Hỏi Bác Sĩ -
Nhức răng rất có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh mà chúng ta phải cảnh giác. Cùng tham khảo những câu hỏi sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Bị sâu răng hàm, đau nhức răng khi ăn có phải bị viêm tủy chân răng?
Câu hỏi bởi: Ngô Lượng
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi, cháu năm nay 20 tuổi. Cháu bị sâu 1 cái răng hàm (răng số 2 tính từ bên trong ra). Trước kia thì cháu có bị đau nhưng giờ thì không bị đau nữa. Lỗ sâu hiện nay đã khá to. Bác sĩ có thể giải đáp cho cháu biết là tình trạng răng cháu như vậy có thể nhổ được không và có tác động gì đến hệ thần kinh không ạ? Và một cái răng phía hàm bên kia của cháu mặc dù không bị sâu, nhưng mấy hôm qua lại hay bị đau nhức khi ăn. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị viêm tủy chân răng không và cách điều trị như thế nào ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu có đau nhức răng hàm khi ăn, đau nhức răng do nhiều lí do như tổn thương men răng, viêm nướu răng, tổn thương ngà răng và tổn thương tủy răng. Khi có tổn thương viêm tủy răng thì rất đau nhức, khó chịu. Đối với chiếc răng hàm sâu có lỗ, cháu cần khám nha sĩ để xác định xem có thể hàn răng được không, nếu có viêm tủy thì cần diệt tủy để chữa trị. Việc chữa trị răng tốt nhất là hướng tới chữa trị bảo tồn, chỉ nhổ răng khi không thể bảo tồn được và sau nhổ răng cần phải làm răng giả. Khuyên cháu khám nha sĩ để có chỉ định chữa trị phù hợp.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Mặt bị khô, nổi mụn ngứa, răng nhức, có phải biểu hiện của phơi nhiễm HIV không?
Câu hỏi bởi: nghingo16
Chào bác sĩ.
Em năm nay 24 tuổi, em có quan hệ với gái mại dâm khoảng 16 ngày rồi. Lúc quan hệ có bao cao su và bị tuột một phần, tinh dịch còn ở đầu bao, nhưng lúc quan hệ bằng miệng thì không mang bao. Mấy bữa nay mặt em bị khô và nổi mụn ngứa, răng thì nhức (lúc trước em cũng thỉnh thoảng bị nhức răng do răng em bị sâu và đã trám). Xin cho em hỏi những thứ đó có phải biểu hiện của phơi nhiễm HIV không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Hầu như không có nguy cơ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đường miệng, tuy nhiên vẫn có thể có nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như HPV, lậu cầu… Tôi không nghĩ những biểu hiện em có là do nhiễm HIV. Do có quan hệ với gái mại dâm, em nên xét nghiệm HIV cho chắc chắn.
Chúc em mạnh khỏe!
Khi ăn thì bị nhức ở chân răng có phải là bệnh viêm lợi không?
Câu hỏi bởi: Lam Hoang
Chào bác sĩ!
Răng em lúc không ăn thì không đau và cảm thấy bình thường. Nhưng khi ăn cơm thì lại bị nhức ở chân răng, đó có phải là bệnh viêm lợi không ạ?
Em xin cảm ơn!
Bạn thân mến!
Có thể là ở kẽ răng đó bạn bị viêm nướu hoặc viêm nha chu nên khi ăn, thức ăn bị chèn thêm vào khiến lợi có cảm giác tức tức nhức nhức rất khó chịu.
Thứ nhất là bạn dùng chỉ Nha khoa cố lấy sạch thức ăn bị dính trong kẽ răng ra cho bớt nhức. Sau đó bạn nên đi nha sĩ khám và cạo vôi, đặc biệt ở kẽ răng đó để làm sạch hết mảnh vụn thức ăn có thể đang dính sâu trong kẽ.
Bạn nên đi khám sớm, đừng chủ quan, vì một khi kẽ răng viêm quá chuyển thành viêm nha chu thì rất khó chữa và chữa cũng chỉ đỡ chứ không hết, còn nếu bạn đã bị viêm nha chu rồi thì khám càng sớm càng dễ chữa trị hơn, để càng lâu răng càng dễ lung lay.
Thân chào bạn!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Nhức răng số 6 hàm trên bên phải, có cảm giác lung lay có trám được không hay phải nhổ bỏ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em 18 tuổi, gần đây em hay bị nhức răng hàm trên bên phải (răng số 6). Khi em đi đến Nha khoa thì họ khử vi khuẩn sức thuốc và kê toa 4 ngày uống. Nhưng em không có đỡ đi. Vẫn còn nhức và nhức thêm răng bên trái. Em có cảm giác răng lung lay. Xin hỏi bác sĩ răng hàm của em có thể trám được không? Hay phải nhổ bỏ đi? Bác sĩ giải đáp giúp em nhé!
Em cảm ơn!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào bạn!
Theo như biểu hiện bạn kể, bạn bị bệnh viêm quanh cuống răng. Bệnh viêm quanh cuống bao gồm các tổn thương vùng cuống răng cấp, bán cấp, hay mãn tính và việc chữa trị là rất cần thiết để loại bỏ toàn bộ tổ chức hoại tử, vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, những yếu tố kích thích khác có trong ống tuỷ và tổ chức cuống tạo điều kiện cho tổ chức cuống hồi phục sau chữa trị. Trong quá trình chữa trị phải đảm bảo vô trùng và không gây bội nhiễm thêm tổ chức vùng cuống răng.
Đối với những răng bị tổn thương viêm quanh cuống cấp, bán cấp, nếu điều kiện cho phép thì dùng khoan trụ hay tròn, mở thông buồng tuỷ, giảm áp lực khí và dịch có trong buồng tủy để giảm đau và có tác dụng như trích dẫn lưu. Bên cạnh đó, cho bệnh nhân dùng kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn yếm khí và Gram (-), kết hợp với giảm đau, vitamin. Sau khi hết sưng đau, tiến hành chữa trị như các bước của tủy hoại tử: mở buồng tuỷ, nong rửa ống tuỷ, đặt thuốc sát khuẩn CPC, TF, hàn ống tuỷ, tạo hình lại thân răng.
Đối với những răng viêm quanh cuống mãn, việc chữa trị cần được theo dõi nhiều tháng đối với sự liền xương ở tổn thương cuống răng hoặc kết hợp phẫu thuật cắt cuống ngay sau chữa trị Nội nha. Những răng vỡ to, ống tủy không thông, hoặc những răng có thể gây biến chứng thì nhổ răng để dẫn lưu.
Chúc bạn sức khỏe!
Nhức răng rất có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh mà chúng ta phải cảnh giác. Cùng tham khảo những câu hỏi sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Bị sâu răng hàm, đau nhức răng khi ăn có phải bị viêm tủy chân răng?
Câu hỏi bởi: Ngô Lượng
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi, cháu năm nay 20 tuổi. Cháu bị sâu 1 cái răng hàm (răng số 2 tính từ bên trong ra). Trước kia thì cháu có bị đau nhưng giờ thì không bị đau nữa. Lỗ sâu hiện nay đã khá to. Bác sĩ có thể giải đáp cho cháu biết là tình trạng răng cháu như vậy có thể nhổ được không và có tác động gì đến hệ thần kinh không ạ? Và một cái răng phía hàm bên kia của cháu mặc dù không bị sâu, nhưng mấy hôm qua lại hay bị đau nhức khi ăn. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị viêm tủy chân răng không và cách điều trị như thế nào ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu có đau nhức răng hàm khi ăn, đau nhức răng do nhiều lí do như tổn thương men răng, viêm nướu răng, tổn thương ngà răng và tổn thương tủy răng. Khi có tổn thương viêm tủy răng thì rất đau nhức, khó chịu. Đối với chiếc răng hàm sâu có lỗ, cháu cần khám nha sĩ để xác định xem có thể hàn răng được không, nếu có viêm tủy thì cần diệt tủy để chữa trị. Việc chữa trị răng tốt nhất là hướng tới chữa trị bảo tồn, chỉ nhổ răng khi không thể bảo tồn được và sau nhổ răng cần phải làm răng giả. Khuyên cháu khám nha sĩ để có chỉ định chữa trị phù hợp.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Mặt bị khô, nổi mụn ngứa, răng nhức, có phải biểu hiện của phơi nhiễm HIV không?
Câu hỏi bởi: nghingo16
Chào bác sĩ.
Em năm nay 24 tuổi, em có quan hệ với gái mại dâm khoảng 16 ngày rồi. Lúc quan hệ có bao cao su và bị tuột một phần, tinh dịch còn ở đầu bao, nhưng lúc quan hệ bằng miệng thì không mang bao. Mấy bữa nay mặt em bị khô và nổi mụn ngứa, răng thì nhức (lúc trước em cũng thỉnh thoảng bị nhức răng do răng em bị sâu và đã trám). Xin cho em hỏi những thứ đó có phải biểu hiện của phơi nhiễm HIV không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Hầu như không có nguy cơ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đường miệng, tuy nhiên vẫn có thể có nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như HPV, lậu cầu… Tôi không nghĩ những biểu hiện em có là do nhiễm HIV. Do có quan hệ với gái mại dâm, em nên xét nghiệm HIV cho chắc chắn.
Chúc em mạnh khỏe!
Khi ăn thì bị nhức ở chân răng có phải là bệnh viêm lợi không?
Câu hỏi bởi: Lam Hoang
Chào bác sĩ!
Răng em lúc không ăn thì không đau và cảm thấy bình thường. Nhưng khi ăn cơm thì lại bị nhức ở chân răng, đó có phải là bệnh viêm lợi không ạ?
Em xin cảm ơn!
Bạn thân mến!
Có thể là ở kẽ răng đó bạn bị viêm nướu hoặc viêm nha chu nên khi ăn, thức ăn bị chèn thêm vào khiến lợi có cảm giác tức tức nhức nhức rất khó chịu.
Thứ nhất là bạn dùng chỉ Nha khoa cố lấy sạch thức ăn bị dính trong kẽ răng ra cho bớt nhức. Sau đó bạn nên đi nha sĩ khám và cạo vôi, đặc biệt ở kẽ răng đó để làm sạch hết mảnh vụn thức ăn có thể đang dính sâu trong kẽ.
Bạn nên đi khám sớm, đừng chủ quan, vì một khi kẽ răng viêm quá chuyển thành viêm nha chu thì rất khó chữa và chữa cũng chỉ đỡ chứ không hết, còn nếu bạn đã bị viêm nha chu rồi thì khám càng sớm càng dễ chữa trị hơn, để càng lâu răng càng dễ lung lay.
Thân chào bạn!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Nhức răng số 6 hàm trên bên phải, có cảm giác lung lay có trám được không hay phải nhổ bỏ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em 18 tuổi, gần đây em hay bị nhức răng hàm trên bên phải (răng số 6). Khi em đi đến Nha khoa thì họ khử vi khuẩn sức thuốc và kê toa 4 ngày uống. Nhưng em không có đỡ đi. Vẫn còn nhức và nhức thêm răng bên trái. Em có cảm giác răng lung lay. Xin hỏi bác sĩ răng hàm của em có thể trám được không? Hay phải nhổ bỏ đi? Bác sĩ giải đáp giúp em nhé!
Em cảm ơn!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào bạn!
Theo như biểu hiện bạn kể, bạn bị bệnh viêm quanh cuống răng. Bệnh viêm quanh cuống bao gồm các tổn thương vùng cuống răng cấp, bán cấp, hay mãn tính và việc chữa trị là rất cần thiết để loại bỏ toàn bộ tổ chức hoại tử, vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, những yếu tố kích thích khác có trong ống tuỷ và tổ chức cuống tạo điều kiện cho tổ chức cuống hồi phục sau chữa trị. Trong quá trình chữa trị phải đảm bảo vô trùng và không gây bội nhiễm thêm tổ chức vùng cuống răng.
Đối với những răng bị tổn thương viêm quanh cuống cấp, bán cấp, nếu điều kiện cho phép thì dùng khoan trụ hay tròn, mở thông buồng tuỷ, giảm áp lực khí và dịch có trong buồng tủy để giảm đau và có tác dụng như trích dẫn lưu. Bên cạnh đó, cho bệnh nhân dùng kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn yếm khí và Gram (-), kết hợp với giảm đau, vitamin. Sau khi hết sưng đau, tiến hành chữa trị như các bước của tủy hoại tử: mở buồng tuỷ, nong rửa ống tuỷ, đặt thuốc sát khuẩn CPC, TF, hàn ống tuỷ, tạo hình lại thân răng.
Đối với những răng viêm quanh cuống mãn, việc chữa trị cần được theo dõi nhiều tháng đối với sự liền xương ở tổn thương cuống răng hoặc kết hợp phẫu thuật cắt cuống ngay sau chữa trị Nội nha. Những răng vỡ to, ống tủy không thông, hoặc những răng có thể gây biến chứng thì nhổ răng để dẫn lưu.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare