Thắc mắc về các trường hợp về bổ sung vitamin được không?


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Vitamin là một dưỡng chất rất tốt và cần thiết cho sức khoẻ tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể thoải mái bổ sung vitamin. Cùng tìm hiểu tư vấn của chuyên gia để hiểu rõ hơn về điều này.

Vàng da, vàng mắt có phải bệnh về gan?


Câu hỏi bởi: hung cuớng

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 23 tuổi, cháu muốn hỏi bệnh viêm gan A, B, C có biểu hiện như thế nào? Cháu bị vàng da, hơi vàng mắt, và thấy có lúc đau quặn ở bên phải bụng, ngồi nghỉ một tí là hết đau. Vậy cháu có phải bị bệnh gan không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đặng Phương Liên


Chào bạn!

Câu hỏi của bạn rất rộng. Chỉ riêng từng bệnh viêm gan A, viêm gan B hoặc viêm gan C đã có rất nhiều vấn đề để bàn luận. Trong khuôn khổ chuyên mục giải đáp này, tôi xin tóm tắt những thông tin chính về viêm gan virus để bạn tham khảo.

Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm do một trong nhiều loại virus hướng gan gây ra. Viêm gan virus do các virus B, C, D không những tác động đến sức khỏe trước mắt, có thể gây tử vong, mà còn để lại hậu quả lâu dài viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan, thậm chí còn tác động đến sức khỏe các thế hệ sau. Viêm gan A (do virus viêm gan A gây nên) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, thường lây qua đường tiêu hóa, từ phân người bệnh tới người lành qua thức ăn, nước uống nhiễm bẩn… Trong khi đó, bệnh viêm gan B có thể lây theo 3 phương thức chính là qua truyền máu, các sản phẩm của máu; qua đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con. Viêm gan C chủ yếu lây nhiễm qua đường máu, còn tỉ lệ lây qua quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con thấp hơn, có một tỉ lệ các tình huống nhiễm bệnh viêm gan C không rõ đường lây.

Bạn có triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng vùng hạ sườn phải, vì vậy bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết, giúp chẩn đoán chắc chắn có bị viêm gan hay không, do lí do nào gây nên, từ đó có hướng chữa trị phù hợp.

Bên cạnh viêm gan, có nhiều bệnh có biểu hiện vàng da do nồng độ Bilirubin trong máu tăng. Trong tình huống thừa vitamin A, beta Caroten (do ăn nhiều cà rốt, đu đủ…) cũng có thể gây vàng da, đau bụng. Chỉ cần ngừng ăn các thực phẩm giàu beta Caroten là da sẽ hết vàng.

Chúc bạn mau khỏi!

Thuốc uống bổ sung cho bà bầu


Câu hỏi bởi: Thôi Kệ

Thưa bác sĩ, hiện em đang mang thai ở tháng thứ 8, em được tặng một số loại thuốc bổ sung vitamin e và canxi của Kirkland. Không biết là những loại thuốc đó em có sử dụng được không và sau sinh em có tiếp tục dùng được không? Em xin cảm ơn.

Bác sĩ Vũ Việt Hùng


Chào bạn.
Khi mang thai chúng ta nên thận trọng sử dụng thuốc bổ khi mang thai Khi người mẹ mang thai, cơ thể đòi hỏi nhiều chất bổ để không những nuôi dưỡng cơ thể mình mà còn cung cấp cho sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi trong bụng mẹ. Khi mang thai, người mẹ có chế độ ăn uống tốt, thức ăn đa dạng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, bột đường, vitamin và muối khoáng… điều đó sẽ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng khi mang thai nếu không được bổ sung thuốc bổ thì thai nhi sẽ không được khỏe mạnh, nên tìm đến một số loại thuốc bổ để dưỡng thai. Điều này là không cần thiết, thậm chí có thể gây bất thường cho thai nhi bởi thuốc bổ Tây y thường được sử dụng là các vitamin nhưng nếu thực sự cơ thể không thiếu thì không cần uống. Uống thừa vitamin thì cơ thể cũng đào thải ra ngoài qua các chất bài tiết (với những vitamin tan trong nước như các vitamin nhóm B, vitamin C); nhưng với các vitamin tan trong dầu (như vitamin A, D, K, E) thì chúng có thể lưu giữ lại trong mỡ và khi dùng nhiều có thể gây ngộ độc, gây dị tật cho thai nhi.
Bạn có một số thuốc có thể nói là rất tốt nhưng nếu muốn dung thì nên đi khám xác định mình hay thai nhi có cần bổ xung Vitamin không . Các BS sẽ tư vấn cho bạn sau khi khám .
Chào bạn.

