Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Nếu y học hiện đại thường dùng các phương pháp phẫu thuật các vùng thoát vị thì GS.TS Triệu Hải lại thường dùng phương pháp bảo tổn.


Ông đã dành 45 năm nghiên cứu, chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền.


Phục hồi cho bệnh nhân liệt hàng năm trời


LTS: Từ lời giới thiệu của người bệnh, tòa soạn đã có những ghi nhận bước đầu về những người chữa bệnh kỳ lạ trong dân gian. Chúng tôi không có ý định quảng bá, khen - chê vì hầu như những cách chữa bệnh này chưa được kiểm chứng bởi những cơ sở y tế nhà nước hoặc hội đồng khoa học tin cậy. Nhưng những cách chữa bệnh khác lạ này luôn được một bộ phận người dân tìm đến.


Khi vào Phòng Kỹ thuật của Trung tâm Khám chữa bệnh y học cổ truyền và phục hồi chức năng (tại tòa nhà số 8, dãy H11, khu tập thể Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), người chúng tôi gặp đầu tiên là một anh thanh niên đang tập đi bằng đôi nạng sắt. Đó là anh Lê Hồng Phong, 35 tuổi, Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Cách đây 6 năm, anh làm nghề bắt cá. Một lần anh lặn ở độ sâu hơn 40m không có dụng cụ hỗ trợ, nên oxy ít. Khi lên bờ, anh thấy choáng váng, buồn nôn, không đi tiểu được, sau đó bị liệt 2 chân, liệt cơ tròn, tiểu không tự chủ. Gia đình đưa anh đi hết viện nọ đến viện kia, hao tiền tốn của, cạn kiệt về kinh tế nhưng bệnh không thuyên giảm. Nhờ người quen giới thiệu, hơn 1 tháng nay, anh được GS.TS Triệu Hải nhận chữa trị miễn phí.


Anh Phong bị thoát vị lưng, thắt lưng nên dẫn đến bị liệt hai chân, liệt cơ tròn không tự chủ khi đi tiểu. Sau thời gian được thầy Hải chữa trị, hiện tại các vùng thoát vị của anh đã đỡ hơn nhiều: "Tôi đã tập đi dễ dàng hơn, thầy bảo khi nào tôi đi được thì cơ tròn cũng có khả năng phục hồi, tức là có thể đi tiểu được. Dù sao, chỉ 1 tháng ở đây, bệnh tôi đã tiến triển hơn 6 năm điều trị trước kia...".


Sau khi tập đi, anh Phong lại nằm trên giường cố gắng tập co, duỗi hai chân với sự động viên giúp đỡ và tiếng hô hào của "thầy Hải" càng tạo cho anh thêm động lực tập luyện: "Cố lên, giữ cho hai chân không đổ, não tập trung, vỏ não chỉ đạo xuống tủy... Nào, chân trái được rồi...!".


Giường kế bên là GS.TS, Thiếu tướng Phạm Tuyền, nguyên Giám đốc Học viện Hậu Cần. Tháng 6/2011, ông cảm thấy tay trái không có lực, giơ thấp cũng khó khăn, rồi giờ cao cũng khó và bị lan thêm tay phải. Ông bị thoát vị vùng cổ và lưng, đến thăm khám chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh càng nặng hơn, cuối cùng ông về trung tâm để nhờ "thầy Hải". Sau 1 tháng chữa trị, ông chia sẻ: "Tôi cảm thấy các vùng cổ, lưng nhẹ hơn, thoát vị đã giảm hơn nhiều, giờ thầy chỉ tập trung chữa đôi tay...".







GS.TS Triệu Hải điều trị cho bệnh nhân​

Quan trọng nhất là khâu chẩn đoán


Từng học và công tác tại các bệnh viện nước ngoài như Bệnh viện Quốc tế Việt - Nga, khi về nước ông công tác tại Bộ Y tế, Hội Đông y Việt Nam... đến nay, GS.TS Triệu Hải đã 83 tuổi nhưng ông đã dùng hơn nửa cuộc đời nghiên cứu và chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bảo tồn. Trong sổ khám bệnh của ông, luôn có đầy đủ thông tin, từ số chứng minh thư, tới điện thoại của bệnh nhân và con số người bệnh đã lên tới hàng ngàn.



"Cái khó nhất của bệnh là khâu chẩn đoán”, GS.TS Triệu Hải chia sẻ. “Nếu chẩn đoán sai thì bệnh không khỏi mà nặng thêm. Đa phần bệnh nhân đến với chúng tôi bệnh tình đã trong gia đoạn nặng đi "vái tứ phương" mà không khỏi. Vì vậy, chữa nhanh hay lâu là cách phát hiện của người bệnh và thầy thuốc sớm, chính xác”.


GS.TS Triệu Hải thường chẩn bệnh dựa vào đặc điểm bệnh lý, sau đó bệnh nhân chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm cơ bản, kết quả đem ra hội chẩn trong khoa xem có bảo tồn được cho người bệnh hay khuyên họ đi phẫu thuật, nhưng đa phần người bệnh đến với ông được chữa bảo tồn.


Tùy vào chứng bệnh và độ nặng nhẹ của người bệnh mà họ được sử dụng các kỹ thuật như bấm huyệt, châm cứu, điện máy, kỹ thuật phục hồi chức năng... Trong những kỹ thuật này, bấm huyệt được coi là trọng yếu và khó nhất, bởi nó có thể giúp giảm tắc nghẽn của huyệt vị đó, khiến giảm liệt, vận động tốt trở lại. Đối với thoát vị cột sống cổ thường dùng các huyệt như phong trì, bách hội, đại trùy, thái dương... Đối với thoát vị cột sống lưng dùng huyệt vị thận du, kỳ du, can du... Bệnh nhân bị thoát vị được sử dụng tia hồng ngoại chiếu, sóng ngắn, điện phân giúp kích thích, chống teo cơ, co thắt, khắc phục sự tê liệt của chuyển hóa cơ, phục hồi hệ thống động tĩnh mạch...


Đôi tay chưa một lần rửa xà phòng


Những người trong trung tâm thường bảo ông có đôi bàn tay vàng, tôi cũng hơi thắc mắc không hiểu còn lý do nào khác không, GS.TS Triệu Hải cười và bắt tay tôi: Cô thấy có mềm mại không. Tay tôi chưa một lần rửa bằng xà phòng, nó sẽ không bị axit ăn mòn, không mất đi cảm giác để "sờ" huyệt...".

Ông thường chế riêng cho mình một loại dầu rửa tay từ thảo mộc. Vì thế, tay luôn nhẵn, mềm, để rồi những người bệnh đến khám, GS.TS Triệu Hải chỉ cần xoa chút dầu nóng, chiếu tia hồng ngoại, và đặt đôi tay mình vào huyệt là biết ngay huyệt nào đang tắc nghẽn thì kích thích, khôi phục huyệt đó. Bấm huyệt là một thủ thuật khó, đòi hỏi sự nhạy bén cảm nhận và kỹ thuật cao của thầy thuốc, nếu chỉ cần bấm sai có khi khiến bệnh nhân tử vong, hoặc bí tiểu. Khi bấm đúng huyệt tắc nghẽn, nó sẽ giải phóng các chất trung gian như axit uric, histamin, đây là những chất chủ yếu gây teo cơ, tắc nghẽn và gây liệt ở người bệnh.


Kỹ thuật bấm huyệt chữa bệnh nói chung và chữa bệnh thoát vị đĩa đệm được sử dụng nhiều năm. Về tác dụng phụ thuộc vào kỹ năng của thầy thuốc. Trong nhiều năm qua, GS.TS Triệu Hải đã chữa khá thành công về bệnh thoát vị bằng phương pháp bấm huyệt, bảo tồn cho người bệnh mà không cần phẫu thuật.
TTND Nguyễn Xuân Hướng (nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam)

Khoa học & Đời sống.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl