Phải làm gì để chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch?


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Phải làm gì để chữa bệnh giãn tĩnh mạch là câu hỏi của không ít người. Cùng lắng nghe tư vấn dưới đây của các chuyên gia để tìm lời giải đáp phù hợp nhất cho mình nhé!

Cách chữa giãn tĩnh mạch chi dưới?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho tôi hỏi: chân tôi dạo này bỗng nhiên nổi nhiều gân xanh, do tôi có đi khám bác sĩ bảo giãn tĩnh mạch chi dưới. Tôi có dùng thuốc 1 tháng mà không thấy giảm. Mong bác sĩ cho biết cách chữa trị.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Chân nổi nhiều gân xanh thường là do suy tĩnh mạch chi dưới, bản chất đó là những tĩnh mạch bị suy, mất trương lực mạch máu nên ứ động máu làm chân mỏi và đau nhức.

Trường hợp của bạn có thể cần thiết dùng thêm tất y khoa để băng ép các tĩnh mạch. Tất y khoa bán ở những cửa hàng vật tư thiết bị y tế ở các tỉnh thành đều có, bạn có thể tìm thấy dễ dàng. Đối với tình trạng nặng uống thuốc và mang tất không cải thiện bạn có thể đến các bệnh viện tuyến tỉnh để được giải đáp chữa trị bằng 1 trong những biện pháp sau:

Tiêm xơ: bác sĩ sẽ tiêm vào các tĩnh mạch giãn một thuốc gây xơ hóa tĩnh mạch. Trong một vài tuần các tĩnh mạch được chữa trị sẽ mờ dần.

Phẫu thuật laser: thường được dùng để chữa trị tĩnh mạch giãn nhỏ. Phẫu thuật laser đưa một chùm tia laser mạnh vào tĩnh mạch giãn khiến nó mờ dần và biến mất.

Thủ thuật Catheter: Catheter được luồn vào tĩnh mạch giãn và đầu Catheter được đốt nóng để phá hủy và làm xẹp tĩnh mạch bị giãn. Thủ thuật này thường được áp dụng cho giãn tĩnh mạch lớn.

Gỡ bỏ tĩnh mạch: bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên da và qua đó cắt bỏ một đoạn tĩnh mạch dài. Việc này sẽ không tác động đến tuần hoàn ở chân vì các tĩnh mạch nằm sâu đảm nhiệm phần lớn chức năng tuần hoàn máu.

Mổ cắt tĩnh mạch ngoại trú: bác sĩ sẽ cắt bỏ các tĩnh mạch giãn nhỏ qua một loạt những đường rạch nhỏ trên da. Chỉ cần gây tê tại chỗ và nói chung ít để lại sẹo.

Chúc bạn mau chóng khỏe.

Giãn tĩnh mạch chân chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Con nay 20 tuổi, là con trai. Con bị gân xanh nổi ngoằn nghèo dưới bắp chân, khi đứng nó to ra. Có cảm giác hơi ê buốt vùng bắp chân. Con từng đi khám bệnh bác sĩ kê đơn thuốc mà uống hoài cũng không giảm mà dường như ngày nó càng lan rộng ra xung quanh. Con cảm thấy sợ và lo lắng. Mong các bác sĩ tư vấn giúp con.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Cái mà bạn gọi là gân xanh, đó là các tĩnh mạch ở cẳng chân. Hiện tượng tĩnh mạch nổi rõ và to lên khi đứng như trường hợp của bạn là hiện tượng giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân của tình trạng này là do trương lực của thành mạch suy yếu. Bệnh thường xuất hiện ở những người mà có tính chất công việc phải đứng liên tục trong nhiều giờ trong thời gian dài, ví dụ như: giáo viên, các công nhân đứng máy hoặc do cơ địa sẵn có của người bệnh.

Điều trị bằng các thuốc tăng cường trương lực của mạch máu và có thể sử dụng các loại tất chuyên biệt để hỗ trợ. Ngoài ra, khi ngủ cần gác cao chân, hạn chế đứng nhiều để làm cho bệnh chậm tiến triển.

Chúc bạn khỏe!

Bị giãn tĩnh mạch thừng tinh làm sao trị dứt?


Câu hỏi bởi: Tam Nguyen

Chào bác sĩ!

Tôi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn trái 3.0mm, tinh hoàn phải 2.8mm, gây đau tức tinh hoàn, dương vật và cả hai bên bẹn bìu nữa. Hiện tại tôi đã uống thuốc Daflon và Vitamin E 400 nhưng bệnh không có hết chỉ giảm nhẹ thôi. Tần suất quan hệ tình dục giảm còn 2 lần/tuần. Trước đây là 4 lần /tuần. Vì mỗi lần quan hệ sẽ gây đau tinh hoàn, dương vật, gây đau rất khó chịu. Bệnh của tôi như vậy có nguy hiểm không? Điều trị thế nào là hết hẳn? Nếu dùng thuốc không hết thì phẫu thuật vi phẫu có hết hẳn không? Sau phẫu thuật có bị tái phát đau nữa không? Tôi bị xuất tinh sớm có phải do giãn tĩnh mạch thừng tinh ảnh hưởng không? Rất mong bác sĩ tư vấn.

Cảm ơn bác sĩ!

Chào Tam Nguyen!

Tĩnh mạch tinh ở nam giới giống như một nhà máy điều hòa nhiệt độ tinh hoàn để duy trì nhiệt độ lý tưởng là 35 độ C tại tinh hoàn giúp cho chức năng tinh hoàn hoạt động tốt. Giãn tĩnh mạch tinh (GTMT) là một trong những nguyên nhân gây teo tinh hoàn khiến nam giới bị vô sinh, đồng thời giãn tĩnh mạch tinh gấy ứ trệ tuần hoàn tại tinh hoàn khiến các nam giới có cảm giác đau tức tinh hoàn.

Nguyên nhân chính gây ra giãn tĩnh mạch tinh là bất thường về cấu trúc van mạch máu cũng như bất thường cấu trúc giải phẫu – sử dụng các thuốc chỉ là các biện pháp hỗ trợ, điều trị Ngoại khoa với kỹ thuật vi phẫu là chỉ định điều trị chính khi bệnh nhân điều trị nội khoa không đáp ứng cũng như bất thường tinh dịch đồ.

Tần suất quan hệ của bạn giảm có thể là do đau tức tinh hoàn nên bạn ngại quan hệ tình dục, đồng thời cảm giác đau tức tinh hoàn khi quan hệ cũng là yếu tố nguy cơ khi bạn muốn nhanh kết thúc quan hệ và khiến bạn lầm tưởng xuất tinh sớm.

Điều trị GTMT đã mang lại hiệu quả cải thiện chất lượng tinh dịch đồ, giảm đau và không ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục. Tuy nhiên kỹ thuật điều trị GTMT cần phải do các bác sĩ chuyên ngành Nam học được đào tạo về kỹ thuật vi phẫu cũng như bệnh viện có đủ trang thiết bị vi phẫu. Tại thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể liên hệ khoa Nam học – bệnh viện Bình Dân.

Thân ái!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nên phẫu thuật không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu tên Tuấn, 17 tuổi. Cháu bị giãn tĩnh mạch tinh độ 2 – 3 cháu đi bệnh viện bác sĩ họ bảo không phải phẫu thuật đâu, phẫu thuật chưa chắc đã khỏi, cháu đọc trên mạng thấy bệnh này phải vi phẫu thuật mới khỏi, cháu không biết bệnh viện nào có vi phẫu thuật cả, bệnh của cháu nên điều trị thế nào ạ? Có nên phẫu thuật không? Hà Nội có bệnh viện nào chuyên khoa về vấn đề này không ạ?

Cháu cảm ơn ạ!

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào cháu!

Giãn tĩnh mạch thừng tinh (GTMTT) là sự giãn và xoắn bất thường của tĩnh mạch tinh đoạn đi trong thừng tinh. Bệnh chiếm 15% ở nam giới.

Về hướng chữa trị: Điều trị bằng thuốc không có hiệu quả đối với giãn tĩnh mạch thừng tinh. Về phẫu thuật, xu hướng hiện nay là dùng kính phóng đại để thực hiện vi phẫu thuật. Ưu thế của kính hiển vi phẫu thuật là dễ nhận biết và bảo tồn động mạch tinh và hệ bạch mạch, tránh biến chứng teo tinh hoàn hoặc tràn dịch tinh mạch.

Những tình huống giãn tĩnh mạch thừng tinh lớn gây khó chịu, đau tức bìu kéo dài, tác động đến tinh hoàn (giảm thể tích tinh hoàn) và tinh dịch đồ (ở nam giới trên 17 tuổi và các tình huống vô sinh nam) sẽ được chỉ định phẫu thuật. Ở Hà Nội cháu có thể đi khám tại phòng khám Nam khoa – bệnh viện Việt Đức để được khám và chỉ định cách thức chữa trị hiệu quả.

Chúc cháu chữa trị có kết quả!

Giãn tĩnh mạch thừng tinh trái


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ. E năm nay 19 tuổi..thời gian trước em có bị giãn tĩnh mạch thừng tinh trái và mổ cách đây 5 tháng bằng phương pháp nội soi.Nhưng khoảng 2 tuần trở lại đây e thấy đau tức vùng bìu và kiểm tra lại thì bị tái phát.. theo bác sĩ e nếu mổ lại thì mổ theo phương pháp gì để đạt đươc hiệu quả tối đa ạ..

Bác sĩ Dương Quang Huy


Chào em.

Phẫu thuật nội soi khả năng tái phát cao, do chỉ cột được một nhánh chung của tĩnh mạch sinh dục mà không giải quyết các nhánh thông nối của đám rối thừng tinh. Hiện nay trên thế giới, tiêu chuẩn vàng trong điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh là kĩ thuật vi phẫu. Ngoài ra, do 90% bị 02 bên nên cần can thiệp cả 02 bên cùng lúc để tránh phải mổ bên còn lại sau đó. Về kĩ thuật vi phẫu, em có thể đến phòng khám hoặc bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa can thiệp lại tình trạng giãn tĩnh mạch tinh tái phát nhé.

Thân ái !


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl