Bị bệnh gout phải chữa trị như thế nào?


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Chữa trị bệnh gout đòi hỏi sự kết hợp trị liệu và cả dinh dưỡng. Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về vấn đề này!

Cách điều trị bệnh gout


Câu hỏi bởi: Nguyễn Văn Đắc

Thưa Bác sĩ! tôi năm nay 48 tuổi, tháng rồi tôi đến Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM khám và làm xét nghiệm axit uric là 663µmol/l Bác sĩ Trang Mạnh Khôi kê hai loại thuốc Suntab taplet uống sáng và Chondrasil uống chiều, tôi dùng một tháng mới tái khám lấy thuốc uống thêm. Mấy hôm nay bệnh tôi tái phát có dấu hiệu nhiều hơn trước ( Trước kia đau ở ngón giữa và ngón áp út bàn chân) giờ thì sưng khớp ngón cái, đi lại khó khăn.Xin hỏi là do nguyên nhân gì, có phải tác dụng của thuốc không?Tôi có nên tiếp tục dùng thuốc khi bị gout cấp không? Có cần dùng thêm thuốc khác Khi bị đau được không?Ngoài uống thuốc tây tôi có thể dùng thêm TPCN Hoàng Tiên Đan được không? Xin Bác sĩ tư vấn cảm ơn nhiều

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn,

Bạn đã được điều trị bệnh gut bằng 2 loại thuốc đó là:
1, Thuốc Suntab là thuốc giảm đau, hạ sốt, thuộc nhóm chống viêm không Steroid, thuốc có tác dụng kháng viêm giảm đau
2, Thuốc Allopurinol (Chondrasil) là thuốc làm giảm acid uric trong máu từ đó làm giảm sự lắng đọng tinh thể urat tại khớp (gut là hiện tượng viêm khớp cấp do lắng đọng tinh thể urat). Thuốc hiện nay được dùng điều trị rộng rãi trong bệnh gout.

Sau một tháng điều trị bệnh không thuyên giảm vẫn có dấu hiệu tái phát nặng hơn, vẫn xuất hiện cơn gut cấp thì bạn phải tái khám lại để bác sĩ cho thêm thuốc.
Trường hợp như vậy bác sĩ thường phải cho thêm thuốc Colchicin là thuốc điều trị cơn gut cấp, liều lượng tùy theo diễn biến cụ thể cơn đau và mức độ đau ở bạn, hoặc liều trung bình :
– Đợt gút cấp : Liều ban đầu là 1 viên Colchicin 1 mg, sau đó cứ cách 2 giờ lại uống 1 viên cho đến khi hết đau. Hoặc ngày đầu uống 3 viên, ngày sau uống 2 viên, ngày thứ 3 uống 1 viên. Tổng liều trung bình colchicin uống trong 1 đợt điều trị là 4 – 6 viên. Triệu chứng đau và xưng khớp thường giảm sau 12 giờ và thường hết hẳn sau khi dùng thuốc 2 – 3 ngày. Nếu uống lại thì đợt uống mới phải cách lần uống cũ 2 – 3 ngày nếu không thì các tổn thương do colchicin gây ra chưa kịp hồi phục và thuốc có thể bị tích tụ.
– Đề phòng xuất hiện cơn cấp ở bệnh nhân gút mãn tính trong giai đoạn đầu điều trị với allopurinol hay các thuốc tăng đào thải acid uric : 1 viên/ ngày, uống vào buổi tối.
Triệu chứng đau ở bạn là do diễn biến của bệnh chứ không phải là do tác dụng của thuốc, bạn có thể uống bổ xung thêm thực phẩm chức năng có thiên hướng về bệnh gut.

Chúc bạn mau lành bệnh,

Uống thuốc chữa bệnh Gout bao lâu thì khỏi?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin chào bác sĩ.

Em 37 tuổi. Khoảng 6 tháng trở lại đây em hay bị đau mắt cá chân, khi đi khám bác sĩ nói bị Gout và em vẫn uống thuốc nhưng nếu đi nhiều vẫn bị đau lại. Xin hỏi bác sĩ em uống bao lâu mới khỏi? Có cách điều trị nào khác không?

Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Chào bạn.

Điều trị bệnh gout hay bất kỳ bệnh lý nào khác đi nữa, bản thân bác sĩ và thuốc luôn chỉ đóng một vai trò tương đối, yếu tố chính quyết định đến hiệu quả điều trị chính là bản thân người bệnh và các phương pháp không dùng thuốc khác.

Các thuốc sử dụng trong điều trị Gout quẩn quanh cũng chỉ có thuốc làm giảm acid uric máu, giảm viêm, giảm đau; do đó, chế độ ăn nếu không hạn chế lượng đạm đưa vào thì acid uric trong máu không thể giảm nổi sẽ làm bùng lên đợt gout cấp, việc đi lại nhiều cũng ảnh hưởng đến bệnh.

Vì thế, thời gian điều trị Gout không có mốc thời gian tuyệt đối mà phụ thuộc vào từng người bệnh, có người chỉ điều trị đúng 1 đợt và sau đó ăn uống kiêng cử là cả đời không lên đợt Gout cấp nào nữa, nhưng cũng có người phải dùng thuốc liên tục mà vẫn xuất hiện cơn.

Do đó, với tình trạng hiện nay của bạn, tôi chỉ có thể khuyên bạn các phương pháp không dùng thuốc bao gồm hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều nhân purin như phủ tạng động vật, thịt đỏ (bò, cá hồi…), hải sản, giảm cân nếu thừa cân, không uống rượu, uống nhiều nước đặc biệt là nước uống có kiềm khoáng (soda).

Bạn cũng nên quay lại tái khám bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp để kiểm tra xem có yếu tố nào đi kèm khác góp phần gây tăng acid uric máu không như bệnh thận, bệnh lý rối loạn chuyển hóa… đồng thời để bác sĩ điều chỉnh lại liều lượng thuốc thích hợp cho bạn, bạn nhé.

Thân ái!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bị bệnh gout, một vài u gout đã vỡ và chảy dịch, nên xử lý ra sao?


Câu hỏi bởi: Võ Đức

Thưa bác sĩ!

Chồng tôi 66 tuổi, bị bệnh gout hơn 7 năm nay. Hiện giờ trên các khớp tay, chân đều có những u gout lớn. Ở các khớp khuỷu chân 1 vài u gout đang vỡ ra và chảy các cặn màu trắng ra ngoài. Tôi thường xuyên rửa và thay băng hàng ngày.

Những ngày gần đây tôi thấy ở đó chảy ra dịch (chất gì màu đỏ sậm), có lúc rất nhiều. Tôi không biết đó là chất gì? Có phải là máu hay không? Và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Tôi xin bác sĩ tư vấn và cho tôi biện pháp chữa trị. Bệnh này trị có khỏi hẳn không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến bác sĩ.

Chào chị.

Acid Uric tăng trong máu khoảng 7 – 10 năm mới hình thành nên cục Tophi. Cục Tophi ở ngón chân cái đã vỡ thì chồng chị phải đến bác sĩ chuyên khoa ngoại Chấn thương chỉnh hình để xem xét vấn đề phẫu thuật nhằm tránh nhiễm trùng lan rộng, mặc dù phẫu thuật không đơn giản.

Bệnh của chồng chị đến thời điểm này không thể trị dứt được, nhưng bắt buộc phải kiểm soát tốt Acid Uric trong máu để tránh các biến chứng nặng nề không thể cứu vãn được ở khớp và thận.

Chúc chị và anh nhà luôn vui – khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Cách điều trị và chế độ ăn cho người bị bệnh gout


Câu hỏi bởi: thanh bui

Cháo bác sĩ. Tôi năm nay 37 tuổi, là nam giới đang sinh sống tại Đăk Lắk, gần đây tôi thấy các khớp có dấu hiệu viêm sưng đỏ, mỗi khi ngồi lâu có cảm giác tê bì ở bắp chân. Vậy tôi có phải bị gout không? Thưa bác sĩ nếu bị thì cách điều trị và ăn uống sinh hoạt như thế nào? Tôi cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào bạn.

Bệnh gout là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Thông thường axit uric bị phần hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric hoặc thải axit uric này qua nước tiểu quá ít. Hậu quả là axit uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc bao quanh khớp gây ra biểu hiện đau khớp, viêm sưng khớp.

Nguyên nhân ăn uống có vai trò rất quan trọng và là yếu tố góp phần quá trình thúc đẩy bệnh gout phát sinh cũng như làm tăng quá trình tái phát bệnh.

Vì vậy, khi đã mắc bệnh gout phải sử dụng những thực phẩm mà làm sao khi ăn vào không tạo ra nhiều axit uric. Cụ thể:

Dùng những thực phẩm như: ngũ cốc, khoai củ, trứng, sữa, phomát, các loại hạt, các loại rau củ không chua, các loại rau quả có tính chất lợi tiểu để tránh axit uric ứ đọng trong cơ thể.

Những bệnh nhân có cholesterrol máu cao không nên dùng quá 2 quả trứng/tuần.

Chất béo sử dụng là bơ, dầu thực vật.

Người bị gout có thể dùng thêm các loại thịt, cá tôm cua nhưng dùng với mức độ vừa phải và nên ăn thịt trắng.

Hạn chế các loại thịt đỏ như thịt thú rừng, thịt bò hoặc tôm, của hải sản có quá nhiều nhân burin, các loại phủ tạng động vật, cá mòi, cá trích, cá đóng hộp cũng nên thận trọng.

Các thực phẩm khác như măng tây, một số loại nấm, một số đồ uống như bia, rượu, nước trà, cà phê cũng nên hạn chế, lưu ý uống với mức độ vừa phải.

Đặc biệt, khi đã bị gout không nên ăn hoặc uống nước ép của các loại hoa quả chua như: bưởi, chanh, cam, khế… Vì trong môi trường axit đó khi dung nạp vào người càng làm cho cơ thể lắng đọng axit uric, khi đó bệnh gút càng dễ tái phát.

Để tăng đào thải axit uric thì bệnh nhân nên uống nhiều nước, các loại nước khoáng. Một ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước khoáng, thậm chí 2,5 lít nước khoáng chứa kiềm nếu bệnh nhân không thấy các bệnh về tim mạch.

Để phòng tránh bệnh gout đến từ đâu nên có chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng hóa thức ăn. Đặc biệt, khi liên hoan, tiệc tùng cũng nên phối hợp các món ăn đa dạng, không nên lạm dụng nhiều các thực phẩm có nhiều nhân burin khiến tăng axit uric như đã nói ở trên.

Với tình huống của bạn nếu chỉ căn cứ vào biểu hiện các khớp viêm sưng đỏ thì chưa thể kết luận là bạn bị bệnh gout, vì nhiều bệnh viêm khớp khác cũng có biểu hiện như vậy. Do đó bạn nên đi khám chuyên khoa xương khớp để được làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó có hướng chữa trị phù hợp.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.