Có bầu 5 tháng cần bổ sung vitamin D chưa?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em mang bầu 5 tháng nhưng chưa bổ sung Canxi. Bây giờ em uống Aquadetim (vitamin D) được không? Liều lượng là bao nhiêu ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào em.

Em chỉ nói em có bầu 5 tháng nhưng em không nói rõ em đã đi khám thai chưa, các bác sĩ khoa Sản đã giải đáp cho em thế nào. Khi mang thai, việc sử dụng bổ sung Vitamin và khoáng chất, để đảm bảo sức khỏe cho em và thai nhi rất quan trọng, cơ thể mẹ có đủ chất sẽ có được nền tảng phát triển tốt nhất cho thai nhi. Nhưng bổ sung thuốc gì, Vitamin gì, khi nào thì bổ sung, liều lượng sử dụng ra sao thì em nên theo hướng dẫn của bác sĩ Sản khoa.

Theo tôi, khi em đi khám thai định kỳ, em nên hỏi bác sĩ để có được giải đáp và sử dụng các loại thuốc cũng như Vitamin phù hợp cho từng giai đoạn mang thai của em, để an toàn cho 2 mẹ con em. Thuốc Aquadetim (Vitamin D3) được chữa trị dự phòng thiếu vitamin D. Có thể được sử dụng dự phòng cho phụ nữ có thai. Liều lượng dùng 400 UI Vitamin D3 mỗi ngày, trong suốt thời kỳ mang thai hoặc từ tuần thai thứ 28 thì có thể dùng 1000 UI mỗi ngày. Nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, phụ nữ có thai nên bổ sung Vitamin D qua thực phẩm hơn là sử dụng thuốc.

Em có thể tham khảo khuyến cáo dưới đây: Vitamin D (D3) là loại Vitamin tan được trong chất béo, giúp cơ thể người mẹ hấp thụ tốt lượng Canxi, giúp thai phụ tổng hợp được Vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Thiếu hụt Vitamin D trong quá trình mang thai sẽ khiến thai phụ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật (huyết áp cao và có protein trong nước tiểu), nhiễm trùng âm đạo… Đối với bào thai trong bụng, khi thai phụ bổ sung thiếu Vitamin D, trẻ đẻ ra sau này có khả năng bị nhẹ cân, sâu răng, gia tăng bệnh hen, viêm nhiễm đường hô hấp, làm mềm hộp sọ ở trẻ sơ sinh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự thiếu hụt Vitamin D ở người mẹ có thể tác động đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ trong tương lai. Vì vậy, thai phụ nên bổ sung Vitamin D đầy đủ, rất quan trọng và cần thiết đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Cơ thể tạo ra Vitamin D khi da được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bổ sung và ăn các loại thực phẩm chứa nguồn Vitamin D này.

Các chuyên gia y tế khuyên thai phụ nên bổ sung Vitamin D từ thực phẩm. Vitamin D rất quan trọng với sức khỏe của thai phụ và thai nhi, tuy nhiên thiếu cũng không tốt, mà thừa cũng không được. Thừa Vitamin D sẽ khiến thai phụ bị buồn nôn, choáng váng, đau bụng, đi ngoài, sỏi thận, cao huyết áp… Nhiều thai phụ tự ý bổ sung viên Vitamin D cho mình nhưng điều này không nên, khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Cách an toàn hơn cả, thai phụ nên bổ sung cho mình loại Vitamin này qua thực phẩm. Việc thai phụ bổ sung hợp lý Vitamin D trong suốt thai kỳ sẽ tốt cho sự phát triển về xương của trẻ cho các năm sau. Chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lý là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định tới sức khỏe của cả thai phụ và em bé. Với người mẹ đang mang thai:

Phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tạo nguồn sữa tốt cho con, chú ý tới nguồn thức ăn giàu Vitamin D như gan, trứng, cá biển; có thể uống thêm dầu cá, Vitamin D phối hợp với viên sắt để phòng thiếu máu đối với trẻ.

Trong thời kỳ mang thai, để giúp cho sự phát triển của thai cũng như sức khoẻ của mẹ đựơc tốt, thì việc bổ sung các chất dinh dưỡng tốt nhất là từ các nguồn thực phẩm thông thường vì đó là cách bổ sung tốt nhất, sinh lý nhất.

Thai phụ nên ăn càng đa dạng các loại thực phẩm thì càng cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng đặc biệt các Vitamin. Vai trò của Vitamin D: giúp cho cơ thể hấp thu các khoáng chất như Canxi, Photpho vào cơ thể (nếu cơ thể thiếu Vitamin D, lượng Canxi đưa vào cơ thể từ thức ăn hàng ngày chỉ được hấp thu có khoảng 20%) vì thế dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp liền lâu.

Phụ nữ có thai cũng nên được bổ sung Vitamin D bằng cách nên có thời gian hoạt động ngoài trời vào buổi sáng càng nhiều càng tốt hoặc nên ăn những thức ăn có nhiều Vitamin D.

Chúc sức khỏe!

Bé lười ăn, ngủ không sâu, hay cựa mình có cần bổ sung vitamin và sữa công thức?


Câu hỏi bởi: Vy

Chào bác sĩ!

Con em là bé gái, sinh thường 3,5 kg. Hôm nay bé 8 tháng nặng 8,5kg, cao 75cm. Bé bú mẹ và ăn 2 bữa bột (8 giờ sáng và 6.30 tối), mỗi bữa 90ml. Hiện nay em có nhiều thắc mắc, mong bác sĩ giải đáp giúp. Bé lười ăn, ngủ không sâu, ban ngày ngủ 2 giấc, 30 phút – 90 phút/giấc. Ngủ hay cựa mình và dễ giật mình dậy. Đêm bé cũng hay cựa mình, trằn trọc. Mỗi lần giật mình hay ngủ dậy bé vui vẻ, không quấy khóc. Bé chưa mọc răng và chưa biết bò. Bé em như vậy cần bổ sung vitamin gì? Và em có nên cho bé bú thêm sữa công thức không? Bác sĩ giải đáp giúp

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bé 8 tháng có chiều cao trung bình là 68,7cm và cân nặng trung bình là 7,9kg. Như vậy, bé nhà bạn với chiều cao và cân nặng như vậy là bé phát triển hơn chuẩn trung bình. Ở độ tuổi này, bé cần khoảng 500ml sữa/ ngày, khoảng 3 bữa bột/cháo xay (600ml/ngày). Bạn nên tập cho bé ăn đặc dần, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, tổng gồm khoảng từ 50 – 60g gạo tẻ trắng, 50 – 60g thịt (tôm, cá…), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín… Tuy nhiên, sức ăn của mỗi bé khác nhau. Nếu bé lười ăn bạn không nên ép vì càng ép bé sẽ càng lười ăn. Cứ để bé có cảm giác đói thì bé sẽ ăn nhiều hơn.

Biểu hiện, ngủ không sâu giấc, hay giật mình, chưa mọc răng, chưa biết bò của con bạn có thể là do bé bị thiếu canxi. Để xử lý tình trạng này bạn cần:

Bổ sung canxi cho con từ nguồn sữa mẹ. Chế độ ăn của bạn cần tăng cường các chất giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa.

Cho bé tắm nắng thường xuyên để bé có thể được bổ sung lượng vitamin D cần thiết giúp bé hấp thu canxi tốt hơn. Bạn cũng có thể bổ sung sữa công thức cho bé nếu sữa mẹ không đủ.

Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!

Bổ sung vitamin, khoáng chất gì để giảm mụn trứng cá?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Cháu năm nay 24 tuổi, cháu giới tính nam. Cháu bị lên mụn ở mặt và khắp ở người. Cháu có hình ảnh minh họa đây ạ. Cháu bị lên mụn ở lưng thì mới cách đây hơn 3 năm. Còn mặt thì lúc nào cũng lên. Mụn của cháu lên không phải mụn bọc. Cháu cũng uống rất nhiều thứ thuốc tây và thuốc nam nhưng mà vẫn không khỏi. Nay cháu muốn hỏi bác sĩ giải đáp cho cháu về cách chữa trị và cần bổ sung những thuốc vitamin, các khoáng chất gì ạ? Cháu mong bác sĩ giúp cháu.

Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Trong việc chữa trị mụn trứng cá thì các loại vitamin có ích như B5, B3, E ,C, A, D. Không được dùng B12 nếu dùng mụn sẽ bùng phát, và chú ý dùng nhóm vitamin tan trong dầu (A,D,E) quá liều sẽ gây độc. Tốt nhất em nên đi bác sĩ da liễu khám và giải đáp cụ thể mới chữa trị tốt được.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl