Hỏi Bác Sĩ -
Trong nhiều trường hợp chúng ta chỉ đau hàm trên hoặc hàm dưới của răng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng kỳ lạ này qua các câu hỏi sau đây nhé.
Đau cơ hàm trên, cảm giác cả hàm răng trên như muốn rụng là làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Dạ thưa bác sĩ người thân của em năm nay 31 tuổi là nữ giới. Hai hôm nay em ấy bị đau cơ hàm ở trên (đau có thể chịu được nhưng khó chịu) chỉ muốn ấn lưỡi lên cho đỡ đau và cảm giác như cả hàm răng trên như muốn rụng hết ra vậy. Lấy tay gõ vào răng thấy dễ chịu hơn và muốn được cắn những vật cứng để chạm vào hàm trên thì thấy thích. Bác sĩ ơi đấy là triệu chứng của bệnh gì ạ và cách điều trị như thế nào ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Triệu chứng mà bạn mô tả khá mơ hồ, ngoài ra tôi không biết ngoài biểu hiện này ra người thân của bạn còn có các dấu hiệu khác kèm theo hay không? Ví dụ như sốt, đau đầu, mất ngủ… nên thật khó để đưa ra nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, người nhà bạn có thể bị viêm xoang hàm cấp.
Viêm xoang hàm cấp: Nguyên nhân thường do viêm quanh răng hàm lớn có mủ, do viêm tủy răng hoại thư hoặc do tai nạn nhổ răng đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào xoang. Bệnh nhân thường sốt cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã. Đặc biệt là cơn đau, đau từng cơn lan rộng cả hàm trên, mắt, thái dương, trán. Đau tăng khi cử động mạnh hoặc khi người bệnh cúi đầu, đôi khi lan đến các răng hàm trên, chạm vào răng bệnh thấy rất đau, ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng hơn. Dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng sau trở thành nhày mủ, mủ có mùi thối.
Bạn nên đưa người nhà đi khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để tìm ra nguyên nhân chính xác và chữa trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn và gia đình sống khỏe!
Đau cơ hàm trên, cảm giác cả hàm răng trên như muốn rụng là làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Dạ thưa bác sĩ người thân của em năm nay 31 tuổi là nữ giới. Hai hôm nay em ấy bị đau cơ hàm ở trên (đau có thể chịu được nhưng khó chịu) chỉ muốn ấn lưỡi lên cho đỡ đau và cảm giác như cả hàm răng trên như muốn rụng hết ra vậy. Lấy tay gõ vào răng thấy dễ chịu hơn và muốn được cắn những vật cứng để chạm vào hàm trên thì thấy thích. Bác sĩ ơi đấy là triệu chứng của bệnh gì ạ và cách điều trị như thế nào ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Triệu chứng mà bạn mô tả khá mơ hồ, ngoài ra tôi không biết ngoài biểu hiện này ra người thân của bạn còn có các dấu hiệu khác kèm theo hay không? Ví dụ như sốt, đau đầu, mất ngủ… nên thật khó để đưa ra nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, người nhà bạn có thể bị viêm xoang hàm cấp.
Viêm xoang hàm cấp: Nguyên nhân thường do viêm quanh răng hàm lớn có mủ, do viêm tủy răng hoại thư hoặc do tai nạn nhổ răng đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào xoang. Bệnh nhân thường sốt cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã. Đặc biệt là cơn đau, đau từng cơn lan rộng cả hàm trên, mắt, thái dương, trán. Đau tăng khi cử động mạnh hoặc khi người bệnh cúi đầu, đôi khi lan đến các răng hàm trên, chạm vào răng bệnh thấy rất đau, ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng hơn. Dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng sau trở thành nhày mủ, mủ có mùi thối.
Bạn nên đưa người nhà đi khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để tìm ra nguyên nhân chính xác và chữa trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn và gia đình sống khỏe!
Đau hàm dưới, dí tay thấy nổi cục và đau, không ngáp được là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: trần thị nga
Chào bác sĩ.
Năm nay em 37 tuổi hiện tại em bị đau hàm dưới bên tay phải khi dí tay em thấy nổi cục và đau, khi nuốt cũng đau, bình thường thì vẫn há được miệng nhưng ngáp thì không ngáp được, em đã uống khá nhiều thuốc của bác sĩ ở quê em. Bác sĩ thứ nhất bảo em bị viêm góc hàm, bác sĩ thứ 2 bảo em bị viêm amidan, bác thứ 3 bảo em bị quai bị, em đã dùng thuốc và chữa kèm quai bị nhưng vẫn chưa khỏi. Vậy mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em xin trân thành cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn năm nay 37 tuổi, hiện tại bạn bị đau hàm dưới bên tay phải, khi dí tay bạn thấy nổi cục và đau, khi nuốt cũng đau, bình thường thì vẫn há được miệng nhưng ngáp thì không ngáp được. Bạn đã uống khá nhiều thuốc của bác sĩ nhưng không đỡ. Với các biểu hiện này thì chẩn đoán viêm góc hàm hay viêm amidan đều chưa được chắc chắn. Hơn nữa bạn đã chữa trị thử theo các chẩn đoán này nhưng bệnh đều không đỡ nên bạn cần xem lại bệnh. Theo như các biểu hiện bạn mô tả thì đó có thể là biểu hiện của bệnh viêm thoái hóa khớp thái dương hàm thứ phát.
Viêm thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm thường gặp sau chấn thương mãn tính hoặc sau hội chứng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm. Hội chứng này thường gặp ở nữ giới từ 20 đến 40 tuổi. Nguyên nhân rất phức tạp, bao gồm các bệnh lý liên quan đến hệ thống nhai như hệ cơ, dây chằng, xương (xương hàm trên, dưới và xương thái dương), răng và khớp thái dương hàm. Trạng thái stress thường xuyên, tật nghiến răng, nhai kẹo cao su cũng là những lí do phối hợp.
Nếu hội chứng trên tồn tại dai dẳng thì hậu quả sẽ dẫn đến tình trạng viêm, thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm. Thường khớp thái dương hàm bị tổn thương một bên, đây là biểu hiện quan trọng để phân biệt với thoái hóa nguyên phát khớp thái dương hàm thường gặp ở cả hai bên.
Điều trị tùy theo từng tình huống cụ thể mà có thể lựa chọn dùng liệu pháp tâm lý, phục hồi chức năng hỗ trợ (đeo máng cắn), uống thuốc hay phẫu thuật; có khi cần phối hợp tất cả các biện pháp trên.
Thuốc chữa trị bao gồm thuốc an thần giải lo âu như Diazepam, Dogmatil; giãn cơ như Mydocalm, Myonal; thuốc chống viêm không corticoid như Aspirin, Diclofenac… đường toàn thân. Corticoid tiêm tại chỗ khớp thái dương hàm làm giảm đau khá tốt. Việc phối hợp chữa trị với các chuyên khoa răng hàm mặt, tâm thần là cần thiết.
Lưu ý là phòng và chữa trị tích cực hội chứng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm là biện pháp phòng hiệu quả bệnh viêm thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm. Ngoài ra bạn, nên áp dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp cơ, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại. Cần ăn các loại thức ăn mềm, nhuyễn. Bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để xác định lí do và chữa trị theo lí do gây bệnh đặc biệt là các lí do gây ra stress.
Đối với các răng mọc chen chúc, thưa hay lệch lạc làm sai khớp cắn là nguy cơ tiềm tàng đối với những rối loạn ở khớp thái dương hàm, do đó cần có biện pháp chỉnh hình răng để tái tạo khớp cắn tốt nhất. Trong tình huống bạn nếu bị mất răng, cần phải phục hình răng để giữ khớp cắn ổn định Nếu buổi sáng thức dậy bạn hay thấy đau, mỏi cơ hàm hoặc khi đang làm việc cũng gặp những biểu hiện tương tự thì có thể do công việc căng thẳng làm bạn cắn chặt hoặc nghiến răng. Có thể chữa trị bằng máng nhai hoặc hỗ trợ bằng vật lý trị liệu như: siêu âm, massage.
Trong thời gian chữa trị bệnh (hoặc khi đã chữa trị xong), cần phải hạn chế ăn thức ăn quá cứng hay quá dai. Chú ý tránh những thói quen không tốt như nghiến răng, cắn chặt răng, cắn móng tay hay đồ vật khác. Chườm ấm ở những vùng đau. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao kết hợp với vui chơi thư giản để tránh stress trong cuộc sống.
Chúc bạn chóng khỏe!
Bị đau hàm dưới bên phải là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: thuong
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, cháu bị đau bên hàm dưới gần cuối ở bên phải ạ. Cháu bị đau cũng khá lâu rồi. Đó là bệnh gì ạ?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào cháu!
