Chứng ruột bị kích thích, thường được gọi là viêm đại tràng mạn, viêm đại tràng co thắt... Đây là bệnh chủ yếu gặp ở những người hay âu lo, nữ bị nhiều hơn nam, khởi phát ở tuổi 30-35. Những tình huống khiến dễ mắc bệnh này là ăn thiếu chất xơ, lạm dụng thuốc nhuận trường, nhưng hay gặp hơn cả là mắc bệnh lỵ amip mà không chữa trị đến nơi đến chốn.
Một vài trường hợp do thiếu một loại men đặc hiệu để tiêu hóa sữa (men lactase) hoặc do dị ứng đối với thức ăn.
Đây là một bệnh dai dẳng của ruột già. Triệu chứng gồm đau bụng và rối loạn đại tiện. Người bị bệnh hay đau bụng nhiều lần, đau quặn chủ yếu ở vùng rốn, có khi lan toàn bụng. Một số bệnh nhân lại hay đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc đau quặn vùng trên rốn. Đau khởi phát khoảng nửa giờ sau khi ăn một thức ăn có nhiều mỡ hay có vị chua hoặc uống sữa, uống bia, rượu... Vào buổi sáng, khi chưa ăn uống gì cũng có thể đột ngột đau quặn bụng.
Trong diễn biến của bệnh, yếu tố thần kinh đóng một vai trò quan trọng. Những khi gặp rắc rối về tinh thần, lo âu quá mức, trằn trọc bất an thì bệnh trội lên. Chứng bệnh thường kèm theo trên thực tế là suy nhược thần kinh hoàn, nghĩa là người bệnh hay hồi hộp, mất ngủ, khó chịu ở ngực trái và hay thở bù (cảm giác thiếu khí).
Về bản chất, đây là một bệnh thuộc về cơ năng tức là về "cách thức hoạt động" chứ không có thương tổn gì đáng kể về mặt hình thái. Chính vì vậy, trong cách chữa trị, trước hết người bệnh phải giữ một tinh thần lạc quan, xóa bỏ "tư tưởng lệ thuộc thuốc". Ít khi chứng ruột bị kích thích phải cần đến kháng sinh.
Người bệnh cần ghi nhớ rằng: diễn biến của bệnh là do việc ăn uống quyết định chứ không phải do thuốc. Tuyệt đối kiêng các thức ăn có mùi tanh, dầu mỡ, đồ chua, cay. Cần tránh các thức uống có vị ngọt hoặc chua như sữa, nước ngọt, nước chanh, nước cam...; nhất là bia, rượu. Hãy tránh dùng những thứ mà đường tiêu hóa của bạn không thể chịu được. Nên tìm gặp bác sĩ tư vấn để được hướng dẫn một cách đầy đủ và cặn kẽ về những biện pháp ngăn ngừa bệnh tái phát.
(Trung tâm Truyền thông - GDSK)
Một vài trường hợp do thiếu một loại men đặc hiệu để tiêu hóa sữa (men lactase) hoặc do dị ứng đối với thức ăn.
Đây là một bệnh dai dẳng của ruột già. Triệu chứng gồm đau bụng và rối loạn đại tiện. Người bị bệnh hay đau bụng nhiều lần, đau quặn chủ yếu ở vùng rốn, có khi lan toàn bụng. Một số bệnh nhân lại hay đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc đau quặn vùng trên rốn. Đau khởi phát khoảng nửa giờ sau khi ăn một thức ăn có nhiều mỡ hay có vị chua hoặc uống sữa, uống bia, rượu... Vào buổi sáng, khi chưa ăn uống gì cũng có thể đột ngột đau quặn bụng.
Trong diễn biến của bệnh, yếu tố thần kinh đóng một vai trò quan trọng. Những khi gặp rắc rối về tinh thần, lo âu quá mức, trằn trọc bất an thì bệnh trội lên. Chứng bệnh thường kèm theo trên thực tế là suy nhược thần kinh hoàn, nghĩa là người bệnh hay hồi hộp, mất ngủ, khó chịu ở ngực trái và hay thở bù (cảm giác thiếu khí).
Về bản chất, đây là một bệnh thuộc về cơ năng tức là về "cách thức hoạt động" chứ không có thương tổn gì đáng kể về mặt hình thái. Chính vì vậy, trong cách chữa trị, trước hết người bệnh phải giữ một tinh thần lạc quan, xóa bỏ "tư tưởng lệ thuộc thuốc". Ít khi chứng ruột bị kích thích phải cần đến kháng sinh.
Người bệnh cần ghi nhớ rằng: diễn biến của bệnh là do việc ăn uống quyết định chứ không phải do thuốc. Tuyệt đối kiêng các thức ăn có mùi tanh, dầu mỡ, đồ chua, cay. Cần tránh các thức uống có vị ngọt hoặc chua như sữa, nước ngọt, nước chanh, nước cam...; nhất là bia, rượu. Hãy tránh dùng những thứ mà đường tiêu hóa của bạn không thể chịu được. Nên tìm gặp bác sĩ tư vấn để được hướng dẫn một cách đầy đủ và cặn kẽ về những biện pháp ngăn ngừa bệnh tái phát.
(Trung tâm Truyền thông - GDSK)