Tuyển chọn những câu hỏi về bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Người lớn cũng như trẻ em có thể bị mắc bệnh viêm kết mạc mắt. Tuy nhiên, bệnh vẫn phổ biến hơn ở trẻ em hơn là ở người lớn. Giải đáp thắc mắc dưới đây của các bác sĩ sẽ giúp các mẹ phòng tránh và chữa trị bệnh cho con tốt nhất.

Trẻ bị viêm kết mạc chữa nhiều ngày chưa khỏi.


Câu hỏi bởi: Hồng Hoa

Chào bác sĩ.

Tôi có cháu trai 2, 6 tuổi bị đỏ mắt, đi khám bác sĩ chẩn đoán viêm kết mạc, cho thuốc Pataday, nhỏ 3 tháng nhưng không khỏi. Sau đó đổi sang thuốc nhỏ mắt Flomoxad nhỏ được 15 hôm, ngày nhỏ 4 lần nhưng chưa khỏi hẳn. Mắt cháu bị đỏ do tay bẩn dụi vào mắt. Hiện tại mắt cháu còn hơi đỏ (khi đi ra gió hay xem ti vi) và thỉnh thoảng vẫn có gỉ mắt, mắt không bị sưng. Tôi muốn hỏi bệnh này có ảnh hưởng đến thị lực của trẻ không? Thỉnh thoảng cháu có dụi mắt. Cần chữa thế nào để khỏi hẳn bệnh? Vì tôi thấy cháu bị hơn 3 tháng rồi mà nhỏ thuốc không hết đỏ hẳn. Mong bác sĩ trả lời giúp.

Tôi xin cảm ơn.

Bạn Hoa thân mến.

Thông thường viêm kết mạc cấp rất dễ đáp ứng với điều trị trong vòng 5 – 7 ngày. Con bạn còn quá nhỏ nên tôi nghĩ không thể là viêm kết mạc mạn được. Do vậy nếu điều trị viêm kết mạc cấp không hiệu quả thì bạn nên cho bé tái khám mắt để tìm hiểu kỹ nguyên nhân.

Một khi đã chắc chắn là bệnh viêm kết mạc và tìm được nguyên nhân gây viêm thì việc điều trị không còn là vấn đề nữa. Các thuốc như Pataday là một chất kháng dị ứng hay Flomoxad là một chất kháng sinh không nên dùng lâu kéo dài cho trẻ được.

Viêm kết mạc không ảnh hưởng đến thị lực nếu như không có biến chứng như viêm, loét giác mạc hay khô mắt… bạn nhé!

Chúc con bạn sớm khỏi bệnh.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bệnh viêm kết mạc hột ở trẻ 6 tuổi


Câu hỏi bởi: Từ Thị Mến

Chào Bác sĩ,
Cho em hỏi Bệnh Viêm Kết mạc hột có ảnh hưởng đến thị lực của bé sau này không? Bệnh viêm kết mạc hột điều trị bao lâu mới khỏi hẳn, có tái đi tái lại không? Nếu nhỏ mắt liên tục trong thời gian dài như thế thì mắt con em sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Bé nhà em 6 tuổi, bác sĩ chẩn đoán là bị viêm kết mạc hột, điều trị liên tục từ tháng 3/2016 đến nay (8 tháng) mà vẫn không hết. Nhỏ thuốc liên tục thì không có vấn đề gì, nhưng khi ngưng thuốc thì triệu chứng đỏ mắt, ngứa mắt, sợ ánh sáng, nhiều ghèn lại xuất hiện trở lại. Em có nên xin làm xét nghiệm mắt cho bé để tìm ra nguyên nhân nào gây dị ứng để phòng ngừa.
Thuốc hằng ngày bác sĩ kê toa từ tháng 3 đến tháng 10 bao gồm: Butidec, Atcobeta-N, Eporon, Moxikune, ketolerg, dacle, rapfol… (trong vòng 8 tháng cứ lặp đi, lặp lại những toa thuốc đó, vì Bác sĩ ghi chữ khó xem quá nên có những tên thuốc em viết bị sai).
Hiện tại bác sĩ cho ngưng sử dụng, lí do mắt cháu đã đỡ rất nhiều.
Nhưng chỉ ngưng trong vòng 1 ngày thì mắt cháu tiếp tục có dấu hiệu ngứa, đỏ, nhiều ghèn trở lại.
Em tiếp tục đi khám ở BV Mắt TP. HCM, xin xét nghiệm mắt nhưng Bác sĩ ở đó cũng bảo mắt có gì đâu mà xin xét nghiệm, và cho 1 lọ tra mắt: Pataday (nhỏ 1 ngày 1 lần). Nếu buổi sáng em nhỏ thì mắt không có vấn đề gì, nhưng khoảng đến tối thì mắt cháu lại bị đỏ và ngứa, nhiều ghèn. (Nhỏ liên tục như thế gần 10 ngày rồi, hiện tượng cứ lặp đi lặp lại là sáng có thuốc thì không sao, đến chiều lại tái phát).
Xin bác sĩ cho em lời khuyên, em rất hoang mang. Em thành thật cám ơn Bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Vinh Quang


Chào bạn.

Có thể cháu bị viêm kết mạc dị ứng, cần tìm nguyên nhân gây ra bệnh.
Bệnh của cháu không khỏi được.
Bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa mắt uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp nhé.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bé 4 tuổi bị viêm kết mạc, có ảnh hưởng gì sau này không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em cháu năm nay 4 tuổi, bị viêm kết mạc khoảng 2 năm nay, vậy vấn đề này có tác động gì đến cuộc sống sau này của em cháu không ạ?

Cháu cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Viêm kết mạc là viêm khu trú hoặc lan tỏa của kết mạc, tạo nên những bệnh cảnh lâm sàng phong phú và đa dạng. Có nhiều yếu tố gây viêm kết mạc như vi khuẩn, virus, dị ứng (bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa….). Bệnh có tính chất lành tính và thường biểu hiện rầm rộ. Bệnh dễ dàng bùng thành dịch vào mùa hè và các tháng hanh lạnh.

Em bạn 3 tuổi, bị viêm kết mạc khoảng 1 năm, tuy bạn chưa kể rõ là đi khám bác sĩ chẩn đoán là viêm kết mạc thể gì? Trong 1 năm đấy em bạn có bị thường xuyên, liên tục không hay chỉ bị vào lúc giao mùa, hoặc vào mùa xuân? Và khi bị viêm kết mạc có các biểu hiện khác kèm theo không (như họng đỏ, sốt cao, hạch ngoại biên nổi….). Ở nhà đã chữa trị những thuốc gì? Tuy bệnh viêm kết mạc có tính chất lành tính nhưng diễn biến lâu ngày như vậy cần được gia đình và bác sĩ quan tâm để chữa trị đúng cách, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Tại mắt, nếu chữa trị không kịp thời sẽ gây biến chứng nặng (viêm giác mạc) dẫn đến giảm thị lực sau này. Do vậy, bạn hoặc bố mẹ nên đưa em đi khám chuyên khoa Mắt để được giải đáp cụ thể. Việc chữa trị của em bạn phải tuân thủ liệu trình chữa trị và tái khám của bác sĩ.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bệnh viêm kết mạc dị ứng có khỏi hẳn được không?


Câu hỏi bởi: Trần Quang Thành

Chào bác sĩ.

Cháu em 9 tuổi bị viêm kết mạc dị ứng đã 2 năm. Đi khám bác sĩ chẩn đoán viêm kết mạc dị ứng. Em đã cho cháu nhỏ thuốc Salein, Lotermax, Pataday, nhỏ 4 đợt mà vẫn chưa khỏi. Xin hỏi bác sĩ có cách gì để chữa bệnh viêm kết mạc dị ứng của cháu khỏi hẳn được không ạ?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Bệnh viêm kết mạc dị ứng rất dễ tái phát và khó chữa trị khỏi hoàn toàn vì đa số các tình huống đều không tìm được lí do gây dị ứng (dị nguyên). Chính vì vậy, bệnh viêm kết mạc của cháu bạn thường diễn biến mãn tính, khó chữa trị khỏi hẳn. Gia đình không nên tự ý chữa trị ở nhà mà phải đưa cháu đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt, tuân thủ liệu trình chữa trị và tái khám của bác sĩ.

Viêm kết mạc dị ứng thường có các triệu chứng như: ngứa mắt, chảy nước mắt, tăng tiết dử mắt với các đặc điểm màu trong, dai dính, lỏng như nước cháo hoặc đôi khi đặc quánh, nặng hơn thì phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng. Khi cháu bạn có triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng cần chú ý những điều sau:

+ Tránh tiếp xúc với những dị nguyên, chất kích thích nào có thể gây dị ứng mắt. Phổ biến là phấn hoa, bụi nhà, lông súc vật và côn trùng, nấm mốc, xà phòng thơm, nước hoa và một số mỹ phẩm, thức ăn.

+ Rửa mắt bằng nước lạnh, nước muối sinh lý, nước mắt nhân tạo

+ Có thể chườm lạnh để giảm ngứa, giảm phù nề

+ Tránh day, dụi, xoa, ấn tại mắt

Chúc bạn sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl