Thắc mắc liên quan đến ung thư tuyến giáp ở nữ giới


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Nữ giới khi mắc phải ung thư tuyến giáp cần lưu ý những vấn đề gì? Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích cần biết.

Ung thư tuyến giáp


Câu hỏi bởi: Phạm Thị Thuỷ

Thưa bác sỹ! Tôi đc chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Đã phẫu thuạt mổ cắt toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ 2 bên, đã uống Phóng xạ I ốt 131 lần 1 vào 28/4/2016.
Theo dự đoán bài viết là “sống thêm 5 năm 100%”, vậy sau 5 năm bệnh sẽ tiến triển như thế nào a?

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư “lành tính” nhất, sự phát triển, xâm lấn và di căn ít hơn các loại ung thư khác.
Điều trị bằng phẫu thuật, kết hợp với điều trị bổ trợ sau mổ, nhiều bệnh nhân vẫn có thể sống 15-20 năm, điều trị kịp thời, đúng đắn, tỷ lệ sống thêm 10 năm của UTTG thể biệt hoá là trên 90%. Nhưng nếu u lớn trên 4 – 5 cm xâm lấn ra xung quanh hoặc di căn xa hoặc ung thư tuyến giáp không biệt hóa thì tiên lượng sẽ xấu hơn .
Tiên lượng sống sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp còn phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân, loại ung thư, giai đoạn, giải pháp điều trị :
+ Nếu dưới 45 tuổi tiên lượng tốt hơn người cao tuổi
+ Bệnh nhân bị ung thư dạng nang có tỷ lệ chết do ung thư là 3,4 lần cao hơn bệnh nhân bị ung thư dạng nhú.
+ Bệnh nhân có khối u > 1cm đường kính mà phẫu thuật cắt tuyến giáp hạn chế (cắt tuyến giáp bán phần hoặc cắt thùy tuyến giáp) có tỷ lệ chết tăng gấp 2,2 lần so với người phẫu thuật cắt toàn bộ hoặc gần toàn bộ tuyến giáp.
+ Bệnh nhân không dùng 131I có tỷ lệ chết tăng gấp 2 lần sau 10 năm và tăng gấp 3 lần sau 25 năm (so với người đã dùng 131I loại bỏ u).
+ Nguy cơ ung thư tái phát ở nam cao hơn ở nữ gấp 2 lần và ở người có đa ổ cao hơn người có 1 ổ gấp 1,7 lần.
+ Đặc biệt Ung thư giáp không biệt hóa thì tỷ lệ sống sau 1 năm là khoảng 10%, sau 5 năm là khoảng 5%.

Chương trình tư vấn xin trả lời câu hỏi : “ vậy sau 5 năm bệnh tiến triển như thế nào” ở bảng tổng kết sau (Trường hợp ung thư thể biệt hóa):

Ung thư giai đoạn 1:
Dưới 45 tuổi, không M hoặc trên 4 5 tuổi T< 1 cm, không N, không M: có tỉ lệ 100 % sống sau 5 năm và 98 % sống sau 10 năm

Ung thư giai đoạn 2:
T > 1 cm nhưng còn ở trong tuyến giáp, không N, không M: có tỷ lệ sống sau 5 năm là 99 % và sống sau 10 năm là 85 %

Ung thư giai đoạn 3:
Trên 45 tuổi, khối u vượt ra ngoài vỏ tuyến giáp nhưng không N, không M hoặc N vùng, không M : Có tỷ lệ sống sau 5 năm là 95 %, sống sau 10 năm là 70 %

Ung thư giai đoạn 4:
trên 45 tuổi có thời gian sống sau 5 năm là 80 %, sau 10 năm là 61 %

,
Giải thích ký hiệu:
— (T) là kích thước khối u tiên phát và sự xâm lấn tại chỗ của khối u
— (N) tổn thương hạch Lympho
— (M) là có di căn xa

Chúc bạn mạnh khỏe

Bị ung thư tuyến giáp có con được không?


Câu hỏi bởi: Khuyên

Chào bác sĩ!

Cháu 31 tuổi, bị ung thư giáp, phẫu thuật cắt toàn bộ tuyết giáp và xạ trị 3 đợt, khỏi được 4 năm và đang uống Thyroxine Levosum 1.5 viên/ ngày. Giờ cháu muốn sinh thêm con (đã có 1 bé trước khi phát hiện ung thư giáp), nhưng cháu rất lo, liệu trong quá trình mang bầu ung thư giáp có tái phát? Mang thai có làm tăng nguy cơ ung thư giáp tái phát? Em bé có bị ảnh hưởng gì không? Cháu mới xét nghiệm THS = 0.005, vậy cháu nên điều chỉnh liều thuốc như thế nào nếu có bầu ạ?

Cháu cám ơn rất nhiều.

Chào cháu!

Cháu được cắt toàn bộ tuyến giáp và xạ trị 3 đợt, tức là đã uống I131, 3 đợt phải không?

Để đánh giá khả năng tái phát của ung thư tuyến giáp cần phải có nhiều yếu tố nữa như: Khối bướu bao lớn, còn khu trú trong tuyến giáp hay đã xâm lấn ra tới vỏ bao, tình trạng hạch cổ, loại giải phẫu bệnh của bệnh viện…?

Nói chung, tình trạng của cháu là tốt và khả năng tái phát không cao. Nếu cháu muốn sinh thêm bé cũng không làm gia tăng tỷ lệ tái phát của bệnh, cũng không có ảnh hưởng gì đến bé. Tuy nhiên, hiện tại cháu có chỉ số TSH=0.005, chỉ số này quá thấp chứng tỏ cháu đang bị cường giáp.

Bác khuyên cháu nên đến bác sĩ có kinh nghiệm để điều chỉnh liều hormon tuyến giáp, nhất là trong thời gian mang thai vì bệnh giáp thì không sao cả, còn nếu cường giáp hay suy giáp đều có thể ảnh hưởng đến tình trạng sản sinh ra hormon tuyến giáp của em bé sau này.

Chúc cháu sớm được như ý!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Cách điều trị ung thư tuyến giáp


Câu hỏi bởi: mưa tuyết

Chào bác sĩ!

Tôi 31 tuổi, là nữ giới, tôi bị không giáp, đã phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ 2 bên. Sau phẫu thuật, tôi xét nghiệm ung thư giáp thể nhú và hạch di căn cùng loại. Tôi đang ăn theo chế độ kiêng để chờ khám lại. Sau phẫu thuật gần 1 tháng lại thấy nổi hạch ở trước cổ. Xin bác sĩ giải đáp xem như vậy thì tình trạng của tôi đang diễn biến như thế nào?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

So với các loại ung thư khác thì bệnh ung thư tuyến giáp đáp ứng tốt được với quá trình chữa trị. Sau chữa trị bệnh nhân có tỷ lệ sống cao và kéo dài nhất. Quá trình chữa trị bệnh gồm những điểm chính dưới đây:

– Đa phần người bệnh được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, các tế bào bị tác động và các hạch bạch huyết.

– Sau phẫu thuật một số bệnh nhân phải tiếp tục được chữa trị bằng thuốc phóng xạ hoặc xạ trị. Bác sĩ sẽ cho uống thuốc viên Levothyroxin để bù lại lượng hoocmôn giáp, bên cạnh đó cũng cần uống thêm Iốt phóng xạ I131 sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót sau mổ.

– Dinh dưỡng đối với các bệnh ác tính và mãn tính rất quan trọng, bệnh nhân cần cố gắng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn đúng bữa. Người bệnh có thể ăn uống theo sở thích nhưng nên ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm giàu canxi. Ngoài ra cần tránh thức ăn cay, nóng, dầu mỡ và những chất kích thích tim mạch như rượu, bia, cà phê…

– Trong một số tình huống bệnh nhân bị hạ canxi máu sau khi mổ tuyến giáp, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ đang theo dõi về tình trạng này.

– Sau phẫu thuật người bệnh nên đi tái khám bệnh 3-6 tháng 1 lần tại các cơ sở chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được chỉ định X-quang, xạ hình phát hiện di căn, định lượng hoocmôn tuyến giáp để có thể theo dõi được diễn tiến của bệnh và chữa trị kịp thời.

Trường hợp của bạn nên đi khám lại ngay để loại trừ ung thư tái phát nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Phẫu thuật lại ung thư tuyến giáp sẽ thế nào?


Câu hỏi bởi: hoaluc-binh35

Chào bác sĩ.

Em gái tôi bị ung thư tuyến giáp đã phẫu thuật một lần cách đây 8 năm. Vừa rồi em gái tôi đi khám, bác sĩ bảo phải phẫu thuật lại, tôi không biết là nếu phẫu thuật nữa thì sẽ thế nào và liệu có theo chiều hướng tốt không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Ung thư tuyến giáp khá phổ biến nhưng không phải là ung thư gây tử vong hàng đầu bởi vì đặc tính đáp ứng tốt với điều trị và diễn biến chậm của bệnh. Trong chữa trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật là phương thức phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy vào mức độ ảnh hưởng. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nếu các tế bào ung thư ở tuyến giáp còn sót lại và nguy cơ cao di căn xuống phổi hoặc xương. Trường hợp của em bạn bị ung thư tuyến giáp đã được phẫu thuật cách đây 8 năm, đến nay, bác sĩ lại yêu cầu phẫu thuật thì có thể là bệnh đã tái phát hoặc di căn. Gia đình nên theo chỉ định chữa trị của bác sĩ.

Chúc bạn và em mạnh khỏe!

Bệnh ung thư tuyến giáp có di truyền không?


Câu hỏi bởi: Hong Nhung

Chào bác sĩ.

Cho em hỏi bệnh ung thư tuyến giáp có di truyền không? Em là nữ muốn lập gia đình thì có ảnh hưởng gì không? Em có thể có con như những người bình thường khác không? Và liệu bệnh này có di truyền cho thế hệ sau không?

Em bị ung thư tuyến giáp lúc 9 tuổi, đã phẫu thuật 2 lần. Hiện nay em đang điều trị I-131 được 5 lần. Liều lượng gồm 2mlci và 30mlci. Kết hợp thuốc Berthyrox 1.5 viên/ngày

Em cảm ơn ạ!

Chào em.

Thật sự không thể trả lời chính xác câu hỏi của em. Bệnh ung thư nói chung hiện nay đã được chứng minh là có di truyền, tuy nhiên, không phải ai có gen này cũng phát triển thành ung thư cả, em ạ.

Việc mang thai sẽ tùy vào sự bình thường của chức năng tuyến giáp của em. Bởi vì sau khi phẫu thuật ung thư giáp, người bệnh hầu hết bị suy giáp và phải dùng Berthyrox suốt đời.

Chúc em có nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl