lại chế độ ăn của mình, ăn nhiều đồ mát, uống nhiều nước, hạn chế bia rượu, cafe, không hút thuốc xem có cải thiện không, nếu vẫn còn thì phải đi khám bác sĩ thôi. Còn nếu nóng rát hậu môn kéo dài nhiều ngày coi chừng viêm hậu môn, rò hậu môn… thì cần phải khám bác sĩ sớm, bạn nhé.
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Rát và ngứa hậu môn, ngứa cả ngày đêm là bị gì?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 45 tuổi (nam) sống tại Gia Lai. Cách đây 4 tháng tôi bị rát và ngứa hậu môn, ngứa cả ngày đêm rất khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tôi đi khám tại bệnh viện được bác sĩ cho đi xét nghiệm phân để phát hiện trứng giun, kết quả âm tính. Bác sĩ kết luận bị ống hậu môn và nứt kẽ hậu môn. Bác sĩ cho thuốc về uống nhưng không khỏi, tôi đã tái khám và dùng 3 toa thuốc nhưng không khỏi (hàng năm tôi xổ giun định kì 2 lần) hàng ngày. Tôi dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ rửa sau khi rửa thì hết ngứa nhưng sau vài giờ thì lại ngứa. Xin bác sĩ giải đáp.
Chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn!
Nứt kẽ hậu môn thường là hậu quả của quá trình bị táo bón kéo dài trước đó do quá trình đi đại tiện khó khăn, phân khô cứng gây rách hậu môn và bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra bệnh này còn do các lí do như: vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ gây viêm nhiễm cũng dẫn tới nứt kẽ hậu môn. Ngồi quá lâu hoặc ngồi xổm khi đi đại tiện cũng khiến máu bị ứ đọng ở trực tràng gây tình trạng nứt kẽ hậu môn. Chế độ ăn uống không hợp lý như ăn nhiều đồ cay nóng, các thực phẩm khó tiêu cũng gây nên tình trạng nứt kẽ hậu môn.
Điều trị nứt kẽ hậu môn chủ yếu bằng thuốc bôi tại chỗ để kháng viêm, chống sưng phù nề và tăng cường sức bền thành mạch. Nếu uống thuốc không đỡ thì phải tiểu phẫu để cắt một phần cơ ở hậu môn giúp giảm co thắt hậu môn và nhanh lành vết nứt. Do vậy bạn cần đến cơ sở y tế để được chữa trị thích hợp. Ngoài ra trong quá trình chữa trị bạn cần duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón, tránh rặn khi đi đại tiện, vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau mỗi lần đại tiện, uống nhiều nước và tăng cường tập thể dục.
Thân mến chào bạn!
Hiện tượng táo bón, đi cầu có máu, hậu môn đau rát và sưng lên có phải là biểu hiện của trĩ ngoại không?
Câu hỏi bởi: Vuvivu
Thưa bác sĩ.
Lâu lắm tôi mới bị táo bón khi đi cầu, đi cầu xong khi lau có vệt máu đỏ tươi ở giấy vệ sinh. Sau đấy tôi có cảm giác đau rát ở hậu môn cả ngày và cho tới những lần đi cầu tiếp theo. Hơn nữa vùng da xung quanh hậu môn có chỗ sưng lên như thể bên trong chứa nước. Tôi đã bị như thế 3 ngày nay, vậy đấy có phải là biểu hiện của trĩ ngoại không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy là nhiều khả năng bạn bị trĩ nội. Trĩ nội khác trĩ ngoại ở chỗ: Hai loại trĩ đều là búi tĩnh mạch bị giãn phồng, nhưng trĩ nội là bị trong trực tràng, không nhìn hoặc sờ thấy, trĩ ngoại là đã giãn ra ngoài hậu môn, nhìn hoặc sờ thấy ngoài hậu môn. Bạn cần dùng thuốc làm lỏng phân để hạn chế hiện tượng táo phân. Thuốc sử dụng là Bisacodin 5 mg, mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 1 lần vào buổi tối nếu muốn hoặc thường đi ngoài vào buổi sáng và ngược lại. Bạn cần đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ búi tĩnh mạch bị giãn, xem xét khả năng phẫu thuật cắt bỏ búi tĩnh mạch bị giãn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đi đại tiện rất khó, có khi bị rách hậu môn, phân lại có máu tươi là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Mai Van Tri
Chào bác sĩ.
Tôi 31 tuổi, gần đây đi đại tiện rất khó, có khi bị rách hậu môn, phân lại có máu tươi. Tôi ăn rất nhiều rau và trái cây nhưng tình hình không cải thiện. Tôi có tiền sử viêm đại tràng. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì, làm sao để khắc phục?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Đi ngoài ra máu là biểu hiện của rất nhiều bệnh như trĩ, táo bón, polip, bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, đại tràng, cũng có thể bị nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại trực tràng, khối u.
Theo bạn mô tả không thấy bạn đề cập đến chảy máu như thế nào, có nhiều không, có sa búi trĩ ra ngoài không. Đa phần đi cầu ra máu thường do trĩ nhưng để chẩn đoán đúng đòi hỏi phải khám và làm các xét nghiệm cần thiết, có thể phải nội soi đại tràng mới có kết quả chính xác.
Để khắc phục tình trạng trên bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:
Uống nhiều nước, mỗi ngày trên 2 lít nước
Ăn nhiều rau, trái cây như đu đủ, thanh long, bưởi…
Hạn chế các chất kích thích rượu bia, các chất cay
Không nên ngồi lâu một chỗ, tránh táo bón
Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào một giờ cố định.
Nếu tình trạng trên không cải thiện, thường xuyên đi ngoài có máu bạn nên khám chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn đoán sớm.
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị ngứa rát hậu môn là do những căn bệnh nào – liệu bạn đã biết? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nó qua các câu hỏi được chuyên gia giải đáp dưới đây nhé!
Chảy máu và đau rát hậu môn là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Trần Nhật Linh
Chào bác sĩ.
Khi em vừa sinh bé thứ 2 thường hay bị táo và đi ngoài ra máu, do thiếu kiến thức nên em không biết mình bị bệnh trĩ để điều trị mà cứ chịu đau. Vừa rồi em đi cắt trĩ, nhưng sau khi cắt xong em vẫn thấy đau và đi ngoài ra máu.
Một tuần nay em thấy hậu môn như bị sưng ở bên trong, đi cầu rất đau. Em đã dùng cả viên thuốc đặt hậu môn lẫn thuốc giảm đau nhưng đều không hiệu quả.
Bây giờ em không biết nên làm thế nào và uống thuốc gì nữa. Em cũng chẳng biết nên hỏi ai và đi khám ở đâu. Bé nhà em đã được hơn một tuổi. Bác sĩ giúp em với.
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Chào em.
Với tình trạng hiện nay, nhiều khả năng bệnh trĩ của em đã trở nặng, có biểu hiện viêm nhiễm, không còn đáp ứng với điều trị thuốc thông thường. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn còn có cách giải quyết.
Phương pháp mổ trĩ mới là phẫu thuật cắt trĩ bằng máy theo phương pháp Longo là phương pháp mổ trĩ tiên tiến nhất hiện nay, thời gian mổ ngắn, bệnh nhân ít đau, ít chảy máu, không có vết cắt ở hậu môn, giữ được sinh lý bình thường, chỉ tức nhẹ vùng hậu môn sau mổ một ngày.
Do đó, em cần đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa Ngoại tổng quát, để bác sĩ đánh giá bệnh tình của em và cùng em chọn ra phương pháp điều trị tốt nhất, nếu em có quyết định mổ cắt trĩ thì cũng cần uống thuốc để giảm viêm, giảm đau và có thể có cả kháng sinh để ổn định trước mổ.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Đi đại tiện thì hậu môn bị rát, nóng ở mép hậu môn là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Tuấn
Chào bác sĩ.
Tôi đi đại tiện thì hậu môn bị rát, đi xong cảm giác nóng ở mép trong hậu môn. Tôi lâu lâu lại bị như thế, mỗi lần kéo dài vài ngày xong lại tự hết, cũng được 2,5 năm nay rồi. Tôi lại đã bị như vậy nên muốn hỏi bác sĩ xem đây là bệnh gì và có chữa triệt để được không?
Xin cảm ơn.
Chào bạn Tuấn.
Nóng rát hậu môn vài ngày rồi tự hết thường gặp nhất trong nứt hậu môn do tiêu phân cứng (táo bón) và thường đi kèm với trĩ, thứ hai là do ăn đồ nóng nhiều gia vị như ớt, tiêu, một vài trường hợp do bia rượu. Bạn thử điều chỉnh lại chế độ ăn của mình, ăn nhiều đồ mát, uống nhiều nước, hạn chế bia rượu, cafe, không hút thuốc xem có cải thiện không, nếu vẫn còn thì phải đi khám bác sĩ thôi. Còn nếu nóng rát hậu môn kéo dài nhiều ngày coi chừng viêm hậu môn, rò hậu môn… thì cần phải khám bác sĩ sớm, bạn nhé.
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Rát và ngứa hậu môn, ngứa cả ngày đêm là bị gì?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 45 tuổi (nam) sống tại Gia Lai. Cách đây 4 tháng tôi bị rát và ngứa hậu môn, ngứa cả ngày đêm rất khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tôi đi khám tại bệnh viện được bác sĩ cho đi xét nghiệm phân để phát hiện trứng giun, kết quả âm tính. Bác sĩ kết luận bị ống hậu môn và nứt kẽ hậu môn. Bác sĩ cho thuốc về uống nhưng không khỏi, tôi đã tái khám và dùng 3 toa thuốc nhưng không khỏi (hàng năm tôi xổ giun định kì 2 lần) hàng ngày. Tôi dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ rửa sau khi rửa thì hết ngứa nhưng sau vài giờ thì lại ngứa. Xin bác sĩ giải đáp.
Chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn!
Nứt kẽ hậu môn thường là hậu quả của quá trình bị táo bón kéo dài trước đó do quá trình đi đại tiện khó khăn, phân khô cứng gây rách hậu môn và bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra bệnh này còn do các lí do như: vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ gây viêm nhiễm cũng dẫn tới nứt kẽ hậu môn. Ngồi quá lâu hoặc ngồi xổm khi đi đại tiện cũng khiến máu bị ứ đọng ở trực tràng gây tình trạng nứt kẽ hậu môn. Chế độ ăn uống không hợp lý như ăn nhiều đồ cay nóng, các thực phẩm khó tiêu cũng gây nên tình trạng nứt kẽ hậu môn.
Điều trị nứt kẽ hậu môn chủ yếu bằng thuốc bôi tại chỗ để kháng viêm, chống sưng phù nề và tăng cường sức bền thành mạch. Nếu uống thuốc không đỡ thì phải tiểu phẫu để cắt một phần cơ ở hậu môn giúp giảm co thắt hậu môn và nhanh lành vết nứt. Do vậy bạn cần đến cơ sở y tế để được chữa trị thích hợp. Ngoài ra trong quá trình chữa trị bạn cần duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón, tránh rặn khi đi đại tiện, vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau mỗi lần đại tiện, uống nhiều nước và tăng cường tập thể dục.
Thân mến chào bạn!
Hiện tượng táo bón, đi cầu có máu, hậu môn đau rát và sưng lên có phải là biểu hiện của trĩ ngoại không?
Câu hỏi bởi: Vuvivu
Thưa bác sĩ.
Lâu lắm tôi mới bị táo bón khi đi cầu, đi cầu xong khi lau có vệt máu đỏ tươi ở giấy vệ sinh. Sau đấy tôi có cảm giác đau rát ở hậu môn cả ngày và cho tới những lần đi cầu tiếp theo. Hơn nữa vùng da xung quanh hậu môn có chỗ sưng lên như thể bên trong chứa nước. Tôi đã bị như thế 3 ngày nay, vậy đấy có phải là biểu hiện của trĩ ngoại không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy là nhiều khả năng bạn bị trĩ nội. Trĩ nội khác trĩ ngoại ở chỗ: Hai loại trĩ đều là búi tĩnh mạch bị giãn phồng, nhưng trĩ nội là bị trong trực tràng, không nhìn hoặc sờ thấy, trĩ ngoại là đã giãn ra ngoài hậu môn, nhìn hoặc sờ thấy ngoài hậu môn. Bạn cần dùng thuốc làm lỏng phân để hạn chế hiện tượng táo phân. Thuốc sử dụng là Bisacodin 5 mg, mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 1 lần vào buổi tối nếu muốn hoặc thường đi ngoài vào buổi sáng và ngược lại. Bạn cần đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ búi tĩnh mạch bị giãn, xem xét khả năng phẫu thuật cắt bỏ búi tĩnh mạch bị giãn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đi đại tiện rất khó, có khi bị rách hậu môn, phân lại có máu tươi là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Mai Van Tri
Chào bác sĩ.
Tôi 31 tuổi, gần đây đi đại tiện rất khó, có khi bị rách hậu môn, phân lại có máu tươi. Tôi ăn rất nhiều rau và trái cây nhưng tình hình không cải thiện. Tôi có tiền sử viêm đại tràng. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì, làm sao để khắc phục?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Đi ngoài ra máu là biểu hiện của rất nhiều bệnh như trĩ, táo bón, polip, bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, đại tràng, cũng có thể bị nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại trực tràng, khối u.
Theo bạn mô tả không thấy bạn đề cập đến chảy máu như thế nào, có nhiều không, có sa búi trĩ ra ngoài không. Đa phần đi cầu ra máu thường do trĩ nhưng để chẩn đoán đúng đòi hỏi phải khám và làm các xét nghiệm cần thiết, có thể phải nội soi đại tràng mới có kết quả chính xác.
Để khắc phục tình trạng trên bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:
Uống nhiều nước, mỗi ngày trên 2 lít nước
Ăn nhiều rau, trái cây như đu đủ, thanh long, bưởi…
Hạn chế các chất kích thích rượu bia, các chất cay
Không nên ngồi lâu một chỗ, tránh táo bón
Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào một giờ cố định.
Nếu tình trạng trên không cải thiện, thường xuyên đi ngoài có máu bạn nên khám chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn đoán sớm.
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare