Phải làm sao với các vấn đề liên quan đến bệnh sùi mào gà?


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Thông thường, sùi mào gà không đơn thuần là một bệnh lý mà nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khi mắc phải hoặc trước và sau chữa trị. Tuyển chọn câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bị sùi mào gà phải làm sao?


Câu hỏi bởi: NK

Chào bác sĩ!

Theo như bác sĩ Lê Huy Tuấn – Chuyên khoa Sản – Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội đã trả lời thắc mắc của tôi thì trong đó bác sĩ có nói sùi mào gà có thể lây qua đường không khí. Xin bác sĩ giải thích thêm về con đường này để tôi hiểu rõ hơn. Trong thời gian chữa trị sùi mào gà có được giặt quần áo chung 1 chậu với người khác không? Quần lót sau khi giặt sạch bằng nước rửa tay diệt khuẩn, phơi khô và đem ủi nóng lại thì có làm nhiễm sùi lại không? Tất cả quần jean, quần dài lúc nhiễm sùi mào gà có cần thay mới hết không? Thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, để nhận biết đã hết hoàn toàn hay chưa được tính từ thời gian không xuất hiện sùi mào gà nữa hay tính từ thời gian mới bắt đầu phát bệnh?

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Sùi mào gà sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở cả nam và nữ, do virus Human Papilloma (HPV) gây ra. Bệnh có tác động rất lớn đến sức khỏe con người cũng như xã hội nếu không được chữa trị. Chính vì vậy, quan tâm đến những biểu hiện của bệnh là cách tốt nhất để người bệnh có thể phát hiện sớm và chữa trị bệnh kịp thời.

Bệnh sùi mào gà chủ yếu lây nhiễm qua qua hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra bệnh còn lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường như sử dụng chung đồ lót, nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc truyền từ mẹ sang con qua đường sinh nở. Bệnh không lây truyền qua đường không khí. Do đó trong thời gian chữa trị để an toàn thì bạn không nên giặt quần áo chung. Sau khi nhiễm bệnh thì từ 2- 9 tháng mới có thể phát bệnh. Vì vậy phải sau 12 tháng mới chắc chắn biết đã hết hoàn toàn bệnh hay chưa. Bệnh hay tái phát do người bệnh chỉ chú trọng chữa bệnh cho mình mà không chú ý khuyên vợ (chồng) hoặc bạn tình đi khám và chữa trị song song. Vì bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh lâu, nếu không chú ý, khi chữa trị khỏi, lại quan hệ lại thì nguy cơ tái phát bệnh là điều không thể tránh khỏi.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bé bị sùi mào gà đã chữa trị bằng phương pháp xịt ni tơ lỏng, bôi thuốc, đốt điện nhưng không khỏi phải làm thế nào?


Câu hỏi bởi: Phuong vt

Chào bác sĩ.

Bé nhỏ nhà em bị sùi mào gà, đã chữa trị bằng phương pháp xịt ni tơ lỏng của Bệnh viện Da liễu, phương pháp bôi thuốc, phương pháp đốt điện nhưng sao vẫn không khỏi và cứ tái phát lại. Cho em hỏi có phương pháp nào tốt hơn nữa không ạ? Vì bé em nhỏ quá nên cho em hỏi có chỗ nào chữa trị cho bé nhỏ vậy không ạ?

Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Các phương pháp xịt ni tơ lỏng, đốt điện, bôi thuốc, sử dụng tia lade chỉ có tác dụng loại bỏ tổn thương chứ không trị tận gốc mầm bệnh nên bệnh thường hay tái phát. Việc chữa trị sùi mào gà cần phối hợp uống thuốc để ức chế sự phát triển của vi rút, nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch. Bạn có thể đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi hoặc Bệnh viện Nhi Trung ương, Nhi Đồng 1 hoặc Nhi Đồng 2.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!

Cách sử dụng thuốc khi bị sùi mào gà, nếu bị tái phát thì chữa như thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin chào bác sĩ.

Em năm nay 25 tuổi và vừa phát hiện bị sùi mào gà, em vừa mới đốt điện 1 lần. Bác sĩ cũng có kê đơn thuốc uống và Betadin rửa. Tuy nhiên em xem diễn đàn là đốt laser CO2 thì tác dụng triệt sùi tốt hơn đốt điện, em muốn hỏi nên dùng loại nào hơn vì bác sĩ hẹn em sau 2 tháng tái khám. Hơn nữa em biết việc điều trị sùi cần thời gian lâu dài, và em cũng cố điều dưỡng cơ thể để có sức đề kháng chống lại virus, nhưng 6 tháng sau em phải sang nước ngoài nửa năm để kết thúc khoá học mà tái phát lại thì em nên làm thế nào ạ. Bác sĩ giải đáp cho em ạ.

Em cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Việc lựa chọn phương pháp chữa trị phụ thuộc nhiều yếu tố như vị trí nốt sùi, kích thước nốt sùi, tình trạng sức khỏe chung, đáp ứng với chữa trị trước đó, các phương tiện chữa trị sẵn có…v.v. Phương pháp chữa trị bằng đốt laser CO2 không tốt hơn so với đốt điện

Em nên tái khám bác sĩ, bác sĩ khám trực tiếp cho em sẽ đưa ra lời khuyên về phương pháp chữa trị phù hợp nhất với tổn thương mà em có. Sau khi chữa trị em nên tiêm phòng Gardasil (nếu em là nữ giới). Nếu có tái phát em cần khám bác sĩ.

Chúc em mạnh khỏe.

Thuốc điều trị sùi mào gà?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Năm nay em 25 tuổi và em đã kết hôn được 2 năm chưa có con. Dạo gần đây dương vật của chồng em bị nổi 1 cục nhỏ như thịt dư, đi khám thì bác sĩ kết luận là chồng em bị sùi mào gà và đã đốt. Còn em thì có. Vậy bác sĩ cho em hỏi là vợ chồng em quan hệ 1 vợ 1 chồng thì sao lại bị sùi mào gà ạ. Và sau khi đốt xong thì bác sĩ cũng không cho thuốc uống hay bôi. Bác sĩ có thể giải đáp cho em thuốc gì để bôi hay uống được không ạ. Vì em thấy vết thương nó lâu lành.

Em cám ơn bác sĩ nhiều.

Bác sĩ Lê Huy Tuấn


Chào bạn!

Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus Human Papova (HPV) gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trực tiếp lên cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ, Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus Human Papova (HPV). Virus này thuộc nhóm virus DNA, có tính năng độc lập, chúng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh thông qua niêm mạc da.

Sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua 4 con đường sau:

Qua đường tình dục: đây là con đường trực tiếp và chủ yếu dẫn tới nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Những người có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ qua đường miệng, hậu môn với người đang nhiễm virus sùi mào gà đều dễ bị lây bệnh.

Qua tiếp xúc: những người có sức đề kháng yếu có thể lây bệnh qua việc tiếp xúc với các đồ dùng hằng ngày có chứa virus sùi mào gà.

Lây truyền từ mẹ sang con: người mẹ bị sùi mào gà khi sinh nở bằng đường âm đạo dễ lây nhiễm bệnh sang con.

Lây nhiễm qua đường máu: truyền và sử dụng máu của người bệnh, dùng chung bơm kim tiêm.

Không rõ chồng bạn khám ở đâu, đã làm các xét nghiệm chẩn đoán xác định không? Nếu chồng bạn nhiễm thì bạn cũng có khả năng bị rất cao vì thế bạn cần xem lại chẩn đoán này nhé. Bộ phận sinh dục nam bao gồm dương vật , bìu, tinh hoàn, túi tinh …vv.

Ở người Việt Nam trưởng thành khi dương vật cương cứng có chiều dài khoảng 11,8 cm, hình trụ tròn, đường kính khoảng 3 đến 2,5 cm. Tinh hoàn có hình bầu dục kích thước khoảng 2,5 – 3 cm x 3,5 – 4 cm.

Tinh hoàn có chức năng sản xuất ra tinh trùng và hoc mon sinh dục nam. Phần quy đầu có rất nhiều các nốt nhỏ như đầu kim hoặc đầu tăm tuy nhiên đó không phải là bệnh lý. Tốt nhất bạn hãy trao đổi cùng chồng đi khám lại nhé, hãy khám ở bệnh viện chuyên khoa Da liễu để có chẩn đoán chính xác .

Chúc bạn khỏe.

Bệnh sùi mào gà nên vệ sinh thế nào?


Câu hỏi bởi: hung

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 18 tuổi, là nam. Cháu có đọc trên diễn đàn về dấu hiệu cũng như sự nguy hiểm của bệnh. Làm phiền bác sĩ giải đáp cách vệ sinh chỗ bị bệnh ở nhà và cháu nên đến thăm khám ở bệnh viện nào có chuyên môn và phí trị liệu hợp lí ạ?

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Nếu cháu có bệnh sùi mào gà thì nên đến khám tại cơ sở có chuyên khoa Da liễu, cháu có thể khám tại bệnh viện Da liễu của địa phương (nếu có) hoặc tại khoa Da liễu bệnh viện Đa khoa của tỉnh nơi cháu sinh sống. Về vấn đề vệ sinh vùng kín có một số lưu ý như sau:

Vệ sinh vùng kín hàng ngày, nên dùng nước muối sinh lý rửa lại tổn thương sùi mào gà sau khi tắm.

Khi vệ sinh luôn chú ý giữ cho vùng sinh dục được khô ráo, tránh để vùng sinh dục bị ẩm ướt.

Trong khi vệ sinh chú ý nhẹ nhàng, tránh cào gãi, làm trầy xước tổn thương, dễ làm phát tán vi-rút.

Quần lót nên được giặt riêng với nước nóng và phơi khô.

Chúc em khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl