Hỏi Bác Sĩ -
Viêm nhiễm, triệu chứng bệnh,…là các nguyên nhân gây nên hiện tượng mắt sưng đỏ. Đây là vấn đề nhãn khoa hết sức nguy hiểm mà chúng ta cần đặc biệt cảnh giác.
Mắt sưng đỏ là bị gì?
Câu hỏi bởi: Thoa Nguyen
Thưa bác sĩ.
Em bị đau mắt sưng đỏ và cảm thấy nặng mắt. Em uống thuốc rồi mà mắt ngày càng sưng. Vậy mắt của em có bị sao không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Mắt đỏ đau có nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu tổn thương đó ở mi mắt thì đó có thể là chắp lẹo hay viêm bờ mi hay nhọt mi. Nếu tổn thương đó ở nhãn cầu thì đó có thể là viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào hay bệnh Glaucoma. Do đó chỉ với triệu chứng đỏ đau mắt thì khó có thể nói là bệnh gì. Bạn nên cung cấp thêm thông tin hay hình chụp để tôi có thể giúp bạn nhiều hơn.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Mắt sưng đỏ, phù nề điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Thu Hằng
Chào bác sĩ.
Cháu bị đau mắt. Ban đầu là có cảm giác cộm như bị hạt cát bay vào, sau đó do dụi mắt nhiều nên mắt bị đỏ. Cháu ra hiệu thuốc thì được bán cho 2 loại Clesspra DX và Tobrex. Cháu nhỏ nhưng không đỡ nên cháu đến bệnh viện Mắt Trung ương khám thì được chỉ dẫn uống: Gelatamin S và nhỏ Bi Otra. Nhưng mấy ngày cháu vẫn chưa khỏi và mí mắt có hiện tượng sưng híp phù nề, phía trong mắt thì đỏ ngầu lên và đôi khi thấy cộm. Khiến cháu không mở được mắt như bình thường. Mong bác sĩ chỉ cháu cách trị.
Cháu xin cảm ơn.
Bạn Hằng thân mến.
Dịch đau mắt đỏ hiện đang bùng phát rất mạnh. Bệnh do một loại siêu vi trùng gây ra gọi là Adenovirus. Bệnh diễn biến khá nhanh chỉ trong một ngày mắt có thể đỏ nhiều, tiết dịch ghèn liên tục, mi mắt sưng nề. Bệnh thường sau đó lan sang mắt bên kia. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có sốt, nổi hạch trước tai, mắt đỏ nhiều có thể xuất huyết. Thông thường bệnh tự khỏi sau 7- 10 ngày. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tất cả thuốc dùng chỉ giúp làm nhẹ triệu chứng và ngừa bội nhiễm mà thôi.
Để chống bội nhiễm thêm vi trùng, các bác sĩ thường cho một loại kháng sinh uống. Để làm giảm triệu chứng đỏ, sưng, bớt dịch tiết , thường dùng thêm một loại kháng viêm. Trong trường hợp đau nhức mắt hay có sốt, thường dùng thêm một loại thuốc giảm đau hạ sốt. Thuốc nhỏ mắt, thường dùng một loại có cả kháng sinh và kháng viêm nhưng thuốc nhỏ này chỉ được dùng bởi sự hướng dẫn của bác sĩ mắt. Ngoài ra, để mắt mau bớt bạn nên vệ sinh mắt hằng ngày như rửa mắt bằng nước sạch, khăn lau phải giặt sạch bằng xà phòng nhiều lần trong ngày và ra đường phải đeo kính mát hoặc kính bảo hộ để che chắn bụi, gió, nước dơ bẩn.
Thân chào bạn.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị quả bóng tennis đập vào mắt trái, thấy mắt sưng, đỏ có để lại di chứng không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi: em bị quả bóng tennis đập vào mắt trái. Sau khi bị, em thấy tối tăm mặt, nhưng chỉ nửa phút sau. Em vẫn chơi bình thường. Tiếp sau đó 15 phút, em thấy mắt sưng, đỏ. Em lấy đá chườm thì chỉ còn thấy đỏ nhẹ, xung quanh tím nhẹ. 2 ngày sau, em thấy nhìn sáng rất chói và tức mắt, giật buốt nửa đầu bên trái. Em đi chụp CT đầu, kết luận bình thường, đo nhãn áp và siêu âm thì kết luận viêm kết mạc. Em lấy thuốc về uống. Đến nay, 1 tuần, mắt đỏ thêm nhiều, nhìn vào nơi có ánh sáng rất tức mắt và buốt đầu bên trái, sau đó đau nửa đầu trái dữ dội, cảm giác không thể chịu nổi. Em phải uống Paracetamol mới đỡ, nhưng sau vẫn lặp lại. Xin được hỏi bác sĩ, mắt, thần kinh và não của em có sao không, phải chữa trị thế nào, có di chứng không ạ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Chấn thương mắt khi chơi thể thao là lí do phổ biến gây mù loà vĩnh viễn. Phong trào cầu lông nghiệp dư, chơi tennis… trong các công sở, nhà trường, phường xóm ngày càng phát triển. Tai nạn về mắt do vậy cũng tăng tương ứng. Trong khi đó, việc chữa trị thường phức tạp, tốn kém, lâu và kết quả thường không như mong muốn. Chấn thương dù là nhẹ cũng có thể gây xê dịch hay tổn hại cấu trúc bên trong của mắt. Vì thế, nên chủ động dùng dụng cụ bảo vệ mắt thích hợp cho từng môn thể thao.
Trường hợp của bạn sau khi dùng hết thuốc hoặc thấy không tiến triển thì nên tái khám tại bệnh viện mắt uy tín nhé, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm.
Chúc bạn sức khỏe!
Bị bình xịt cay xịt vào mắt, mắt sưng và đỏ, nên điều trị ra sao?
Câu hỏi bởi: Tiến Dũng
Chào bác sĩ.
Hôm qua tôi đi đường bị mấy tên côn đồ dùng bình xịt cay vào mắt để cướp đồ. Hiện giờ mắt tôi sưng và đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi phải dùng thuốc gì và điều trị ra sao?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn Dũng.
Thông thường khi hoá chất vào mắt, điều đầu tiên là phải rửa mắt ngay bằng nước sạch càng nhiều càng tốt. Việc rửa sớm và nhiều sẽ quyết định hơn 50- 70% thành công của điều trị. Sau khi rửa nước xong, bạn phải đến cơ sở y tế có chuyên khoa Mắt để được điều trị tiếp. Bạn không thể tự ý điều trị vì rất nguy hiểm.
Chúc bạn khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Giã cua chẳng may bị bắn vào mắt, giờ thấy mắt sưng, đỏ phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Quỳnh Hoa
Chào bác sĩ!
Mẹ em giã cua chẳng may bị bắn vào mắt. Mẹ em đang lấy 1 bát nước cho mắt vào đấy chớp chớp để rửa. Nhưng mắt vẫn bị sưng, đỏ (nhìn như bị đau mắt đỏ) và mẹ em vẫn rửa bằng nước muối sinh lý. Đến hôm qua đang 4 ngày mẹ mắt mẹ em vẫn thấy nhức. Vậy bác sĩ chỉ giùm giờ mẹ em phải làm như thế nào và nhỏ thuốc gì?
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Bạn Quỳnh Hoa thân mến!
Mắt của mẹ bạn bị ngoại vật văng vào gây đau nhức và đỏ. Ngoại vật tác động vào mắt chia làm hai trường hợp là tác động hóa học và tác động cơ học.
Tác động hóa học nghĩa là do hóa chất lạ làm tổn thương mắt như chất axít hay chất kiềm hoặc một độc tố nào đó. Ở một số loài vật có độc tố mà khi văng vào mắt sẽ gây thương tổn hoặc gây kích thích như độc tố rắn, mực hay bạch tuộc… Tuy nhiên tôi chưa nghe nói đến độc tố của cua. Nên khả năng mắt mẹ của bạn bị tác động cơ học là cao hơn.
Trong đó, nhiều khả năng những mảnh vỏ cua văng trúng mắt gây trầy xước giác mạc hoặc còn đâu đó mảnh cua nhỏ nằm phía trong mi mắt và nặng hơn nữa là mảnh cua ghim trên giác mạc thậm chí có thể đi vào trong nội nhãn.
Rửa mắt là động tác đúng đắn để tẩy rửa bớt hóa chất khi văng vào mắt và đôi khi cũng giúp những mảnh ngoại vật trôi ra. Nếu mắt còn xốn cộm nhiều mẹ bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa Mắt để kiểm tra kỹ, thông thường cũng rất dễ phát hiện ngoại vật.
Chúc mẹ bạn khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Viêm nhiễm, triệu chứng bệnh,…là các nguyên nhân gây nên hiện tượng mắt sưng đỏ. Đây là vấn đề nhãn khoa hết sức nguy hiểm mà chúng ta cần đặc biệt cảnh giác.
Mắt sưng đỏ là bị gì?
Câu hỏi bởi: Thoa Nguyen
Thưa bác sĩ.
Em bị đau mắt sưng đỏ và cảm thấy nặng mắt. Em uống thuốc rồi mà mắt ngày càng sưng. Vậy mắt của em có bị sao không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Mắt đỏ đau có nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu tổn thương đó ở mi mắt thì đó có thể là chắp lẹo hay viêm bờ mi hay nhọt mi. Nếu tổn thương đó ở nhãn cầu thì đó có thể là viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào hay bệnh Glaucoma. Do đó chỉ với triệu chứng đỏ đau mắt thì khó có thể nói là bệnh gì. Bạn nên cung cấp thêm thông tin hay hình chụp để tôi có thể giúp bạn nhiều hơn.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Mắt sưng đỏ, phù nề điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Thu Hằng
Chào bác sĩ.
Cháu bị đau mắt. Ban đầu là có cảm giác cộm như bị hạt cát bay vào, sau đó do dụi mắt nhiều nên mắt bị đỏ. Cháu ra hiệu thuốc thì được bán cho 2 loại Clesspra DX và Tobrex. Cháu nhỏ nhưng không đỡ nên cháu đến bệnh viện Mắt Trung ương khám thì được chỉ dẫn uống: Gelatamin S và nhỏ Bi Otra. Nhưng mấy ngày cháu vẫn chưa khỏi và mí mắt có hiện tượng sưng híp phù nề, phía trong mắt thì đỏ ngầu lên và đôi khi thấy cộm. Khiến cháu không mở được mắt như bình thường. Mong bác sĩ chỉ cháu cách trị.
Cháu xin cảm ơn.
Bạn Hằng thân mến.
Dịch đau mắt đỏ hiện đang bùng phát rất mạnh. Bệnh do một loại siêu vi trùng gây ra gọi là Adenovirus. Bệnh diễn biến khá nhanh chỉ trong một ngày mắt có thể đỏ nhiều, tiết dịch ghèn liên tục, mi mắt sưng nề. Bệnh thường sau đó lan sang mắt bên kia. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có sốt, nổi hạch trước tai, mắt đỏ nhiều có thể xuất huyết. Thông thường bệnh tự khỏi sau 7- 10 ngày. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tất cả thuốc dùng chỉ giúp làm nhẹ triệu chứng và ngừa bội nhiễm mà thôi.
Để chống bội nhiễm thêm vi trùng, các bác sĩ thường cho một loại kháng sinh uống. Để làm giảm triệu chứng đỏ, sưng, bớt dịch tiết , thường dùng thêm một loại kháng viêm. Trong trường hợp đau nhức mắt hay có sốt, thường dùng thêm một loại thuốc giảm đau hạ sốt. Thuốc nhỏ mắt, thường dùng một loại có cả kháng sinh và kháng viêm nhưng thuốc nhỏ này chỉ được dùng bởi sự hướng dẫn của bác sĩ mắt. Ngoài ra, để mắt mau bớt bạn nên vệ sinh mắt hằng ngày như rửa mắt bằng nước sạch, khăn lau phải giặt sạch bằng xà phòng nhiều lần trong ngày và ra đường phải đeo kính mát hoặc kính bảo hộ để che chắn bụi, gió, nước dơ bẩn.
Thân chào bạn.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị quả bóng tennis đập vào mắt trái, thấy mắt sưng, đỏ có để lại di chứng không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi: em bị quả bóng tennis đập vào mắt trái. Sau khi bị, em thấy tối tăm mặt, nhưng chỉ nửa phút sau. Em vẫn chơi bình thường. Tiếp sau đó 15 phút, em thấy mắt sưng, đỏ. Em lấy đá chườm thì chỉ còn thấy đỏ nhẹ, xung quanh tím nhẹ. 2 ngày sau, em thấy nhìn sáng rất chói và tức mắt, giật buốt nửa đầu bên trái. Em đi chụp CT đầu, kết luận bình thường, đo nhãn áp và siêu âm thì kết luận viêm kết mạc. Em lấy thuốc về uống. Đến nay, 1 tuần, mắt đỏ thêm nhiều, nhìn vào nơi có ánh sáng rất tức mắt và buốt đầu bên trái, sau đó đau nửa đầu trái dữ dội, cảm giác không thể chịu nổi. Em phải uống Paracetamol mới đỡ, nhưng sau vẫn lặp lại. Xin được hỏi bác sĩ, mắt, thần kinh và não của em có sao không, phải chữa trị thế nào, có di chứng không ạ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Chấn thương mắt khi chơi thể thao là lí do phổ biến gây mù loà vĩnh viễn. Phong trào cầu lông nghiệp dư, chơi tennis… trong các công sở, nhà trường, phường xóm ngày càng phát triển. Tai nạn về mắt do vậy cũng tăng tương ứng. Trong khi đó, việc chữa trị thường phức tạp, tốn kém, lâu và kết quả thường không như mong muốn. Chấn thương dù là nhẹ cũng có thể gây xê dịch hay tổn hại cấu trúc bên trong của mắt. Vì thế, nên chủ động dùng dụng cụ bảo vệ mắt thích hợp cho từng môn thể thao.
Trường hợp của bạn sau khi dùng hết thuốc hoặc thấy không tiến triển thì nên tái khám tại bệnh viện mắt uy tín nhé, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm.
Chúc bạn sức khỏe!
Bị bình xịt cay xịt vào mắt, mắt sưng và đỏ, nên điều trị ra sao?
Câu hỏi bởi: Tiến Dũng
Chào bác sĩ.
Hôm qua tôi đi đường bị mấy tên côn đồ dùng bình xịt cay vào mắt để cướp đồ. Hiện giờ mắt tôi sưng và đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi phải dùng thuốc gì và điều trị ra sao?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn Dũng.
Thông thường khi hoá chất vào mắt, điều đầu tiên là phải rửa mắt ngay bằng nước sạch càng nhiều càng tốt. Việc rửa sớm và nhiều sẽ quyết định hơn 50- 70% thành công của điều trị. Sau khi rửa nước xong, bạn phải đến cơ sở y tế có chuyên khoa Mắt để được điều trị tiếp. Bạn không thể tự ý điều trị vì rất nguy hiểm.
Chúc bạn khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Giã cua chẳng may bị bắn vào mắt, giờ thấy mắt sưng, đỏ phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Quỳnh Hoa
Chào bác sĩ!
Mẹ em giã cua chẳng may bị bắn vào mắt. Mẹ em đang lấy 1 bát nước cho mắt vào đấy chớp chớp để rửa. Nhưng mắt vẫn bị sưng, đỏ (nhìn như bị đau mắt đỏ) và mẹ em vẫn rửa bằng nước muối sinh lý. Đến hôm qua đang 4 ngày mẹ mắt mẹ em vẫn thấy nhức. Vậy bác sĩ chỉ giùm giờ mẹ em phải làm như thế nào và nhỏ thuốc gì?
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Bạn Quỳnh Hoa thân mến!
Mắt của mẹ bạn bị ngoại vật văng vào gây đau nhức và đỏ. Ngoại vật tác động vào mắt chia làm hai trường hợp là tác động hóa học và tác động cơ học.
Tác động hóa học nghĩa là do hóa chất lạ làm tổn thương mắt như chất axít hay chất kiềm hoặc một độc tố nào đó. Ở một số loài vật có độc tố mà khi văng vào mắt sẽ gây thương tổn hoặc gây kích thích như độc tố rắn, mực hay bạch tuộc… Tuy nhiên tôi chưa nghe nói đến độc tố của cua. Nên khả năng mắt mẹ của bạn bị tác động cơ học là cao hơn.
Trong đó, nhiều khả năng những mảnh vỏ cua văng trúng mắt gây trầy xước giác mạc hoặc còn đâu đó mảnh cua nhỏ nằm phía trong mi mắt và nặng hơn nữa là mảnh cua ghim trên giác mạc thậm chí có thể đi vào trong nội nhãn.
Rửa mắt là động tác đúng đắn để tẩy rửa bớt hóa chất khi văng vào mắt và đôi khi cũng giúp những mảnh ngoại vật trôi ra. Nếu mắt còn xốn cộm nhiều mẹ bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa Mắt để kiểm tra kỹ, thông thường cũng rất dễ phát hiện ngoại vật.
Chúc mẹ bạn khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare