Chúng ta có thể làm gì để làm chậm lại những biến chứng của bệnh tiểu đường? Những kết quả từ Diabetes Control and Complications Trial (DCCT) và United Kingdom Prospective Diabetes Study (UKPDS) đã chỉ ra rõ ràng rằng việc kiểm soát chặt chẽ mức tăng đường huyết ở cả bệnh nhân tuýp 1 và tuýp 2 sẽ làm giảm các biến chứng về mắt, thận và thần kinh và cũng có thể giảm cường độ xuất hiện cũng như tình trạng trầm trọng của các bệnh mạch máu lớn. Mục tiêu là đạt mức đường huyết đói trong khoảng 70-120mg/dl và đường huyết sau ăn là thấp hơn 160mg/dl và mức HbA1c gần với mức bình thường. Những nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân túyp 1 đã chỉ ra rằng đối với những bệnh nhân được điều trị một cách mạnh mẽ, bệnh về mắt do bệnh tiểu đường giảm 76%, bệnh thận giảm 54%, bệnh liên quan đến dây thần kinh giảm 60%. Nhiều thử nghiệm EDIC gần đây chứng tỏ rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng có liên quan đến nguy cơ tăng bệnh tim mạch, tương tự như bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, việc kiểm soát lượng đường huyết nghiêm ngặt làm tăng 2-3 lần tỷ lệ mắc chứng đường huyết thấp bất thường (gây ra bởi thuốc điều trị tiểu đường). Vì lý do này, việc kiểm soát chặt chẽ bệnh tiểu đường nhằm đạt được lượng glucose từ 70-120mg/dl được khuyến cáo không áp dụng cho trẻ em dưới 13 tuổi, bệnh nhân mắc chứng hạ đường huyết nghiêm trọng, bệnh nhân không nhận biết được chứng hạ đường huyết của họ và những bệnh nhân bị nhiều biến chứng bệnh tiểu đường. Để kiểm soát lượng glucose máu tối ưu mà không gây ra những nguy cơ giảm lượng đường huyết bất thường quá mức, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cần phải kiểm tra lượng glucose trong máu ít nhất 4 lần/ngày và tiêm insulin ít nhất 3 lần/ngày. Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, việc kiểm soát nghiêm ngặt lượng đường huyết mang lại lợi ích tương tự đối với mắt, thận, dây thần kinh và mạch máu như đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.Nguồn: http://nutrinose.com/chung-ta-co-the-lam-gi-de-lam-cham-lai-nhung-bien-chung-cua-benh-tieu-duong/