Hỏi Bác Sĩ -
Bệnh nhân thận hư cần có một chế độ ăn uống hiệu quả. Sau đây các chuyê gia dinh dưỡng sẽ làm rõ điều này.
Tư vấn dinh dưỡng bệnh hội chứng thận hư
Câu hỏi bởi: Vanthile
Chao bac sy. Bac sy tu van dinh duong Benh hoi Chung than hu xin Cam on
Bác sĩ Lê Thuận Linh
Chào bạn,
Hội chứng thận hư (HCTH) là hội chứng xuất hiện ở nhiều bệnh do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng bằng những dấu hiệu sau: Phù, Protein niệu cao, Protein máu giảm, Lipid máu tăng.
Khi mắc HCTH, bệnh nhân thường bị suy dinh dưỡng do thiếu protein – năng lượng do mất nhiều protein qua đường nước tiểu kèm theo chán ăn do giảm dịch ruột, phù gan và nội tạng. Ngoài ra ăn kém do cảm thấy căng trướng do bị cổ chướng.Tình trạng thiếu dinh dưỡng còn góp phần làm tăng tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong HCTH như: Viêm phúc mạc tiên phát, viêm phổi, viêm cơ, lao phổi… Cho nên ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn trong HCTH cũng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống lại các rối loạn về thành phần sinh hóa trong máu
Nguyên tắc dinh dưỡng bệnh hội chứng thận hư:
1. Cân nặng tính theo cân nặng bình thường trước khi bệnh
2. Năng lượng: đảm bảo đủ năng lượng từ 35-40kcal/kg/ngày
3. Đạm: chế độ ăn giàu chất đạm với lượng đạm /ngày = 1g/kg cân nặng + lượng đạm mất qua nước tiểu 24h ( trong kết quả đo đạm niệu 24h)
Ưu tiên đạm có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa (chiếm ⅔),⅓ là đạm thực vật từ các loại gạo, mì, đậu đỗ…
4. Chất béo: hạn chế chất béo (chiếm khoảng 15% năng lượng), không dùng các thực phẩm giàu cholesterol như óc, lòng, mỡ, bơ, phủ tạng động vật. Sử dụng dầu thực vật để chế biến.Nên lưa chọn các món hấp, luộc, hạn chế chiên xào.
5. Hạn chế muối <5g/ ngày( trong đó 3 g có sẵn trong thực phẩm, gia vị muối ăn < 2g/ngày
6. Lượng nước uống hàng ngày= lượng nước tiểu + 500ml
7. Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam…) có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng các gốc tự do – là những chất gây xơ hóa cầu thận, chóng dẫn đến suy thận. Trong những trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả.
Bạn có thể đến các phòng khám dinh dưỡng để có thực đơn cụ thể hơn.
Chúc bạn khỏe.
Tư vấn dinh dưỡng cho người mắc hội chứng thận hư
Câu hỏi bởi: Vanthile
Chao bac sy Chau dang dieu tri Benh hoi Chung than hu nho bac sy tu van cho Chau dinh duong cho Benh cua Chau sin Cam on
Bác sĩ Nguyễn Bách
Chào bạn
Tôi cung cấp một số lưu ý trong chế độ ăn dành cho người bị thận hư:
Chế độ ăn: giảm chất dầu mỡ, chất đạm ăn được như bt, ăn thêm nhiều rau quả khoai tây
Nước uống: Đo lương nước tiểu đi được ngày hôm trước. Uống lượng nước bằng lượng nước đi tiểu được ngày hôm trước +500ml để bù vào.
Nếu bệnh tiến triển tốt hoặc khỏi hẳn, bạn có thể dần quay lại ăn uống như bình thường.
Chúc bạn sức khỏe!
Cơ thể bị phù do hội chứng thận hư, chế độ ăn cần bổ sung gì?
Câu hỏi bởi: Ng. Văn Lu
Thưa bác sĩ.
Em bị hội chứng thận hư không đáp ứng Pred. Bác sĩ cho em dùng soli-medon nhưng hiện tại bị phù và bụng to. Dương vật sưng và mặt tròn Cushing. Em ăn nhạt hoàn toàn hơn 3 tháng rồi. Thưa bác sĩ bệnh em có thể chữa khỏi không ạ? Và chế độ ăn cần bổ sung gì ạ? 2 năm trước có chữa mụn trứng cá 4 tháng.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn!
Hội chứng thận hư là tình trạng bệnh lý ở 2 thận gây tiểu nhiều đạm làm bệnh nhân phù toàn thân. Do mất đạm qua nước tiểu nên bệnh nhân có thể có thêm nhiều biến chứng khác đi kèm như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đạm máu giảm, nhiễm trùng…
Nguyên nhân của hội chứng thận hư có thể do bệnh lý tại thận hoặc do các bệnh lý khác như hội chứng thận hư do viêm gan siêu vi B, C, do Lupus, do đái tháo đường, do ung thư, do thuốc, ong đốt…, và có thể không rõ nguyên nhân.
Điều trị hội chứng thận hư tùy thuộc vào nguyên nhân nếu có, mức độ nặng của bệnh và các biến chứng đi kèm. Nếu khộng tìm ra nguyên nhân nào cả, có thể tạm xem như là hội chứng thận hư nguyên phát và điều trị bằng Corticoid (Prednisone hoặc Methylprednisolone) liều cao, kéo dài.
Thời gian điều trị thuốc sẽ chia thành 2 giai đoạn tấn công cho đến khi đạt hiệu quả hết tiểu đạm, trung bình thời gian này khoảng 6-12 tuần. Sau đó giảm liều thuốc và duy trì. Thời gian giảm liều thuốc có thể 3-5 tháng. Nếu bệnh không đáp ứng với thuốc trên, bệnh nhân sẽ được chuyển đổi sang thuốc độc tế bào.
Trường hợp của bạn do không có đủ thông tin về trị số huyết áp, các chỉ số xét nghiệm về đạm niệu, đạm máu, chức năng thận, mỡ máu… nên bác sĩ khó có thể tư vấn cụ thể hơn cho bạn, bạn nên khám theo dõi ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị thích hợp.
Về chế độ ăn hiện tại do còn phù nhiều thì bạn nên ăn nhạt tối đa, không chấm thêm nước mắm, nước tương. Ăn đạm khoảng 200g thịt, cá mỗi ngày. Nếu có suy thận, cần hạn chế đạm. Không ăn mỡ động vật, tránh thức ăn quay, chiên ngay cả bằng dầu thực vật. Có thể uống thêm sữa tách bơ (sữa gầy) để bổ sung canxi, đạm.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị hội chứng thận hư nên kiêng ăn mặn phải không?
Câu hỏi bởi: Đình Thống
Chào bác sĩ.
Đầu năm 2012 em bị phù, tăng 3kg, đi khám bác sĩ bệnh viện tỉnh kết luận em bị hội chứng thận hư. Do protein trong nước tiểu trên 3g/24h, albumin 21, creatinin và ure trong mức bình thường. Em điều trị 2 tuần tại viện (chỉ sau 5 ngày em đã hết phù).
Sau 2 tuần, xét nghiệm protein niệu âm tính, bác sĩ cho em ra viện điều trị ngoại trú.
Em hỏi bác sĩ điều trị có kiêng ăn mặn không thì bác sĩ nói không cần, bảo bệnh của em không sao, uống thuốc 3- 4 tháng sẽ khỏi hẳn, nhưng em vẫn thấy lo.
Vậy em thuộc thể bệnh nào ạ? Mong bác sĩ tư vấn.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào em Thống.
Bác sĩ rất mừng vì bệnh em đã đáp ứng tốt với điều trị. Hội chứng thận hư với sang thương tối thiểu thường cho kết quả điều trị tốt.
Để xác định thuộc thể nào cần sinh thiết thận. Sau khi ngưng điều trị em cần được theo dõi về đạm niệu trong nước tiểu theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị do bác sĩ có thể cho một số thuốc như lợi tiểu gây mất nước và muối, nên dặn em không cần kiêng ăn mặn. Một số trường hợp vì kiêng muối quá mức kéo dài, gây giảm lượng Na nên phải truyền thêm Natri Clorua. Em chỉ cần ăn nêm vừa phải, không quá mặn là được (không chấm thêm nước chấm).
Bác sĩ điều trị là người nắm rõ bệnh của em nhất, em nên tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ nhé.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bé bị hội chứng thận hư nên ăn uống thế nào?
Câu hỏi bởi: Hồng Phượng
Thưa bác sĩ!
Con trai cháu năm nay 3,5 tuổi nặng 18kg. Bé mới bị phát hiện hội chứng thận hư. Bác sĩ đã cho uống Solupred 20mg ngày 2 lần + 1 viên canxi D 300mg chia 2 lần. Bác cũng có dặn dò là kiêng muối hoàn toàn, ngoài ra không phải kiêng khem gì nữa. Cháu có đọc trên internet về dinh dưỡng cho những người bị hội chứng thận hư, thấy có nói là hạn chế ăn chuối, cam…
Bác sĩ có thể cho cháu biết, với tình trạng bệnh của bé nhà cháu thì bác có thể cho cháu lời khuyên về dinh dưỡng cho bé được không ạ? Cháu mong nhận được hồi âm sớm của bác sĩ.
Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Chào cháu!
Hội chứng thận hư ở trẻ em là một trong 3 bệnh thường gặp ở trẻ em, hội chứng thận hư là tình trạng thận để mất chất đạm qua nước tiểu, nhưng các chức năng khác của thận vẫn còn được đảm bảo (nếu không suy thận), đa số bệnh đáp ứng với Corticoid, thường diễn tiến mãn tính với các đợt tái phát, nhưng hiếm khi dẫn đến suy thận mãn.
Chế độ ăn của người bệnh hội chứng thận hư còn tuỳ thuộc vào biểu hiện của bệnh (phù, số lượng nước tiểu, xét nghiệm máu và nước tiểu). Nói chung, chế độ ăn uống cũng góp phần vào việc điều trị bệnh.
Trường hợp của bé đang trong giai đoạn cấp, nước tiểu có nhiều đạm và máu, xét nghiệm máu có rối loạn chuyển hoá mỡ, kali bình thường… nên chế độ ăn của bé cháu cần chú ý:
Cần được cung cấp nhiều đạm (2/3 đạm động vật, 1/3 đạm thực vật) để bù lại lượng đạm mất qua nước tiểu, nên chọn thịt nạc.
Do có rối loạn chuyển hoá lipid máu, tăng cholesterol nên cần hạn chế chất béo, tốt nhất nên sử dụng dầu thực vật và hạn chế bộ đồ lòng như tim, gan, cật, não, trứng…
Ăn lạt hoàn toàn trong giai đoạn này.
Dùng nhiều thực phẩm có chứa beta caroten, vitamin A, vitamin C (các loại rau xanh,đu đủ, cà rốt, cam, xoài, chuối đều được), xét nghiệm kali máu của bé bình thường nên không nhất thiết phải kiêng chuối, cam.
Bác sĩ chúc bé nhanh chóng đáp ứng với thuốc điều trị!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bệnh nhân thận hư cần có một chế độ ăn uống hiệu quả. Sau đây các chuyê gia dinh dưỡng sẽ làm rõ điều này.
Tư vấn dinh dưỡng bệnh hội chứng thận hư
Câu hỏi bởi: Vanthile
Chao bac sy. Bac sy tu van dinh duong Benh hoi Chung than hu xin Cam on
Bác sĩ Lê Thuận Linh
Chào bạn,
Hội chứng thận hư (HCTH) là hội chứng xuất hiện ở nhiều bệnh do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng bằng những dấu hiệu sau: Phù, Protein niệu cao, Protein máu giảm, Lipid máu tăng.
Khi mắc HCTH, bệnh nhân thường bị suy dinh dưỡng do thiếu protein – năng lượng do mất nhiều protein qua đường nước tiểu kèm theo chán ăn do giảm dịch ruột, phù gan và nội tạng. Ngoài ra ăn kém do cảm thấy căng trướng do bị cổ chướng.Tình trạng thiếu dinh dưỡng còn góp phần làm tăng tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong HCTH như: Viêm phúc mạc tiên phát, viêm phổi, viêm cơ, lao phổi… Cho nên ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn trong HCTH cũng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống lại các rối loạn về thành phần sinh hóa trong máu
Nguyên tắc dinh dưỡng bệnh hội chứng thận hư:
1. Cân nặng tính theo cân nặng bình thường trước khi bệnh
2. Năng lượng: đảm bảo đủ năng lượng từ 35-40kcal/kg/ngày
3. Đạm: chế độ ăn giàu chất đạm với lượng đạm /ngày = 1g/kg cân nặng + lượng đạm mất qua nước tiểu 24h ( trong kết quả đo đạm niệu 24h)
Ưu tiên đạm có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa (chiếm ⅔),⅓ là đạm thực vật từ các loại gạo, mì, đậu đỗ…
4. Chất béo: hạn chế chất béo (chiếm khoảng 15% năng lượng), không dùng các thực phẩm giàu cholesterol như óc, lòng, mỡ, bơ, phủ tạng động vật. Sử dụng dầu thực vật để chế biến.Nên lưa chọn các món hấp, luộc, hạn chế chiên xào.
5. Hạn chế muối <5g/ ngày( trong đó 3 g có sẵn trong thực phẩm, gia vị muối ăn < 2g/ngày
6. Lượng nước uống hàng ngày= lượng nước tiểu + 500ml
7. Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam…) có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng các gốc tự do – là những chất gây xơ hóa cầu thận, chóng dẫn đến suy thận. Trong những trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả.
Bạn có thể đến các phòng khám dinh dưỡng để có thực đơn cụ thể hơn.
Chúc bạn khỏe.
Tư vấn dinh dưỡng cho người mắc hội chứng thận hư
Câu hỏi bởi: Vanthile
Chao bac sy Chau dang dieu tri Benh hoi Chung than hu nho bac sy tu van cho Chau dinh duong cho Benh cua Chau sin Cam on
Bác sĩ Nguyễn Bách
Chào bạn
Tôi cung cấp một số lưu ý trong chế độ ăn dành cho người bị thận hư:
Chế độ ăn: giảm chất dầu mỡ, chất đạm ăn được như bt, ăn thêm nhiều rau quả khoai tây
Nước uống: Đo lương nước tiểu đi được ngày hôm trước. Uống lượng nước bằng lượng nước đi tiểu được ngày hôm trước +500ml để bù vào.
Nếu bệnh tiến triển tốt hoặc khỏi hẳn, bạn có thể dần quay lại ăn uống như bình thường.
Chúc bạn sức khỏe!
Cơ thể bị phù do hội chứng thận hư, chế độ ăn cần bổ sung gì?
Câu hỏi bởi: Ng. Văn Lu
Thưa bác sĩ.
Em bị hội chứng thận hư không đáp ứng Pred. Bác sĩ cho em dùng soli-medon nhưng hiện tại bị phù và bụng to. Dương vật sưng và mặt tròn Cushing. Em ăn nhạt hoàn toàn hơn 3 tháng rồi. Thưa bác sĩ bệnh em có thể chữa khỏi không ạ? Và chế độ ăn cần bổ sung gì ạ? 2 năm trước có chữa mụn trứng cá 4 tháng.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn!
Hội chứng thận hư là tình trạng bệnh lý ở 2 thận gây tiểu nhiều đạm làm bệnh nhân phù toàn thân. Do mất đạm qua nước tiểu nên bệnh nhân có thể có thêm nhiều biến chứng khác đi kèm như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đạm máu giảm, nhiễm trùng…
Nguyên nhân của hội chứng thận hư có thể do bệnh lý tại thận hoặc do các bệnh lý khác như hội chứng thận hư do viêm gan siêu vi B, C, do Lupus, do đái tháo đường, do ung thư, do thuốc, ong đốt…, và có thể không rõ nguyên nhân.
Điều trị hội chứng thận hư tùy thuộc vào nguyên nhân nếu có, mức độ nặng của bệnh và các biến chứng đi kèm. Nếu khộng tìm ra nguyên nhân nào cả, có thể tạm xem như là hội chứng thận hư nguyên phát và điều trị bằng Corticoid (Prednisone hoặc Methylprednisolone) liều cao, kéo dài.
Thời gian điều trị thuốc sẽ chia thành 2 giai đoạn tấn công cho đến khi đạt hiệu quả hết tiểu đạm, trung bình thời gian này khoảng 6-12 tuần. Sau đó giảm liều thuốc và duy trì. Thời gian giảm liều thuốc có thể 3-5 tháng. Nếu bệnh không đáp ứng với thuốc trên, bệnh nhân sẽ được chuyển đổi sang thuốc độc tế bào.
Trường hợp của bạn do không có đủ thông tin về trị số huyết áp, các chỉ số xét nghiệm về đạm niệu, đạm máu, chức năng thận, mỡ máu… nên bác sĩ khó có thể tư vấn cụ thể hơn cho bạn, bạn nên khám theo dõi ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị thích hợp.
Về chế độ ăn hiện tại do còn phù nhiều thì bạn nên ăn nhạt tối đa, không chấm thêm nước mắm, nước tương. Ăn đạm khoảng 200g thịt, cá mỗi ngày. Nếu có suy thận, cần hạn chế đạm. Không ăn mỡ động vật, tránh thức ăn quay, chiên ngay cả bằng dầu thực vật. Có thể uống thêm sữa tách bơ (sữa gầy) để bổ sung canxi, đạm.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị hội chứng thận hư nên kiêng ăn mặn phải không?
Câu hỏi bởi: Đình Thống
Chào bác sĩ.
Đầu năm 2012 em bị phù, tăng 3kg, đi khám bác sĩ bệnh viện tỉnh kết luận em bị hội chứng thận hư. Do protein trong nước tiểu trên 3g/24h, albumin 21, creatinin và ure trong mức bình thường. Em điều trị 2 tuần tại viện (chỉ sau 5 ngày em đã hết phù).
Sau 2 tuần, xét nghiệm protein niệu âm tính, bác sĩ cho em ra viện điều trị ngoại trú.
Em hỏi bác sĩ điều trị có kiêng ăn mặn không thì bác sĩ nói không cần, bảo bệnh của em không sao, uống thuốc 3- 4 tháng sẽ khỏi hẳn, nhưng em vẫn thấy lo.
Vậy em thuộc thể bệnh nào ạ? Mong bác sĩ tư vấn.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào em Thống.
Bác sĩ rất mừng vì bệnh em đã đáp ứng tốt với điều trị. Hội chứng thận hư với sang thương tối thiểu thường cho kết quả điều trị tốt.
Để xác định thuộc thể nào cần sinh thiết thận. Sau khi ngưng điều trị em cần được theo dõi về đạm niệu trong nước tiểu theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị do bác sĩ có thể cho một số thuốc như lợi tiểu gây mất nước và muối, nên dặn em không cần kiêng ăn mặn. Một số trường hợp vì kiêng muối quá mức kéo dài, gây giảm lượng Na nên phải truyền thêm Natri Clorua. Em chỉ cần ăn nêm vừa phải, không quá mặn là được (không chấm thêm nước chấm).
Bác sĩ điều trị là người nắm rõ bệnh của em nhất, em nên tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ nhé.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bé bị hội chứng thận hư nên ăn uống thế nào?
Câu hỏi bởi: Hồng Phượng
Thưa bác sĩ!
Con trai cháu năm nay 3,5 tuổi nặng 18kg. Bé mới bị phát hiện hội chứng thận hư. Bác sĩ đã cho uống Solupred 20mg ngày 2 lần + 1 viên canxi D 300mg chia 2 lần. Bác cũng có dặn dò là kiêng muối hoàn toàn, ngoài ra không phải kiêng khem gì nữa. Cháu có đọc trên internet về dinh dưỡng cho những người bị hội chứng thận hư, thấy có nói là hạn chế ăn chuối, cam…
Bác sĩ có thể cho cháu biết, với tình trạng bệnh của bé nhà cháu thì bác có thể cho cháu lời khuyên về dinh dưỡng cho bé được không ạ? Cháu mong nhận được hồi âm sớm của bác sĩ.
Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Chào cháu!
Hội chứng thận hư ở trẻ em là một trong 3 bệnh thường gặp ở trẻ em, hội chứng thận hư là tình trạng thận để mất chất đạm qua nước tiểu, nhưng các chức năng khác của thận vẫn còn được đảm bảo (nếu không suy thận), đa số bệnh đáp ứng với Corticoid, thường diễn tiến mãn tính với các đợt tái phát, nhưng hiếm khi dẫn đến suy thận mãn.
Chế độ ăn của người bệnh hội chứng thận hư còn tuỳ thuộc vào biểu hiện của bệnh (phù, số lượng nước tiểu, xét nghiệm máu và nước tiểu). Nói chung, chế độ ăn uống cũng góp phần vào việc điều trị bệnh.
Trường hợp của bé đang trong giai đoạn cấp, nước tiểu có nhiều đạm và máu, xét nghiệm máu có rối loạn chuyển hoá mỡ, kali bình thường… nên chế độ ăn của bé cháu cần chú ý:
Cần được cung cấp nhiều đạm (2/3 đạm động vật, 1/3 đạm thực vật) để bù lại lượng đạm mất qua nước tiểu, nên chọn thịt nạc.
Do có rối loạn chuyển hoá lipid máu, tăng cholesterol nên cần hạn chế chất béo, tốt nhất nên sử dụng dầu thực vật và hạn chế bộ đồ lòng như tim, gan, cật, não, trứng…
Ăn lạt hoàn toàn trong giai đoạn này.
Dùng nhiều thực phẩm có chứa beta caroten, vitamin A, vitamin C (các loại rau xanh,đu đủ, cà rốt, cam, xoài, chuối đều được), xét nghiệm kali máu của bé bình thường nên không nhất thiết phải kiêng chuối, cam.
Bác sĩ chúc bé nhanh chóng đáp ứng với thuốc điều trị!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare