Viêm đại tràng là bệnh đường tiêu hóa phổ biến, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam, do mức sống thấp nên điều kiện vệ sinh trong ăn uống chưa được chú trọng. Ngoài những băn khoăn về mức độ nguy hiểm của bệnh ra sao, hướng điều trị như thế nào, người bệnh cũng có thắc mắc liệu bệnh viêm đại tràng có lây không. Bài viết dưới đây sẽ có câu trả lời cho bạn.
Bệnh viêm đại tràng khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn từ các vi khuẩn, ký sinh trùng qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để. Khi nội soi, sẽ phát hiện những vết loét trên niêm mạc đại tràng.
Viêm đại tràng có lây không
Xem thêm:
+ Viêm đại tràng mạn tính
+ Viêm đại tràng co thắt
+ Viêm đại tràng cấp tính
Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng:
Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Người bệnh đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát và không thành khuôn, đi nhiều lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái khi đi đại tiện hay có cảm giác mót rặn, muốn đi tiếp.
Đau bụng: Đây là triệu chứng thường gặp, đau âm ỉ ở phần hố chậu trái hoặc phải, đau dọc khung đại tràng. Cơn đau sẽ tăng lên sau khi ăn, trước khi đi đại tiện hoặc đau lúc đói. Sau trung tiện hoặc đại tiện thì cơn đau giảm hơn.
Chướng bụng, đầy hơi: Khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu.
Trường hợp nặng hơn có thể bị chảy máu trực tràng, đi ngoài phân có nhày và có thể có máu…
Viêm đại tràng gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu từ chế độ ăn uống. Nhiều người quan tâm đến yếu tố liệu bệnh có nguy cơ lây nhiễm sang người khác hay không?
Nếu viêm đại tràng do amip, do lậu hoặc AIDS thì có thể lây qua 1 số đường đặc trưng như quan hệ tình dục, dùng chung bơm kim tiêm… Tuy nhiên những trường hợp này khá hiếm gặp. Còn lại, với các trường hợp mắc viêm đại tràng do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh thì bạn có thể yên tâm, bởi đây không phải là bệnh lý có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trong môi trường sống.
Tuy nhiên, năm 2005, một nghiên cứu được tiến hành trên 100 bệnh nhân viêm đại tràng ngoài 50 tuổi ở Canada đã cho thấy, những người có người thân bị viêm đại tràng có nhiều cơ hội nguy cơ mắc bệnh hơn những người khác, nguyên nhân là do thường xuyên ăn uống, sinh hoạt giống nhau.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học dưới đây:
– Nên ăn các loại thức ăn như: Gạo, khoai tây, thịt nạc, sữa đậu nành, sữa chua, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải…
– Nên ưu tiên chế biến thực phẩm thành các món hấp, luộc, nướng thay vì các món chiên, rán…
– Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ, không bỏ bữa,
– Không ăn các thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh, thực phẩm không rõ nguồn gốc…
– Tránh gia vị cay nóng như ớt tươi, bột ớt, mù tạt…
– Không ăn thực phẩm lên men như dưa cà muối; thực phẩm sống như: rau sống, gỏi cá, tiết canh…
– Tránh uống rượu, bia, cà phê và thức uống chứa caffeine vì chúng kích thích các cơn co thắt của ruột,
– Uống đủ nước và tập thể dục mỗi ngày cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
Bệnh viêm đại tràng khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn từ các vi khuẩn, ký sinh trùng qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để. Khi nội soi, sẽ phát hiện những vết loét trên niêm mạc đại tràng.
Viêm đại tràng có lây không
Xem thêm:
+ Viêm đại tràng mạn tính
+ Viêm đại tràng co thắt
+ Viêm đại tràng cấp tính
Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng:
Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Người bệnh đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát và không thành khuôn, đi nhiều lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái khi đi đại tiện hay có cảm giác mót rặn, muốn đi tiếp.
Đau bụng: Đây là triệu chứng thường gặp, đau âm ỉ ở phần hố chậu trái hoặc phải, đau dọc khung đại tràng. Cơn đau sẽ tăng lên sau khi ăn, trước khi đi đại tiện hoặc đau lúc đói. Sau trung tiện hoặc đại tiện thì cơn đau giảm hơn.
Chướng bụng, đầy hơi: Khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu.
Trường hợp nặng hơn có thể bị chảy máu trực tràng, đi ngoài phân có nhày và có thể có máu…
Viêm đại tràng gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu từ chế độ ăn uống. Nhiều người quan tâm đến yếu tố liệu bệnh có nguy cơ lây nhiễm sang người khác hay không?
Nếu viêm đại tràng do amip, do lậu hoặc AIDS thì có thể lây qua 1 số đường đặc trưng như quan hệ tình dục, dùng chung bơm kim tiêm… Tuy nhiên những trường hợp này khá hiếm gặp. Còn lại, với các trường hợp mắc viêm đại tràng do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh thì bạn có thể yên tâm, bởi đây không phải là bệnh lý có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trong môi trường sống.
Tuy nhiên, năm 2005, một nghiên cứu được tiến hành trên 100 bệnh nhân viêm đại tràng ngoài 50 tuổi ở Canada đã cho thấy, những người có người thân bị viêm đại tràng có nhiều cơ hội nguy cơ mắc bệnh hơn những người khác, nguyên nhân là do thường xuyên ăn uống, sinh hoạt giống nhau.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học dưới đây:
– Nên ăn các loại thức ăn như: Gạo, khoai tây, thịt nạc, sữa đậu nành, sữa chua, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải…
– Nên ưu tiên chế biến thực phẩm thành các món hấp, luộc, nướng thay vì các món chiên, rán…
– Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ, không bỏ bữa,
– Không ăn các thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh, thực phẩm không rõ nguồn gốc…
– Tránh gia vị cay nóng như ớt tươi, bột ớt, mù tạt…
– Không ăn thực phẩm lên men như dưa cà muối; thực phẩm sống như: rau sống, gỏi cá, tiết canh…
– Tránh uống rượu, bia, cà phê và thức uống chứa caffeine vì chúng kích thích các cơn co thắt của ruột,
– Uống đủ nước và tập thể dục mỗi ngày cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh.