Đau xương chậu là triệu chứng phổ biến khi mang bầu. Nó cũng là dấu hiệu cảnh báo sắp đến ngày 'vượt cạn' và thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
[h=2]Nguyên nhân[/h] Relaxin và progesterone, cặp hormone được sản xuất trong quá trình mang thai có tác dụng nới lỏng xương chậu, làm giãn cơ chằng và làm tăng đường kính của khung xương chậu - Những điều này là hoàn toàn tự nhiên, tạo điều kiện để em bé chào đời.
Một số thai phụ sản xuất ra 2 loại hormone trên nhiều hơn bình thường nên họ xuất hiện những cơn đau ở xương chậu, hông và háng. Thỉnh thoảng, những cơn đau xuất phát từ ngực rồi lan tỏa xuống tận đùi dưới. Cơn đau khởi phát ở cả hai bên thân mình hoặc có khi chỉ ở một bên.
[h=2]Mẹo giảm cơn đau[/h] - Tránh nhấc hoặc đẩy vật nặng.
- Khi lên – xuống cầu thang, nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp.
- Khi mặc quần áo, bạn nên ngồi xuống. Lúc đã lồng được chân vào quần thì bạn nên từ từ đứng dậy để kéo quần lên. Tư thế ngồi cũng được chỉ định khi đi giày hoặc đi tất.
- Tránh vận động liên tục và nên nghỉ ngơi thường xuyên.
- Khi ngủ, nên đặt vùng xương chậu lên một chiếc gối hoặc kẹp gối giữa hai chân khi nằm nghiêng.
- Tránh những tư thế dạng, duỗi chân khi ngồi. Nếu muốn duỗi chân, bạn nên thao tác thật châm rãi.
- Làm khỏe cơ xương chậu bằng các bài tập khung xương chậu như Kegel.
- Không nên ấn vào bất kỳ vùng nào bị đau. Chạm vào chỗ đau chỉ khiến bạn dễ chịu tạm thời nhưng nó sẽ khiến cơn đau dai dẳng hơn.
- Sử dụng những chiếc gạc ấm chườm vào vùng bị đau hoặc thử tắm bằng nước ấm.
- Châm cứu hoặc massage cũng là cách giảm cơn đau xương chậu khi bầu bí.
- Nên trao đổi với bác sĩ bất kỳ thông tin nào bạn còn băn khoăn. Sau khi sinh, cơn đau xương chậu thường lắng xuống nhưng nó có thể xuất hiện vào lần mang thai tiếp theo.
Theo:
Mẹ và bé
[h=2]Nguyên nhân[/h] Relaxin và progesterone, cặp hormone được sản xuất trong quá trình mang thai có tác dụng nới lỏng xương chậu, làm giãn cơ chằng và làm tăng đường kính của khung xương chậu - Những điều này là hoàn toàn tự nhiên, tạo điều kiện để em bé chào đời.
Một số thai phụ sản xuất ra 2 loại hormone trên nhiều hơn bình thường nên họ xuất hiện những cơn đau ở xương chậu, hông và háng. Thỉnh thoảng, những cơn đau xuất phát từ ngực rồi lan tỏa xuống tận đùi dưới. Cơn đau khởi phát ở cả hai bên thân mình hoặc có khi chỉ ở một bên.
- Khi lên – xuống cầu thang, nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp.
- Khi mặc quần áo, bạn nên ngồi xuống. Lúc đã lồng được chân vào quần thì bạn nên từ từ đứng dậy để kéo quần lên. Tư thế ngồi cũng được chỉ định khi đi giày hoặc đi tất.
- Tránh vận động liên tục và nên nghỉ ngơi thường xuyên.
- Khi ngủ, nên đặt vùng xương chậu lên một chiếc gối hoặc kẹp gối giữa hai chân khi nằm nghiêng.
- Tránh những tư thế dạng, duỗi chân khi ngồi. Nếu muốn duỗi chân, bạn nên thao tác thật châm rãi.
- Làm khỏe cơ xương chậu bằng các bài tập khung xương chậu như Kegel.
- Không nên ấn vào bất kỳ vùng nào bị đau. Chạm vào chỗ đau chỉ khiến bạn dễ chịu tạm thời nhưng nó sẽ khiến cơn đau dai dẳng hơn.
- Sử dụng những chiếc gạc ấm chườm vào vùng bị đau hoặc thử tắm bằng nước ấm.
- Châm cứu hoặc massage cũng là cách giảm cơn đau xương chậu khi bầu bí.
- Nên trao đổi với bác sĩ bất kỳ thông tin nào bạn còn băn khoăn. Sau khi sinh, cơn đau xương chậu thường lắng xuống nhưng nó có thể xuất hiện vào lần mang thai tiếp theo.
Theo:
Mẹ và bé