5 câu hỏi thường gặp về bệnh động kinh ở trẻ nhỏ


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Bệnh động kinh là một bệnh của não, có đặc điểm gây ra cho người bệnh những cơn co giật tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh không loại trừ bất kỳ ai, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn trẻ em. 5 câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh động kinh ở trẻ nhỏ

Bệnh động kinh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chao BS.. con toi dc 9thang tuoi.. chau moi co hien tuong co cứng .. tay chân co lai.. tím tái.. mắt trơn co chuan doan la dong kinh khong ạ vi chau khong sot

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn !

Động kinh là một căn bệnh của não, khá phổ biến ở trẻ em. Biểu hiện của bệnh là trẻ thường bị những cơn co giật lặp đi, lặp lại nhiều lần.Bệnh động kinh ở trẻ em có nhiều dạng với những biến chứng khác nhau. Tuy nhiên, ở nước ta bệnh động kinh ở trẻ em thường gặp có ba dạng bao gồm: Động kinh toàn thân, động kinh cục bộ và động kinh kịch phát Rolando.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh tre em do não trẻ bị tổn thương bởi các yếu tố sau:
+ Do khó sinh: Trong quá trình chuyển dạ, người mẹ gặp khó khăn trong việc đẩy em bé ra ngoài làm tổn thương não.
+ Do trẻ bị các bệnh viêm não và viêm màng não.
+ Do trẻ bị va đập hoặc chấn thương ở đầu. Đây là nguyên nhân chính, thường gặp của bệnh động kinh ở trẻ em.
+ Trẻ bị u não: U não càng phát triển lớn, sẽ chèn lên các dây thần kinh, làm tê liệt hệ thống dây thần kinh và gây ra bệnh động kinh ở trẻ.
+ Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, hoặc cha mẹ bị bệnh động kinh thì nguy cơ trẻ bị động kinh là rất cao.

Sau đây chúng ta cùng tham khảo dạng động kinh hay gặp nhất, đó là Động kinh toàn thân còn có tên gọi khác là Động kinh toàn thể: Là dạng phổ biến thường gặp ở nhiều trẻ em hiện nay. Bệnh được chia làm 3 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn trương lực:
Là giai đoạn mới phát bệnh, bệnh nhân có biểu hiện như: tự nhiên bị ngất đột ngột, chân tay co cứng lại, không thở được, da xanh tái, hai răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược thường kéo dài khoảng 30 giây.

Giai đoạn giật rung:
Ở giai đoạn này toàn thân trẻ sẽ bị rung bởi những cơn co giật mạnh, kèm theo lưỡi bị thụt vào thụt ra theo từng cơn co giật, hai răng cắn chặt vào nhau gây chảy máu ở lưỡi hoặc ở miệng. Ngoài ra, các cơ ở mặt cũng bị rung giật theo, gây méo mặt, trẻ sẽ bị sùi bọt mép. Mặt khác, nhiều trẻ không kiểm soát được tiểu tiện, có thể tè ra quần trong các cơn co giật. Giai đoạn này, thường kéo dài 3 phút, sau đó trẻ chuyển sang hôn mê và mềm nhũn người ra. (Lưu ý: Ở giai đoạn này, để tránh trẻ cắt đứt lưỡi khi con có biểu hiện trên ba mẹ cần dùng vật cứng cạy miệng giữ cho hai răng không nghiến chặt vào nhau, để tránh nguy hiểm đến tính mạng của con).

Giai đoạn hôn mê:
Là giai đoạn cuối của dạng động kinh toàn thân. Ở giai đoạn này trẻ sẽ có những biểu hiện như sau: toàn thân mềm nhũn, nằm yên một chỗ, thở khò khè, trẻ sẽ rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh kèm da xanh tái. Thường kéo dài trong vòng 15 phút, cho tới 1 giờ đồng hồ. Sau đó, trẻ sẽ tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi, mất sức và không còn nhớ chuyện gì đã xảy ra với mình.

,
Chứng co giật ở trẻ nhỏ do rất nhiều nguyên nhân.Trường hợp con bạn có biểu hiện: “chau moi co hien tuong co cứng .. tay chân co lai.. tím tái.. mắt trơn ,chau khong sot”, triệu chứng này rất có thể là cơn giật động kinh. Tuy nhiên điều kiện để chẩn đoán cơn động kinh là cơn co giât phải giống như tôi đã nêu ở trên, cơn xảy ra đột ngột, cơn tái đi tái lại nhiều lần và kết quả ghi điện não đồ có sóng đặc thù của bệnh động kinh.

Con bạn mới 9 tháng tuổi và mới chỉ bị một lân nên chưa thể chẩn đoán là bệnh động kinh được. Muốn có kết luận chính xác bạn nên cho bé đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương các bác sỹ sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn.

Chúc sức khỏe hai mẹ con.

Bệnh động kinh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ con cháu năm nay 11 tuổi, cháu bị bệnh động kinh từ năm 4 tuổi mà không rõ nguyên nhân. cháu đã điều trị và dùng rất nhiều loại thuốc, khi thay đổi thuốc cháu chỉ dùng đc 1 thời gian là lại bị lại. gđ cháu có cho đi chụp chiếu thì phát hiện cháu bị giảm chuyển hoá vùng trán cà thái dương phải. cho cháu hỏi liệu bệnh con nhà cháu có khả năng chữa đc không ạ.

Bác sĩ Nguyễn Đức Liên


Chào bạn,
Cháu bị bệnh động kinh, đã thay đổi nhiều loại thuốc, chụp PET có vùng giảm chuyển hóa khu trú, như vậy con bạn có thể là đối tượng được làm các thăm khám để định khu vùng sinh động kinh, và có thể can thiệp mổ. Bạn cần quay video cơn động kinh (từ lúc bình thường đến lúc bắt đầu cơn, và cơn toàn thể).
Bạn có thể đến bệnh viện Việt Đức khám BS Liên, chiều thứ 3 hàng tuần tại phòng khám chuyên khoa thần kinh để được tư vấn cụ thể
Chúc bạn sức khỏe!

Bệnh động kinh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bs: hiện con trai tôi 4 tuổi. Từ lúc cháu đc 3,5 tuổi đến nay ( trước đây cháu khỏe mạnh tăng cân đều) cháu bị viêm tuyến giáp do rò xoang lê, ch điều trị ở bv nhi trung ương 19 ngày và sau đó hơn 1 tháng cháu phẫu thuật tại bv tai mũi họng. Sau khi cháu phẫu thuật được 2 tháng cháu tự nhiên có biểu hiện mắt nhìn toàn lòng trắng sau đó ngủ luôn (3 lần 2 ngày). Tôi cho cháu đi khám ở khoa nhi bv M 2 lần thì bs chuẩn đoán là ch mắc bệnh động kinh vắng ý thức và kê thuốc về cho uống (b6 và depakin dang Viên) nhung được 15 ngày cháu vẫn tái phát mà còn nặng hơn lần trước (có cơn co cứng và co giật, sau đó mí mắt nháy, mồm chẹp chẹp và ngủ sau mỗi lần xuất hiện cơn) xuất hiện 4 cơn trong 2 ngày( ngày đầu 1 cơn ngày sau 3 cơn). Hiện ch bây gìơ thường xuyên bị giạt cơ mồm ( ngày 2-3 lần). Xin bs tư vấn

Bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc


Chào bạn.

Bệnh của bé liên quan đến nhiều chuyên khoa khác nhau, có thể do tổn thương các dây thần kinh. Bạn có thể cho bé đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa về thần kinh để được các bác sĩ tư vấn kĩ hơn nhé.

Bệnh động kinh


Câu hỏi bởi: Tran Thanh Tam

Thưa bác sĩ, Con gái tôi được 30 tháng tuổi. Khi 6 tháng tuổi chính ngừa mũi thứ hai 5 trong 1 rồi bị sốt co giật. Thời gian đầu cứ khoảng 1,5 tháng bị 1 lần kéo dài khoảng 10 ngày, ngày đầu có khoảng 7 đến 15 cơn giật, sau đó giảm dần đến khi hết là ra viện. Cháu đã được xét nghiệm máu, tủy sống, đo điện não, chụp Emprise, … Nhưng các bác sĩ bảo không phát hiện được gì và kết luận là cháu bị động kinh nhẹ và đang cho uống thuốc Depakin 300mg, Kepra 3/4 viên ngày 2 lần. Kể từ tháng 5 đến nay cháu khỏe nên cha mẹ đều mừng cứ tưởng là đúng thuốc đúng bệnh nhưng không ngờ cháu lại bị lại. Rất thương con nhưng cha mẹ không biết làm sao, kính mong bác sĩ thương cháu chỉ dùm nơi khám tốt nhất để tìm ra được bệnh của cháu để được Đúng bệnh ~ Đúng thuốc. Chân thành cảm ơn bác sĩ

Bác sĩ Nguyễn Quốc Huy


Chào bạn. Bạn có thể đưa bé đến khám trực tiếp tại khoa nội thần kinh – Bệnh viện Nhi Đồng 2 – Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây có một đội ngũ bác sĩ chuyên khoa về bệnh thần kinh nhi khoa đã được nhiều đồng nghiệp và bệnh nhân tin tưởng. Ngoài ra, khoa nội thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 2 còn hợp tác với các giáo sư chuyên khoa về nội thần kinh hàng đầu Pháp để hội chẩn các ca bệnh khó. Đây có thể là một trong những địa chỉ đáng tin tưởng cho bệnh của bé.
Xin chúc bé mau khỏe!

Điều trị bệnh động kinh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

con tôi năm nay 16 tuổi phát hiện cháu bị động kinh 6 năm về đây và đã thăm khám ở TP HCM nhưng uống thuốc không thấy thuyên giảm và cháu cứ đến kì lại lên cơn co giật.

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn!
Bệnh động kinh là một bệnh lý về thần kinh não bộ với nhiều thể bệnh khác nhau cùng những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng và phức tạp. Có nhiều nguyên nhân gây ra động kinh nhưng có thể xếp vào hai nhóm chính là: Động kinh vô căn (nguyên phát) và động kinh triệu chứng (thứ phát)
* Động kinh vô căn (nguyên phát)
Động kinh vô căn thường khởi phát đột ngột và không có nguyên nhân rõ ràng về sự tổn thương của não bộ trước đó, chiếm 55% tới 75% trong tổng số trường hợp mắc bệnh động kinh.Người bị động kinh vô căn thường có ngưỡng co giật thấp, bệnh có thể khởi phát sau khi bị kích hoạt bởi những cơn sốt cao co giật kéo dài, cùng những tác động từ môi trường sống hoặc sang chấn về tâm lý. Việc điều trị cần thời gian dài, thông thường mục tiêu sẽ hướng đến việc làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật, một số trường hợp có thể khỏi nếu tuân thủ đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
* Động kinh triệu chứng (thứ phát)
Động kinh triệu chứng là loại động kinh có nguyên nhân bắt nguồn từ những tổn thương thực thể ở não, nói cách khác nó là hệ quả của những bệnh lý gây tổn thương não, bao gồm:chấn thương sọ não, đột quỵ não, u não, viêm màng não, viêm não, bất thường về cấu trúc não.Đối với động kinh triệu chứng thì quan trọng là điều trị nguyên nhân của nó, kết hợp việc sử dụng các thuốc kháng động kinh để làm giảm các cơn co giật và bệnh động kinh tự sẽ khỏi sau một thời gian nhất định
Trường hợp con bạn đang ở độ tuối dậy thì, giai đoạn này có nhiều biến đổi về thể chất cũng như tâm sinh lý. Bạn cho biết: cháu cứ đến kì (chu kỳ kinh nguyệt ) lại lên cơn co giật. Vấn đề này có thể liều thuốc cũ không còn phù hợp với cháu nữa hoặc liên quan đến yếu tố nội tiết.
Nghiên cứu khoa học cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa nội tiết tố và các cơn co giật do động kinh ở một số phụ nữ. Với họ, thay đổi sinh lý của nồng độ hormone trong cuộc đời cũng ảnh hưởng tới tần suất và mức độ cơn động kinh gặp phải. Vì thế, bệnh động kinh có thể trở nên trầm trọng hơn khi hormone của người phụ nữ thay đổi, như khi bước vào độ tuổi dậy thì, trong thời kỳ kinh nguyệt. Hormone không phải là tác nhân trực tiếp gây nên những cơn co giật, nhưng hormone có thể là một trong những yếu tố làm cho cơn co giật của bệnh nhân động kinh gia tăng
Nếu người bệnh nghi ngờ bị động kinh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, nên ghi chép lại chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm cả các ghi chú về các yếu tố kèm theo ảnh hưởng tới cơn động kinh như quên uống thuốc, mất ngủ, stress hay bị bệnh…
Bằng cách chia sẻ những thông tin đó với bác sĩ đang điều trị cho con bạn, bác sỹ sẽ điều chỉnh liều thuốc hoặc thay thuốc khác phù hợp hơn và người bệnh có thể kiểm soát cơn động kinh hiệu quả cao.
Chúc sức khỏe gia đình
.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl