Hỏi Bác Sĩ -
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của cơ thể, có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến stress. Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh.
Triệu chứng trầm cảm do stress trong học tập
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hiện giờ cháu 17 tuổi. Đang học ở một trường Chuyên của tỉnh. Cách đây gần một năm, tức là những năm học lớp 10, cháu từng có thời kì bị trầm cảm nhẹ. Do có quá nhiều áp lực về việc học tập sách vở quá nặng nề, về giáo viên, về cả các mối quan hệ xung quanh và từ phía gia đình nữa nên cháu đã từng rất suy sụp và bất thần. Sau đó bố mẹ có nhận thấy và đã động viên khích lệ nhiều tháng trời để cháu vượt qua mọi bế tắc khó khăn trong tinh thần mình.
Khoảng thời gian trở lại đây, mọi thứ lại đè nén trở lại và cháu cảm nhận bản thân rơi vào đợt trầm cảm thứ hai còn nặng hơn lần trước. Cháu duy trì ý nghĩ muốn tự sát suốt nhiều tháng nay, cảm thấy tâm trí rối loạn, đầu óc mệt mỏi và không còn muốn nghĩ về việc gì nữa.
Lực học của cháu tụt giảm rõ rệt, vì vậy nên cháu càng suy nghĩ nhiều, không tiếp xúc với ai trong gia đình, từ bé tới lớn cháu lại mắc chứng sợ đám đông nên ròng rã nhiều ngày trời cháu chỉ cắm đầu đi học rồi nhốt mình trong phòng suốt thời gian còn lại. Mấy hôm qua cháu cảm thấy rất mệt, không hiểu mình sống với mục đích gì, cháu thất bại về học hành trên lớp, không thấy bạn bè thân thiết kề cạnh từ khi lên cấp ba, thầy cô cũng không ưa cháu trên lớp học, bố mẹ thì vẫn đặt kỳ vọng rất nhiều.
Nhưng cháu đã không làm được gì và mọi thứ đều tuột dốc hết. Nên cháu đã bất lực nhiều ngày, sống trong sự kìm nén, phải cư xử bình thường mỗi ngày và cứ vào đến phòng là cháu nấc lên khóc rất đau đớn. Ý nghĩ chết đi ngày càng bao trùm lấy toàn bộ trí óc cháu, và tình cờ khi cháu đang tìm hiểu về cách tự tử thì thấy chủ đề về bệnh trầm cảm.
Cháu chỉ muốn tóm lại tình trạng của mình để được nghe câu trả lời từ bác sĩ. Cháu đã cố gắng hết sức và bằng mọi cách để vượt qua mọi chuyện nhưng không thể, mọi lời khuyên cháu được nghe đều chẳng có tác dụng gì. Thứ cháu muốn hiện giờ chỉ có chấm dứt nổi đau tinh thần và kết thúc sự sống của mình mà thôi.
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Với các triệu chứng như cháu mô tả cho thấy cháu đang có một tình trạng trầm cảm rất nặng. Trầm cảm nhất là giai đoạn nặng như cháu không thể chữa khỏi chỉ bằng tập thể dục, thay đổi chế độ ăn hay đi nghỉ ngơi, thư giãn, mà phải kết hợp với việc chữa trị bằng thuốc chống trầm cảm phối hợp với tâm lí liệu pháp.
Với tình trạng hiện tại cháu nên nói với bố mẹ và đi gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần học để khám và chữa trị càng sớm càng tốt, tránh gây những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình, bệnh càng để lâu thì càng nguy hiểm và khó chữa trị. Cháu có thể đến chuyên khoa Tâm thần bệnh viện Bạch Mai hoặc các bệnh viện tâm thần để khám và chữa trị. Bệnh trầm cảm nếu chữa trị đúng cách tỉ lệ ổn định bệnh khá cao 70-80%.
Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Bị bệnh mất ngủ do stress
Câu hỏi bởi: My
Thưa bác sĩ, ba cháu năm nay 44 tuổi do áp lực đủ thứ công việc, gia đình nên dẫn đến stress rồi gây ra mất ngủ đã 6 tháng nay rồi. Ba cháu đã đi khám nhiều bệnh vịên nhưng không hết. Do ngủ ko đựơc nên nhiều lúc lợi dụng lệ thuộc vào thuốc ngủ, rồi suy nghĩ tùm lum nữa, có lúc bi quan nữa. Làm thế nào để hết… Bác sĩ có liệu pháp gì ko? Ba cháu có cần đến bác sĩ để điều trị ko? Sẽ hết chứ cảm phiên bác sĩ… Cháu cảm ơn ạ !
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào cháu,
Ba cháu bị mất ngủ, bị stress, và lệ thuộc vào thuốc. Nếu đúng như cháu nói thì phải đưa ba cháu đến cơ sở tâm thần để được khám và điều trị. Bệnh chắc chắn sẽ khỏi, tuy nhiên cũng cần có thời gian. Vì vậy gia đình phải kiên trì điều trị. Ba cháu có thể đến bệnh viện Quân y 103 khám và điều trị.
Chúc ba cháu mau có giác ngủ ngon hết stress và hết lệ thuộc thuốc.
Mất ngủ, suy nhược thần kinh do stress công việc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Năm nay em 28 tuổi, buổi tối thường hay rất khó ngủ, tầm 1, 2h sáng mới ngủ được. Em nghĩ mình bị stress do công việc nên em cũng có di tập thể dục vào buổi chiều tầm 18h, có hôm thì ngủ sớm được nhưng tầm 3h sáng hay bị giật mình, có những đêm cứ thao thức trằn trọc đến tận 2h sáng. Ban ngày thì mệt mỏi, lừ đừ, trí nhớ kém. Thỉnh thoảng em có đi du lịch đêt giải tỏa căng thẳng, thì thấy ngủ ngon giấc, nhưng khi trở lại làm việc thì vẫn mất ngủ như trước. Em có đi bắt mạch bên thầy thuốc đông y thì được biết là bị suy nhược thần kinh, dùng thuốc được 4 tháng vẫn không khỏi hẳn, em xin được bác sĩ giải đáp cách điều trị. Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giấc, đủ sâu, cảm thấy khỏe khắn khi thức dậy…
Theo các nghiên cứu cho thấy: Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 20 giờ mỗi ngày, người trưởng thành ngủ 8 giờ mỗi ngày và người cao tuổi thường ngủ ít hơn khoảng 5-6 giờ mỗi ngày. Mất ngủ là khi có một trong số các triệu chứng sau: Khó vào hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều tác động đến cuộc sống và công việc.
Suy nhược thần kinh (SNTK) là một tên gọi chung cho các triệu chứng rối loạn thần kinh khi chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán (có trong bảng phân loại bệnh tâm thần của tổ chức Sức khoẻ thế giới). Những trạng thái bệnh này nếu không điều trị sẽ dẫn đến sức khoẻ kém, thậm chí kiệt sức, bất an, lo lắng cho sinh hoạt và công việc. Các rối loạn khác dễ dẫn đến nghiện rượu và nghiện các thuốc an thần do tự chữa trị… Cuối cùng bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các diễn tiến trên.
Trường hợp của em, lí do có thể do sự căng thẳng trong công việc, vì thế đầu tiên em cần điều chỉnh lại công việc của mình cho hợp lý. Sắp xếp công việc một cách khoa học, bố trí thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong khi làm, tránh làm việc quá sức. Ngoài ra chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao đóng vai trò hết sức quan trọng. Em cần chú ý ăn uống đầy đủ chất và đúng giờ giấc. Không sử dụng thuốc là hay các chất kích thích như: rượu bia, café, chè..đặc biệt là vào buổi tối, hay trước giờ đi ngủ. Có chế độ tập luyện thể thao và nghỉ ngơi hợp lý. Nên duy trì tập luyện một môn thể thao yêu thích và phù hợp với sức khỏe của bản thân ít nhất 3 lần một tuần, mỗi lần nên tập từ 30 phút đến 1 giờ. Thực hiện ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, em nên đi ngủ có giờ giấc cố định, đi ngủ sớm và dậy sớm tránh thức quá khuya. Phòng ngủ nên được vệ sinh sạch sẽ, tạo không gian thoáng mát trong phòng ngủ. Việc uống thuốc cần được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua thuốc về chữa trị.
Chúc em sớm khỏe!
Căng thẳng stress suy nghĩ nhiều lung tung không thể ngủ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ ạ!
Hiện nay cháu đang gặp tình trạng mất ngủ do căng thẳng stress suy nghĩ nhiều lung tung không thể ngủ. Tim hồi hộp hay giật mình và mơ ác mộng. Dạ dày cháu bị tức ở trên gần tim thở ngắn dài không ổn định. Cứ nghĩ linh tinh và cháu thấy các vấn đề trên đều do tâm mình bị rối loạn thần kinh căng thẳng quá mà ra chứ không phải do bệnh tật gì nghiêm trọng. Người rất mệt. Số là cháu bị cảm lạnh trong Nam do chủ quan khỏi rồi nhưng đi tập ra mồ hôi và bị lại cũng như đi tối gió vào lại bị lại mấy lần do đó cháu cứ vật vờ 4 tháng mới hết tình trạng sợ gió sợ lạnh. Thời tiết trong đó không giống ngoài Bắc nên cháu chủ quan không biết. Nhưng cơ thể suy nhược đi khám thì bên trong cơ thể không thấy lí do nào dẫn tới tình trạng trên. Nhưng vì công việc đang đến lúc quan trọng mà cháu ốm làm chẳng được nên căng thẳng suy nghĩ cả về bệnh tật và công việc nên mấy bữa nay khó ngủ và mệt mỏi.
Cháu có quan hệ với bạn gái sắp cưới của cháu thì thấy ra nhanh và sau đó người cực kỳ mệt đến độ mất kiểm soát người nóng như sốt và bủn rủn không thấy sức. Cháu cũng quan hệ thỉnh thoảng nhưng vừa rồi tình trạng cháu như vậy cháu thấy rất lo. Cháu xin hỏi bác sĩ để có biện pháp giúp sức khỏe hồi phục vì cháu là người hoạt động nhiều mà vừa rồi ốm vật vờ mấy tháng ngồi ở nhà đi loanh quanh rất khó chịu. Cháu mong bác sĩ giải đáp giúp cháu để cháu có thể trở lại thể trạng ban đầu.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với các triệu chứng như bạn mô tả nghĩ nhiều đến lí do do stress. Những người đang gặp tình trạng quá tải stress, căng thẳng thường có các biểu hiện sau đây: lo âu hay hoảng loạn vô cớ; hay có cảm giác bị dồn ép, quấy nhiễu, vội vã; hờn giận vô cớ hay buồn bực, ủ rũ; các biểu hiện như đau dạ dày, đau đầu, hoặc thậm chí đau ngực; bị dị ứng, chẳng hạn như chàm hoặc hen suyễn; mất ngủ; bê tha rượu chè, hút thuốc lá, ăn quá nhiều hoặc sử dụng ma túy; buồn bã hay trầm cảm.
Phương pháp hữu ích nhất đối phó với stress là học cách để quản lý sự căng thẳng tức là chấp nhận đương đầu với những thách thức mới, dù tốt hay xấu. Các kỹ năng quản lý stress sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi chúng được đem ra sử dụng rất hay ngay cả khi không thấy áp lực. Hiểu rõ làm cách nào để kiểm soát stress và cách thức thực hiện điều đó sẽ giúp bạn khắc phục những trường hợp khó khăn có thể xảy ra trong tương lai một cách bình tĩnh.
– Không nên làm việc quá sức: Nếu bạn đang cảm thấy công việc quá nhiều, hãy chủ động cắt bỏ một vài hoạt động, chỉ tập trung làm những công việc thật sự quan trọng.
– Hãy học cách thư giãn: Thư giãn chính là liều thuốc hóa giải stress tốt nhất cho bạn. Đó là khi bạn đối diện với sự căng thẳng, thư giãn tốt sẽ đem lại cho bạn một cảm giác hạnh phúc và an bình. Bạn sẽ kích hoạt những phản ứng hóa học có lợi cho cơ thể chỉ bằng cách thực hành thư giãn qua các bài tập hít thở đơn giản, bạn sẽ có đủ tinh thần để đối phó với các trường hợp gây căng thẳng; xây dựng thời khóa biểu cho các hoạt động làm việc, học tập, vui chơi, giải trí.
– Tạo đồng hồ sinh học: ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ
– Hãy chăm sóc bản thân: Các chuyên gia đồng ý rằng tập thể dục thường xuyên giúp bạn chế ngự căng thẳng. Tuy nhiên tập thể dục quá sức hay không tự nguyện có thể dẫn tới stress. Do đó sự điều độ trong tập thể dục là cần thiết và việc ăn uống hợp lý cũng giúp bạn khỏe mạnh. Bạn cũng sẽ dễ dàng bị stress sau khi ngốn căng bụng một cách vội vã các loại thức ăn vặt hay thức ăn nhanh. Trong lúc căng thẳng, cơ thể cần vitamin và khoáng chất hơn bao giờ hết.
– Hãy cẩn trọng trong suy nghĩ: Học cách suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời.
Chúc bạn sống khỏe!
Nam 21 tuổi bị nôn khan do stress phải làm gì?
Câu hỏi bởi: thành lôc
Chào bác sĩ.
Em là nam giới, năm nay 21 tuổi, hiện đang là sinh viên. Một năm trước em bị nôn khan. Đi khám bác sĩ bảo là bệnh f480 (do căng thẳng quá mức). Em dùng thuốc được thời gian thì hết. Bác sĩ cho ngưng thuốc. Nhưng sau do mỗi lần thức khuya hay làm gì mệt em lại bị nôn khan. Bác sĩ cho em hỏi có phải em bị stress không? Em muốn hỏi làm sao để hết hẳn nôn khan? Mỗi tối em ngủ từ 10 giờ 30 đến 5 giờ 30 liệu có đủ giấc không? Làm sao để em có thể làm việc mệt như mọi người mà không bị nôn khan?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào bạn.
Bạn bị nôn khan và đã được chữa trị có hiêu quả tốt, nhưng bây giờ mỗi lần thức khuya hay làm gì mệt bạn lại bị nôn khan. Như vậy bạn cần phải được tiếp tục chữa trị củng cố để duy trì kết quả. Rối loạn này có liên quan đến stress, tuy nhiên nó còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng nữa. Mỗi tối bạn ngủ từ 10 giờ 30 đến 5 giờ 30 là tốt rồi. Ngoài việc dùng thuốc, bạn cần tập thể dục, ăn ngủ, sinh hoạt điều độ, không dùng các chất kích thích, tránh các căng thẳng tâm lý…
Chúc bạn khỏe mạnh!
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của cơ thể, có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến stress. Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh.
Triệu chứng trầm cảm do stress trong học tập
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hiện giờ cháu 17 tuổi. Đang học ở một trường Chuyên của tỉnh. Cách đây gần một năm, tức là những năm học lớp 10, cháu từng có thời kì bị trầm cảm nhẹ. Do có quá nhiều áp lực về việc học tập sách vở quá nặng nề, về giáo viên, về cả các mối quan hệ xung quanh và từ phía gia đình nữa nên cháu đã từng rất suy sụp và bất thần. Sau đó bố mẹ có nhận thấy và đã động viên khích lệ nhiều tháng trời để cháu vượt qua mọi bế tắc khó khăn trong tinh thần mình.
Khoảng thời gian trở lại đây, mọi thứ lại đè nén trở lại và cháu cảm nhận bản thân rơi vào đợt trầm cảm thứ hai còn nặng hơn lần trước. Cháu duy trì ý nghĩ muốn tự sát suốt nhiều tháng nay, cảm thấy tâm trí rối loạn, đầu óc mệt mỏi và không còn muốn nghĩ về việc gì nữa.
Lực học của cháu tụt giảm rõ rệt, vì vậy nên cháu càng suy nghĩ nhiều, không tiếp xúc với ai trong gia đình, từ bé tới lớn cháu lại mắc chứng sợ đám đông nên ròng rã nhiều ngày trời cháu chỉ cắm đầu đi học rồi nhốt mình trong phòng suốt thời gian còn lại. Mấy hôm qua cháu cảm thấy rất mệt, không hiểu mình sống với mục đích gì, cháu thất bại về học hành trên lớp, không thấy bạn bè thân thiết kề cạnh từ khi lên cấp ba, thầy cô cũng không ưa cháu trên lớp học, bố mẹ thì vẫn đặt kỳ vọng rất nhiều.
Nhưng cháu đã không làm được gì và mọi thứ đều tuột dốc hết. Nên cháu đã bất lực nhiều ngày, sống trong sự kìm nén, phải cư xử bình thường mỗi ngày và cứ vào đến phòng là cháu nấc lên khóc rất đau đớn. Ý nghĩ chết đi ngày càng bao trùm lấy toàn bộ trí óc cháu, và tình cờ khi cháu đang tìm hiểu về cách tự tử thì thấy chủ đề về bệnh trầm cảm.
Cháu chỉ muốn tóm lại tình trạng của mình để được nghe câu trả lời từ bác sĩ. Cháu đã cố gắng hết sức và bằng mọi cách để vượt qua mọi chuyện nhưng không thể, mọi lời khuyên cháu được nghe đều chẳng có tác dụng gì. Thứ cháu muốn hiện giờ chỉ có chấm dứt nổi đau tinh thần và kết thúc sự sống của mình mà thôi.
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Với các triệu chứng như cháu mô tả cho thấy cháu đang có một tình trạng trầm cảm rất nặng. Trầm cảm nhất là giai đoạn nặng như cháu không thể chữa khỏi chỉ bằng tập thể dục, thay đổi chế độ ăn hay đi nghỉ ngơi, thư giãn, mà phải kết hợp với việc chữa trị bằng thuốc chống trầm cảm phối hợp với tâm lí liệu pháp.
Với tình trạng hiện tại cháu nên nói với bố mẹ và đi gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần học để khám và chữa trị càng sớm càng tốt, tránh gây những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình, bệnh càng để lâu thì càng nguy hiểm và khó chữa trị. Cháu có thể đến chuyên khoa Tâm thần bệnh viện Bạch Mai hoặc các bệnh viện tâm thần để khám và chữa trị. Bệnh trầm cảm nếu chữa trị đúng cách tỉ lệ ổn định bệnh khá cao 70-80%.
Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Bị bệnh mất ngủ do stress
Câu hỏi bởi: My
Thưa bác sĩ, ba cháu năm nay 44 tuổi do áp lực đủ thứ công việc, gia đình nên dẫn đến stress rồi gây ra mất ngủ đã 6 tháng nay rồi. Ba cháu đã đi khám nhiều bệnh vịên nhưng không hết. Do ngủ ko đựơc nên nhiều lúc lợi dụng lệ thuộc vào thuốc ngủ, rồi suy nghĩ tùm lum nữa, có lúc bi quan nữa. Làm thế nào để hết… Bác sĩ có liệu pháp gì ko? Ba cháu có cần đến bác sĩ để điều trị ko? Sẽ hết chứ cảm phiên bác sĩ… Cháu cảm ơn ạ !
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào cháu,
Ba cháu bị mất ngủ, bị stress, và lệ thuộc vào thuốc. Nếu đúng như cháu nói thì phải đưa ba cháu đến cơ sở tâm thần để được khám và điều trị. Bệnh chắc chắn sẽ khỏi, tuy nhiên cũng cần có thời gian. Vì vậy gia đình phải kiên trì điều trị. Ba cháu có thể đến bệnh viện Quân y 103 khám và điều trị.
Chúc ba cháu mau có giác ngủ ngon hết stress và hết lệ thuộc thuốc.
Mất ngủ, suy nhược thần kinh do stress công việc
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Năm nay em 28 tuổi, buổi tối thường hay rất khó ngủ, tầm 1, 2h sáng mới ngủ được. Em nghĩ mình bị stress do công việc nên em cũng có di tập thể dục vào buổi chiều tầm 18h, có hôm thì ngủ sớm được nhưng tầm 3h sáng hay bị giật mình, có những đêm cứ thao thức trằn trọc đến tận 2h sáng. Ban ngày thì mệt mỏi, lừ đừ, trí nhớ kém. Thỉnh thoảng em có đi du lịch đêt giải tỏa căng thẳng, thì thấy ngủ ngon giấc, nhưng khi trở lại làm việc thì vẫn mất ngủ như trước. Em có đi bắt mạch bên thầy thuốc đông y thì được biết là bị suy nhược thần kinh, dùng thuốc được 4 tháng vẫn không khỏi hẳn, em xin được bác sĩ giải đáp cách điều trị. Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giấc, đủ sâu, cảm thấy khỏe khắn khi thức dậy…
Theo các nghiên cứu cho thấy: Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 20 giờ mỗi ngày, người trưởng thành ngủ 8 giờ mỗi ngày và người cao tuổi thường ngủ ít hơn khoảng 5-6 giờ mỗi ngày. Mất ngủ là khi có một trong số các triệu chứng sau: Khó vào hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều tác động đến cuộc sống và công việc.
Suy nhược thần kinh (SNTK) là một tên gọi chung cho các triệu chứng rối loạn thần kinh khi chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán (có trong bảng phân loại bệnh tâm thần của tổ chức Sức khoẻ thế giới). Những trạng thái bệnh này nếu không điều trị sẽ dẫn đến sức khoẻ kém, thậm chí kiệt sức, bất an, lo lắng cho sinh hoạt và công việc. Các rối loạn khác dễ dẫn đến nghiện rượu và nghiện các thuốc an thần do tự chữa trị… Cuối cùng bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các diễn tiến trên.
Trường hợp của em, lí do có thể do sự căng thẳng trong công việc, vì thế đầu tiên em cần điều chỉnh lại công việc của mình cho hợp lý. Sắp xếp công việc một cách khoa học, bố trí thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong khi làm, tránh làm việc quá sức. Ngoài ra chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao đóng vai trò hết sức quan trọng. Em cần chú ý ăn uống đầy đủ chất và đúng giờ giấc. Không sử dụng thuốc là hay các chất kích thích như: rượu bia, café, chè..đặc biệt là vào buổi tối, hay trước giờ đi ngủ. Có chế độ tập luyện thể thao và nghỉ ngơi hợp lý. Nên duy trì tập luyện một môn thể thao yêu thích và phù hợp với sức khỏe của bản thân ít nhất 3 lần một tuần, mỗi lần nên tập từ 30 phút đến 1 giờ. Thực hiện ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, em nên đi ngủ có giờ giấc cố định, đi ngủ sớm và dậy sớm tránh thức quá khuya. Phòng ngủ nên được vệ sinh sạch sẽ, tạo không gian thoáng mát trong phòng ngủ. Việc uống thuốc cần được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua thuốc về chữa trị.
Chúc em sớm khỏe!
Căng thẳng stress suy nghĩ nhiều lung tung không thể ngủ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ ạ!
Hiện nay cháu đang gặp tình trạng mất ngủ do căng thẳng stress suy nghĩ nhiều lung tung không thể ngủ. Tim hồi hộp hay giật mình và mơ ác mộng. Dạ dày cháu bị tức ở trên gần tim thở ngắn dài không ổn định. Cứ nghĩ linh tinh và cháu thấy các vấn đề trên đều do tâm mình bị rối loạn thần kinh căng thẳng quá mà ra chứ không phải do bệnh tật gì nghiêm trọng. Người rất mệt. Số là cháu bị cảm lạnh trong Nam do chủ quan khỏi rồi nhưng đi tập ra mồ hôi và bị lại cũng như đi tối gió vào lại bị lại mấy lần do đó cháu cứ vật vờ 4 tháng mới hết tình trạng sợ gió sợ lạnh. Thời tiết trong đó không giống ngoài Bắc nên cháu chủ quan không biết. Nhưng cơ thể suy nhược đi khám thì bên trong cơ thể không thấy lí do nào dẫn tới tình trạng trên. Nhưng vì công việc đang đến lúc quan trọng mà cháu ốm làm chẳng được nên căng thẳng suy nghĩ cả về bệnh tật và công việc nên mấy bữa nay khó ngủ và mệt mỏi.
Cháu có quan hệ với bạn gái sắp cưới của cháu thì thấy ra nhanh và sau đó người cực kỳ mệt đến độ mất kiểm soát người nóng như sốt và bủn rủn không thấy sức. Cháu cũng quan hệ thỉnh thoảng nhưng vừa rồi tình trạng cháu như vậy cháu thấy rất lo. Cháu xin hỏi bác sĩ để có biện pháp giúp sức khỏe hồi phục vì cháu là người hoạt động nhiều mà vừa rồi ốm vật vờ mấy tháng ngồi ở nhà đi loanh quanh rất khó chịu. Cháu mong bác sĩ giải đáp giúp cháu để cháu có thể trở lại thể trạng ban đầu.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với các triệu chứng như bạn mô tả nghĩ nhiều đến lí do do stress. Những người đang gặp tình trạng quá tải stress, căng thẳng thường có các biểu hiện sau đây: lo âu hay hoảng loạn vô cớ; hay có cảm giác bị dồn ép, quấy nhiễu, vội vã; hờn giận vô cớ hay buồn bực, ủ rũ; các biểu hiện như đau dạ dày, đau đầu, hoặc thậm chí đau ngực; bị dị ứng, chẳng hạn như chàm hoặc hen suyễn; mất ngủ; bê tha rượu chè, hút thuốc lá, ăn quá nhiều hoặc sử dụng ma túy; buồn bã hay trầm cảm.
Phương pháp hữu ích nhất đối phó với stress là học cách để quản lý sự căng thẳng tức là chấp nhận đương đầu với những thách thức mới, dù tốt hay xấu. Các kỹ năng quản lý stress sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi chúng được đem ra sử dụng rất hay ngay cả khi không thấy áp lực. Hiểu rõ làm cách nào để kiểm soát stress và cách thức thực hiện điều đó sẽ giúp bạn khắc phục những trường hợp khó khăn có thể xảy ra trong tương lai một cách bình tĩnh.
– Không nên làm việc quá sức: Nếu bạn đang cảm thấy công việc quá nhiều, hãy chủ động cắt bỏ một vài hoạt động, chỉ tập trung làm những công việc thật sự quan trọng.
– Hãy học cách thư giãn: Thư giãn chính là liều thuốc hóa giải stress tốt nhất cho bạn. Đó là khi bạn đối diện với sự căng thẳng, thư giãn tốt sẽ đem lại cho bạn một cảm giác hạnh phúc và an bình. Bạn sẽ kích hoạt những phản ứng hóa học có lợi cho cơ thể chỉ bằng cách thực hành thư giãn qua các bài tập hít thở đơn giản, bạn sẽ có đủ tinh thần để đối phó với các trường hợp gây căng thẳng; xây dựng thời khóa biểu cho các hoạt động làm việc, học tập, vui chơi, giải trí.
– Tạo đồng hồ sinh học: ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ
– Hãy chăm sóc bản thân: Các chuyên gia đồng ý rằng tập thể dục thường xuyên giúp bạn chế ngự căng thẳng. Tuy nhiên tập thể dục quá sức hay không tự nguyện có thể dẫn tới stress. Do đó sự điều độ trong tập thể dục là cần thiết và việc ăn uống hợp lý cũng giúp bạn khỏe mạnh. Bạn cũng sẽ dễ dàng bị stress sau khi ngốn căng bụng một cách vội vã các loại thức ăn vặt hay thức ăn nhanh. Trong lúc căng thẳng, cơ thể cần vitamin và khoáng chất hơn bao giờ hết.
– Hãy cẩn trọng trong suy nghĩ: Học cách suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời.
Chúc bạn sống khỏe!
Nam 21 tuổi bị nôn khan do stress phải làm gì?
Câu hỏi bởi: thành lôc
Chào bác sĩ.
Em là nam giới, năm nay 21 tuổi, hiện đang là sinh viên. Một năm trước em bị nôn khan. Đi khám bác sĩ bảo là bệnh f480 (do căng thẳng quá mức). Em dùng thuốc được thời gian thì hết. Bác sĩ cho ngưng thuốc. Nhưng sau do mỗi lần thức khuya hay làm gì mệt em lại bị nôn khan. Bác sĩ cho em hỏi có phải em bị stress không? Em muốn hỏi làm sao để hết hẳn nôn khan? Mỗi tối em ngủ từ 10 giờ 30 đến 5 giờ 30 liệu có đủ giấc không? Làm sao để em có thể làm việc mệt như mọi người mà không bị nôn khan?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào bạn.
Bạn bị nôn khan và đã được chữa trị có hiêu quả tốt, nhưng bây giờ mỗi lần thức khuya hay làm gì mệt bạn lại bị nôn khan. Như vậy bạn cần phải được tiếp tục chữa trị củng cố để duy trì kết quả. Rối loạn này có liên quan đến stress, tuy nhiên nó còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng nữa. Mỗi tối bạn ngủ từ 10 giờ 30 đến 5 giờ 30 là tốt rồi. Ngoài việc dùng thuốc, bạn cần tập thể dục, ăn ngủ, sinh hoạt điều độ, không dùng các chất kích thích, tránh các căng thẳng tâm lý…
Chúc bạn khỏe mạnh!
Theo ViCare