ghe quảng cáo cắt trĩ giá thấp, nhiều bệnh nhân ở các tỉnh phía Nam đã đến một phòng khám y học cổ truyền ở TP HCM của bác sĩ Trung Quốc. Họ tốn cả chục triệu mà không biết rằng những bác sĩ này đang mổ "chui", thậm chí còn không trình được bằng cấp.
Sáng 18/6, tại số 141 đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận) có nhiều bệnh nhân đến khám trong đó có cả một trường hợp bệnh nhân đến phản ánh vì cắt trĩ mất hơn 12,3 triệu đồng, được cam kết sẽ lành bệnh trong 20 năm nhưng vết thương hiện vẫn chảy máu và đau.
Nhiều loại thuốc tại phòng khám này không trình được giấy phép lưu hành. Ảnh: Thiên Chương.
Bệnh nhân tên Trường, 28 tuổi cho biết, qua các mẫu quảng cáo "chữa trị nhanh và không đau" của phòng khám trên tivi, anh từ Dầu Giây tìm đến TP HCM. Tại đây, anh được làm xét nghiệm nước tiểu và tư vấn nên cắt trĩ với gói chi phí 9,8 triệu đồng.
"Chỉ 15 phút sau khi làm xét nghiệm, tôi được bác sĩ Trần, người Trung Quốc và một thông dịch viên tư vấn rồi đưa lên phòng phẫu thuật. Tổng chi phí sau đó là 12,3 triệu đồng. Họ cam đoan sẽ lành bệnh từ 20 đến 30 năm nhưng do vẫn còn chảy máu và đau nên tôi chưa chịu về", bệnh nhân này cho biết.
Cùng mổ trĩ tại đây và đang chờ xuất viện, bệnh nhân Nguyễn Văn Minh, 42 tuổi nhà ở Kiên Giang cho hay, ông được mổ với giá 9,8 triệu đồng. "Trong đó có 1,5 triệu tôi phải trả cho 3 chai dịch truyền", ông nói.
Ông Khanh, 52 tuổi, nhà ở Vĩnh Cửu, Đồng Nai - một trong những bệnh nhân chờ khám trĩ tại đây - cho biết ông cũng được một bác sĩ người Trung Quốc khám và tư vấn. "Tôi coi quảng cáo trên tivi, thấy nơi đây bảo có thể trị trĩ với giá thấp nên đến xem thử thế nào", bệnh nhân này nói.
Tại phòng khám y học Trung Quốc ghi biển hiệu vốn 100% nước ngoài này, các nhân viên y tế từ người phiên dịch, điều dưỡng lẫn bác sĩ đều không mang biển tên. Khi có khách hàng đến, nhân viên sẽ hỏi bệnh sau đó cho vào gặp bác sĩ và người thông dịch. Bệnh nhân đến với phòng khám phần lớn là khám sản khoa, khám hiếm muộn và chữa bệnh trĩ.
Giá cắt trĩ giao động từ thấp nhất là 3 triệu đồng và cao nhất là 30 triệu, tuy nhiên sau khi khám, hầu hết các bệnh nhân đều được tư vấn mức giá 9,8 triệu đồng với lý do "công nghệ an toàn hơn".
Một đặc điểm chung là hầu hết bệnh nhân sau khi điều trị đều được truyền dịch. Mỗi chai dịch truyền có nhãn mang chữ Trung Quốc thường có giá vài trăm nghìn.
Bệnh nhân chủ yếu đến từ các tỉnh phía Nam và họ biết phòng khám qua quảng cáo. Ảnh: Thiên Chương.
Nhận phản ánh từ một số bệnh nhân điều trị nhưng không khỏi bệnh, trưa nay 18/6, đoàn Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã có mặt làm việc và xác định, việc phẫu thuật trĩ, siêu âm, xét nghiệm và điều trị sản khoa của phòng khám này là hoàn toàn sai (vì đây là chuyên môn ngoại khoa, trong khi phòng khám chỉ đăng ký về y học cổ truyền).
Tại thời điểm đoàn đến kiểm tra, những người xưng bác sĩ Trung Quốc cởi áo blouse rời khỏi phòng khám bất chấp đoàn yêu cầu ở lại để làm việc.
"Không ai trong số họ trình được bằng cấp và giấy phép hành nghề. Toàn bộ nhân viên của phòng khám đều không mang bảng tên", bác sĩ Phạm Hữu Quốc, đại diện đoàn thanh tra cho biết.
Phòng khám có tất cả 9 khoa khám chữa bệnh nhưng theo ông Quốc, một số khoa đông bệnh nhân của phòng khám lại nằm ngoài chức năng chuyên môn. Cụ thể là khoa sản, khoa xét nghiệm, siêu âm.
Cũng trong buổi làm việc, đoàn thanh tra phát hiện phòng khám sử dụng nhiều loại thuốc mang nhãn hiệu Trung Quốc không trình được giấp phép lưu hành, trong đó có loại dịch truyền mà nơi đây thường dùng cho các bệnh nhân. Tại tủ chống sốc, một loại thuốc hết hạn dùng vẫn tồn tại.
"Trước mắt, ngoài việc xem xét để xử phạt hành chính, chúng tôi yêu cầu các bác sĩ chưa trình được bằng cấp phải ngưng ngay hoạt động. Các phòng khoa không có trong chức năng cũng không được tiếp tục điều trị", bác sĩ Quốc nói.
AloBacsi.
Sáng 18/6, tại số 141 đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận) có nhiều bệnh nhân đến khám trong đó có cả một trường hợp bệnh nhân đến phản ánh vì cắt trĩ mất hơn 12,3 triệu đồng, được cam kết sẽ lành bệnh trong 20 năm nhưng vết thương hiện vẫn chảy máu và đau.
Nhiều loại thuốc tại phòng khám này không trình được giấy phép lưu hành. Ảnh: Thiên Chương.
"Chỉ 15 phút sau khi làm xét nghiệm, tôi được bác sĩ Trần, người Trung Quốc và một thông dịch viên tư vấn rồi đưa lên phòng phẫu thuật. Tổng chi phí sau đó là 12,3 triệu đồng. Họ cam đoan sẽ lành bệnh từ 20 đến 30 năm nhưng do vẫn còn chảy máu và đau nên tôi chưa chịu về", bệnh nhân này cho biết.
Cùng mổ trĩ tại đây và đang chờ xuất viện, bệnh nhân Nguyễn Văn Minh, 42 tuổi nhà ở Kiên Giang cho hay, ông được mổ với giá 9,8 triệu đồng. "Trong đó có 1,5 triệu tôi phải trả cho 3 chai dịch truyền", ông nói.
Ông Khanh, 52 tuổi, nhà ở Vĩnh Cửu, Đồng Nai - một trong những bệnh nhân chờ khám trĩ tại đây - cho biết ông cũng được một bác sĩ người Trung Quốc khám và tư vấn. "Tôi coi quảng cáo trên tivi, thấy nơi đây bảo có thể trị trĩ với giá thấp nên đến xem thử thế nào", bệnh nhân này nói.
Tại phòng khám y học Trung Quốc ghi biển hiệu vốn 100% nước ngoài này, các nhân viên y tế từ người phiên dịch, điều dưỡng lẫn bác sĩ đều không mang biển tên. Khi có khách hàng đến, nhân viên sẽ hỏi bệnh sau đó cho vào gặp bác sĩ và người thông dịch. Bệnh nhân đến với phòng khám phần lớn là khám sản khoa, khám hiếm muộn và chữa bệnh trĩ.
Giá cắt trĩ giao động từ thấp nhất là 3 triệu đồng và cao nhất là 30 triệu, tuy nhiên sau khi khám, hầu hết các bệnh nhân đều được tư vấn mức giá 9,8 triệu đồng với lý do "công nghệ an toàn hơn".
Một đặc điểm chung là hầu hết bệnh nhân sau khi điều trị đều được truyền dịch. Mỗi chai dịch truyền có nhãn mang chữ Trung Quốc thường có giá vài trăm nghìn.
Bệnh nhân chủ yếu đến từ các tỉnh phía Nam và họ biết phòng khám qua quảng cáo. Ảnh: Thiên Chương.
Tại thời điểm đoàn đến kiểm tra, những người xưng bác sĩ Trung Quốc cởi áo blouse rời khỏi phòng khám bất chấp đoàn yêu cầu ở lại để làm việc.
"Không ai trong số họ trình được bằng cấp và giấy phép hành nghề. Toàn bộ nhân viên của phòng khám đều không mang bảng tên", bác sĩ Phạm Hữu Quốc, đại diện đoàn thanh tra cho biết.
Phòng khám có tất cả 9 khoa khám chữa bệnh nhưng theo ông Quốc, một số khoa đông bệnh nhân của phòng khám lại nằm ngoài chức năng chuyên môn. Cụ thể là khoa sản, khoa xét nghiệm, siêu âm.
Cũng trong buổi làm việc, đoàn thanh tra phát hiện phòng khám sử dụng nhiều loại thuốc mang nhãn hiệu Trung Quốc không trình được giấp phép lưu hành, trong đó có loại dịch truyền mà nơi đây thường dùng cho các bệnh nhân. Tại tủ chống sốc, một loại thuốc hết hạn dùng vẫn tồn tại.
"Trước mắt, ngoài việc xem xét để xử phạt hành chính, chúng tôi yêu cầu các bác sĩ chưa trình được bằng cấp phải ngưng ngay hoạt động. Các phòng khoa không có trong chức năng cũng không được tiếp tục điều trị", bác sĩ Quốc nói.
AloBacsi.