Điều trị các vết thương khó lành ở người bệnh đái tháo đường luôn đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ, lâu dài. Ngoài việc dùng thuốc, điều trị dinh dưỡng với các dưỡng chất đúng cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình lành vết thương.
Diễn tiến lành vết thương ở người bình thường trung bình kéo dài khoảng 2 tuần (tùy theo kích thước, vị trí, độ nông sâu của vết thương), với quy trình ba pha chồng lấp nối tiếp nhau là viêm, tăng sinh và tái cấu trúc. Ở bệnh nhân đái tháo đường, các vết thương cũng phải trải qua những quy trình tương tự nhưng thường chậm hơn. Nhiều vết thương không lành mà còn diễn tiến xấu hơn đến mức buộc phải đoạn chi để tránh tình trạng nhiễm trùng có thể gây tử vong cho người bệnh.
Trên thế giới, cứ mỗi 30 phút, một chi của người đái tháo đường bị đoạn. Hơn 50% trường hợp có thể phòng tránh được nếu điều trị kịp thời. Đoạn chi làm giảm chất lượng sống, tàn phế… Khoảng một phần ba người đái tháo đường đoạn chi sống trên 5 năm, tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ sống còn của nhiều loại ung thư.
Bên cạnh đó, bệnh nhân đái tháo đường thường có biến chứng thần kinh ngoại biên làm giảm khả năng cảm nhận đau khi bị chấn thương, đạp vật nhọn… Điều này khiến bệnh nhân thường nhập viện muộn, các vết thương đã lan rộng, nhiễm trùng nặng. Bệnh nhân đái tháo đường còn khó lành vết thương do đường huyết tăng cao. Ngoài ra, người lớn tuổi mắc bệnh sẽ giảm sức đề kháng, có thêm các bệnh về mạch máu (động mạch, tĩnh mạch), gây giảm cung cấp máu, không đưa được thuốc và các chất dinh dưỡng đến vết thương.
Dinh dưỡng đúng giúp bệnh nhân đái tháo đường tránh các biến chứng nặng nề từ các vết thương.
Dinh dưỡng đúng giúp bệnh nhân đái tháo đường tránh các biến chứng nặng nề từ các vết thương.
Để điều trị tốt, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, ngoài việc ổn định đường huyết, kháng sinh chống nhiễm trùng, người bệnh cần phải được bổ sung các dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, vitamin C, kẽm, các acid amin thiết yếu cho quá trình lên mô hạt và mô liên kết như Glutamine, Arginine, HMB. Trong đó, xHMB (ß- Hydroxy- ß- Methylbutyrat), một chất chuyển hóa từ leucine giúp tăng cường tổng hợp protein, có vai trò xây dựng khối nạc cơ thể, giảm phân hủy mô (quá trình dị hóa), hỗ trợ khả năng lành vết thương. Các acid amin như arginine, glutamine giúp tăng tổng hợp protein, (đặc biệt là collagen- loại protein đóng vai trò là thành phần chính của mô hạt), tăng sinh và bảo vệ tế bào, điều hòa đáp ứng viêm và miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, Arginine đồng thời là tiền chất chuyển hóa duy nhất của nitric oxide (NO), một phân tử có khả năng diệt khuẩn và làm giãn mạch, giúp gia tăng lưu lượng máu đến vết thương (bệnh lý mạch máu ở người bệnh đái tháo đường thường gây tình trạng thiếu máu nuôi tới mô) từ đó tăng cường khả năng làm lành vết thương. Các dưỡng chất này hiện được xem là các dưỡng chất dược (pharmaconutrient) vì các tác động mang tính thuốc kể trên. Trên thị trường có các chế phẩm đặc hiệu, phối hợp cân đối các dưỡng chất cần thiết trên để xử trí các vết thương chậm lành, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục hơn.
BS Chuyên Khoa 2 Trần Thị Bích Thủy
Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Triều An, TP HCM
Diễn tiến lành vết thương ở người bình thường trung bình kéo dài khoảng 2 tuần (tùy theo kích thước, vị trí, độ nông sâu của vết thương), với quy trình ba pha chồng lấp nối tiếp nhau là viêm, tăng sinh và tái cấu trúc. Ở bệnh nhân đái tháo đường, các vết thương cũng phải trải qua những quy trình tương tự nhưng thường chậm hơn. Nhiều vết thương không lành mà còn diễn tiến xấu hơn đến mức buộc phải đoạn chi để tránh tình trạng nhiễm trùng có thể gây tử vong cho người bệnh.
Trên thế giới, cứ mỗi 30 phút, một chi của người đái tháo đường bị đoạn. Hơn 50% trường hợp có thể phòng tránh được nếu điều trị kịp thời. Đoạn chi làm giảm chất lượng sống, tàn phế… Khoảng một phần ba người đái tháo đường đoạn chi sống trên 5 năm, tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ sống còn của nhiều loại ung thư.
Bên cạnh đó, bệnh nhân đái tháo đường thường có biến chứng thần kinh ngoại biên làm giảm khả năng cảm nhận đau khi bị chấn thương, đạp vật nhọn… Điều này khiến bệnh nhân thường nhập viện muộn, các vết thương đã lan rộng, nhiễm trùng nặng. Bệnh nhân đái tháo đường còn khó lành vết thương do đường huyết tăng cao. Ngoài ra, người lớn tuổi mắc bệnh sẽ giảm sức đề kháng, có thêm các bệnh về mạch máu (động mạch, tĩnh mạch), gây giảm cung cấp máu, không đưa được thuốc và các chất dinh dưỡng đến vết thương.
Dinh dưỡng đúng giúp bệnh nhân đái tháo đường tránh các biến chứng nặng nề từ các vết thương.
Dinh dưỡng đúng giúp bệnh nhân đái tháo đường tránh các biến chứng nặng nề từ các vết thương.
Để điều trị tốt, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, ngoài việc ổn định đường huyết, kháng sinh chống nhiễm trùng, người bệnh cần phải được bổ sung các dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, vitamin C, kẽm, các acid amin thiết yếu cho quá trình lên mô hạt và mô liên kết như Glutamine, Arginine, HMB. Trong đó, xHMB (ß- Hydroxy- ß- Methylbutyrat), một chất chuyển hóa từ leucine giúp tăng cường tổng hợp protein, có vai trò xây dựng khối nạc cơ thể, giảm phân hủy mô (quá trình dị hóa), hỗ trợ khả năng lành vết thương. Các acid amin như arginine, glutamine giúp tăng tổng hợp protein, (đặc biệt là collagen- loại protein đóng vai trò là thành phần chính của mô hạt), tăng sinh và bảo vệ tế bào, điều hòa đáp ứng viêm và miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, Arginine đồng thời là tiền chất chuyển hóa duy nhất của nitric oxide (NO), một phân tử có khả năng diệt khuẩn và làm giãn mạch, giúp gia tăng lưu lượng máu đến vết thương (bệnh lý mạch máu ở người bệnh đái tháo đường thường gây tình trạng thiếu máu nuôi tới mô) từ đó tăng cường khả năng làm lành vết thương. Các dưỡng chất này hiện được xem là các dưỡng chất dược (pharmaconutrient) vì các tác động mang tính thuốc kể trên. Trên thị trường có các chế phẩm đặc hiệu, phối hợp cân đối các dưỡng chất cần thiết trên để xử trí các vết thương chậm lành, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục hơn.
BS Chuyên Khoa 2 Trần Thị Bích Thủy
Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Triều An, TP HCM