Cháu bị đau ở góc hàm dưới phải, nếu bị đau ở phần xương cứng thì nghĩ nhiều tới lí do do bệnh lý của răng như: sâu răng, mọc răng số 8 (răng mọc lệch), nhiễm trùng tủy răng…Ngoài lí do do bệnh lý của răng, còn có thể gặp lí do khác là đau dây thần kinh số 5. Nếu cháu bị đau ở phần mềm thì có thể đau do hạch góc hàm sưng to mà lí do thường là do viêm nhiễm ở vùng hàm mặt lân cận (như: mụn trứng cá, viêm họng,…) hoặc có thể đau do viêm lợi gây sưng nề phần mềm xung quanh. Ngoài ra còn có thể đau do môt số lí do khác như: khi há miệng to quá mức làm giãn dây chằng và gây đau hoặc có thể đau do chấn thương… Vì vậy, cháu cần đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ trực tiếp khám, tìm lí do và chữa trị cho cháu.
Chúc cháu khỏe!
Đau hàm dưới có phải là mọc răng khôn không?
Câu hỏi bởi: Đạo
Thưa bác sĩ.
2 hôm trước em có bị đau răng ở chiếc răng sâu nhưng chỉ còn chân răng em bị đau ở lợi cảm giác rất khó chịu. Rồi cả đêm không ngủ được. Sáng hôm sau một bên mặt em sưng húp không mở được miệng rộng ăn uống rất chậm chạp. Bác sĩ cho em hỏi có phải là em mọc răng khôn không ạ? Em thấy nổi cục hạch ở hàm dưới sờ vào là đau. Từ hôm nay đến nay em thấy nó bé đi dần rồi nhưng em vẫn lo lắng không biết mình có bị bệnh gì không hay là do mọc răng khôn, em thấy ai cũng bảo em mọc răng mà em không rõ?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em.
Hàm răng người trường thành có 28 chiếc răng, nhưng đến độ tuổi từ 18 – 25 sẽ có thêm bốn chiếc răng hàm mọc nữa. Hai chiếc ở hàm trên, hai chiếc ở hàm dưới, những chiếc răng này là răng khôn. Khi mọc răng khôn bệnh nhân thường có cảm giác đau, gọi là đau răng khôn. Trường hợp của em, ngoài khả năng đau do mọc răng khôn còn có thể là bị đau do sâu răng gây viêm tủy răng. Nếu tình trạng không đỡ em cần đi kiểm tra để chữa trị nếu cần.
Chúc em mạnh khỏe.
Trong nhiều trường hợp chúng ta chỉ đau hàm trên hoặc hàm dưới của răng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng kỳ lạ này qua các câu hỏi sau đây nhé.
Đau cơ hàm trên, cảm giác cả hàm răng trên như muốn rụng là làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Dạ thưa bác sĩ người thân của em năm nay 31 tuổi là nữ giới. Hai hôm nay em ấy bị đau cơ hàm ở trên (đau có thể chịu được nhưng khó chịu) chỉ muốn ấn lưỡi lên cho đỡ đau và cảm giác như cả hàm răng trên như muốn rụng hết ra vậy. Lấy tay gõ vào răng thấy dễ chịu hơn và muốn được cắn những vật cứng để chạm vào hàm trên thì thấy thích. Bác sĩ ơi đấy là triệu chứng của bệnh gì ạ và cách điều trị như thế nào ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Triệu chứng mà bạn mô tả khá mơ hồ, ngoài ra tôi không biết ngoài biểu hiện này ra người thân của bạn còn có các dấu hiệu khác kèm theo hay không? Ví dụ như sốt, đau đầu, mất ngủ… nên thật khó để đưa ra nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, người nhà bạn có thể bị viêm xoang hàm cấp.
Viêm xoang hàm cấp: Nguyên nhân thường do viêm quanh răng hàm lớn có mủ, do viêm tủy răng hoại thư hoặc do tai nạn nhổ răng đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào xoang. Bệnh nhân thường sốt cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã. Đặc biệt là cơn đau, đau từng cơn lan rộng cả hàm trên, mắt, thái dương, trán. Đau tăng khi cử động mạnh hoặc khi người bệnh cúi đầu, đôi khi lan đến các răng hàm trên, chạm vào răng bệnh thấy rất đau, ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng hơn. Dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng sau trở thành nhày mủ, mủ có mùi thối.
Bạn nên đưa người nhà đi khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để tìm ra nguyên nhân chính xác và chữa trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn và gia đình sống khỏe!
Đau cơ hàm trên, cảm giác cả hàm răng trên như muốn rụng là làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Dạ thưa bác sĩ người thân của em năm nay 31 tuổi là nữ giới. Hai hôm nay em ấy bị đau cơ hàm ở trên (đau có thể chịu được nhưng khó chịu) chỉ muốn ấn lưỡi lên cho đỡ đau và cảm giác như cả hàm răng trên như muốn rụng hết ra vậy. Lấy tay gõ vào răng thấy dễ chịu hơn và muốn được cắn những vật cứng để chạm vào hàm trên thì thấy thích. Bác sĩ ơi đấy là triệu chứng của bệnh gì ạ và cách điều trị như thế nào ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Triệu chứng mà bạn mô tả khá mơ hồ, ngoài ra tôi không biết ngoài biểu hiện này ra người thân của bạn còn có các dấu hiệu khác kèm theo hay không? Ví dụ như sốt, đau đầu, mất ngủ… nên thật khó để đưa ra nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, người nhà bạn có thể bị viêm xoang hàm cấp.
Viêm xoang hàm cấp: Nguyên nhân thường do viêm quanh răng hàm lớn có mủ, do viêm tủy răng hoại thư hoặc do tai nạn nhổ răng đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào xoang. Bệnh nhân thường sốt cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã. Đặc biệt là cơn đau, đau từng cơn lan rộng cả hàm trên, mắt, thái dương, trán. Đau tăng khi cử động mạnh hoặc khi người bệnh cúi đầu, đôi khi lan đến các răng hàm trên, chạm vào răng bệnh thấy rất đau, ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng hơn. Dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng sau trở thành nhày mủ, mủ có mùi thối.
Bạn nên đưa người nhà đi khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để tìm ra nguyên nhân chính xác và chữa trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn và gia đình sống khỏe!
Đau hàm dưới, dí tay thấy nổi cục và đau, không ngáp được là bị làm sao?
Câu hỏi bởi: trần thị nga
Chào bác sĩ.
Năm nay em 37 tuổi hiện tại em bị đau hàm dưới bên tay phải khi dí tay em thấy nổi cục và đau, khi nuốt cũng đau, bình thường thì vẫn há được miệng nhưng ngáp thì không ngáp được, em đã uống khá nhiều thuốc của bác sĩ ở quê em. Bác sĩ thứ nhất bảo em bị viêm góc hàm, bác sĩ thứ 2 bảo em bị viêm amidan, bác thứ 3 bảo em bị quai bị, em đã dùng thuốc và chữa kèm quai bị nhưng vẫn chưa khỏi. Vậy mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em xin trân thành cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn năm nay 37 tuổi, hiện tại bạn bị đau hàm dưới bên tay phải, khi dí tay bạn thấy nổi cục và đau, khi nuốt cũng đau, bình thường thì vẫn há được miệng nhưng ngáp thì không ngáp được. Bạn đã uống khá nhiều thuốc của bác sĩ nhưng không đỡ. Với các biểu hiện này thì chẩn đoán viêm góc hàm hay viêm amidan đều chưa được chắc chắn. Hơn nữa bạn đã chữa trị thử theo các chẩn đoán này nhưng bệnh đều không đỡ nên bạn cần xem lại bệnh. Theo như các biểu hiện bạn mô tả thì đó có thể là biểu hiện của bệnh viêm thoái hóa khớp thái dương hàm thứ phát.
Viêm thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm thường gặp sau chấn thương mãn tính hoặc sau hội chứng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm. Hội chứng này thường gặp ở nữ giới từ 20 đến 40 tuổi. Nguyên nhân rất phức tạp, bao gồm các bệnh lý liên quan đến hệ thống nhai như hệ cơ, dây chằng, xương (xương hàm trên, dưới và xương thái dương), răng và khớp thái dương hàm. Trạng thái stress thường xuyên, tật nghiến răng, nhai kẹo cao su cũng là những lí do phối hợp.
Nếu hội chứng trên tồn tại dai dẳng thì hậu quả sẽ dẫn đến tình trạng viêm, thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm. Thường khớp thái dương hàm bị tổn thương một bên, đây là biểu hiện quan trọng để phân biệt với thoái hóa nguyên phát khớp thái dương hàm thường gặp ở cả hai bên.
Điều trị tùy theo từng tình huống cụ thể mà có thể lựa chọn dùng liệu pháp tâm lý, phục hồi chức năng hỗ trợ (đeo máng cắn), uống thuốc hay phẫu thuật; có khi cần phối hợp tất cả các biện pháp trên.
Thuốc chữa trị bao gồm thuốc an thần giải lo âu như Diazepam, Dogmatil; giãn cơ như Mydocalm, Myonal; thuốc chống viêm không corticoid như Aspirin, Diclofenac… đường toàn thân. Corticoid tiêm tại chỗ khớp thái dương hàm làm giảm đau khá tốt. Việc phối hợp chữa trị với các chuyên khoa răng hàm mặt, tâm thần là cần thiết.
Lưu ý là phòng và chữa trị tích cực hội chứng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm là biện pháp phòng hiệu quả bệnh viêm thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm. Ngoài ra bạn, nên áp dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp cơ, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại. Cần ăn các loại thức ăn mềm, nhuyễn. Bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để xác định lí do và chữa trị theo lí do gây bệnh đặc biệt là các lí do gây ra stress.
Đối với các răng mọc chen chúc, thưa hay lệch lạc làm sai khớp cắn là nguy cơ tiềm tàng đối với những rối loạn ở khớp thái dương hàm, do đó cần có biện pháp chỉnh hình răng để tái tạo khớp cắn tốt nhất. Trong tình huống bạn nếu bị mất răng, cần phải phục hình răng để giữ khớp cắn ổn định Nếu buổi sáng thức dậy bạn hay thấy đau, mỏi cơ hàm hoặc khi đang làm việc cũng gặp những biểu hiện tương tự thì có thể do công việc căng thẳng làm bạn cắn chặt hoặc nghiến răng. Có thể chữa trị bằng máng nhai hoặc hỗ trợ bằng vật lý trị liệu như: siêu âm, massage.
Trong thời gian chữa trị bệnh (hoặc khi đã chữa trị xong), cần phải hạn chế ăn thức ăn quá cứng hay quá dai. Chú ý tránh những thói quen không tốt như nghiến răng, cắn chặt răng, cắn móng tay hay đồ vật khác. Chườm ấm ở những vùng đau. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao kết hợp với vui chơi thư giản để tránh stress trong cuộc sống.
Chúc bạn chóng khỏe!
Bị đau hàm dưới bên phải là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: thuong
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, cháu bị đau bên hàm dưới gần cuối ở bên phải ạ. Cháu bị đau cũng khá lâu rồi. Đó là bệnh gì ạ?
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào cháu!
Cháu bị đau ở góc hàm dưới phải, nếu bị đau ở phần xương cứng thì nghĩ nhiều tới lí do do bệnh lý của răng như: sâu răng, mọc răng số 8 (răng mọc lệch), nhiễm trùng tủy răng…Ngoài lí do do bệnh lý của răng, còn có thể gặp lí do khác là đau dây thần kinh số 5. Nếu cháu bị đau ở phần mềm thì có thể đau do hạch góc hàm sưng to mà lí do thường là do viêm nhiễm ở vùng hàm mặt lân cận (như: mụn trứng cá, viêm họng,…) hoặc có thể đau do viêm lợi gây sưng nề phần mềm xung quanh. Ngoài ra còn có thể đau do môt số lí do khác như: khi há miệng to quá mức làm giãn dây chằng và gây đau hoặc có thể đau do chấn thương… Vì vậy, cháu cần đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ trực tiếp khám, tìm lí do và chữa trị cho cháu.
Chúc cháu khỏe!
Đau hàm dưới có phải là mọc răng khôn không?
Câu hỏi bởi: Đạo
Thưa bác sĩ.
2 hôm trước em có bị đau răng ở chiếc răng sâu nhưng chỉ còn chân răng em bị đau ở lợi cảm giác rất khó chịu. Rồi cả đêm không ngủ được. Sáng hôm sau một bên mặt em sưng húp không mở được miệng rộng ăn uống rất chậm chạp. Bác sĩ cho em hỏi có phải là em mọc răng khôn không ạ? Em thấy nổi cục hạch ở hàm dưới sờ vào là đau. Từ hôm nay đến nay em thấy nó bé đi dần rồi nhưng em vẫn lo lắng không biết mình có bị bệnh gì không hay là do mọc răng khôn, em thấy ai cũng bảo em mọc răng mà em không rõ?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em.
Hàm răng người trường thành có 28 chiếc răng, nhưng đến độ tuổi từ 18 – 25 sẽ có thêm bốn chiếc răng hàm mọc nữa. Hai chiếc ở hàm trên, hai chiếc ở hàm dưới, những chiếc răng này là răng khôn. Khi mọc răng khôn bệnh nhân thường có cảm giác đau, gọi là đau răng khôn. Trường hợp của em, ngoài khả năng đau do mọc răng khôn còn có thể là bị đau do sâu răng gây viêm tủy răng. Nếu tình trạng không đỡ em cần đi kiểm tra để chữa trị nếu cần.
Chúc em mạnh khỏe.
Theo ViCare