Thoái hóa cột sống là bệnh lý mà hầu hết chúng ta đều mắc phải. Đây là một quá trình lão hóa cột sống xảy ra đồng thời với sự già đi của cơ thể, bệnh làm giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng xem giải đáp về những câu hỏi thường gặp về bệnh thoái hóa cột sống.
Bệnh thoái hóa xương khớp ở người lớn tuổi.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Dạ, xin chào bác sĩ. Mẹ cháu năm nay gần 50 tuổi. Thời gian 2 năm trở lại đây mẹ cháu thường bị nhức mỏi các đốt ngón tay chân, gót chân, đi khám các bệnh viện lớn bác sĩ chuẩn đoán mẹ bệnh thoái hóa đa khớp. Vì mẹ bị đau dạ dày nên toa thuốc dù đã được bác sĩ kê thuốc hỗ trợ bao tử nhưng uống vào bị đau bao tử trở lại. Vì thế mẹ đành nghỉ uống và chữa bao tử. Mấy lần như thế cháu đưa mẹ đi khám thuốc đều làm mẹ bị bao tử lại. Nay tần suất mẹ đau nhiều hơn, liên tục và nhiều vị trí khác nhau hơn nhưng không biết chữa thế nào? Mong bác sĩ cho cháu một lời khuyên được không ạ? Cháu cám ơn nhiều
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh thoái hóa khớp thường là ở các khớp lớn và khớp chịu lực nhiều như: cột sống, khớp gối, khớp háng, khớp vai…..ít bị các khớp nhỏ như ngón tay, cổ tay…. Có khả năng mẹ của bạn bị viêm đa khớp nhiều hơn là bị thoái hóa khớp, mặt khác trong điều trị thoái hóa khớp chủ yếu là dùng thực phẩm chức năng Glucosamin, loại này không gây đau dạ dày, chỉ có các loại thuốc kháng viêm dạng corticoide (thuốc chính trong điều trị viêm khớp) là gây đau dạ dày nặng lên (do thuốc có tác dụng kích thích tăng tiết dịch vị làm độ toan trong dạ dày tăng lên và nếu bị bệnh dạ dày sẵn thì bệnh sẽ nặng lên).
Như vậy có thể bạn cho mẹ khám điều trị bằng y học cổ truyền kết hợp các thuốc xoa bóp tây y làm giảm đau như mỡ Salonfat, mỡ nọc rắn…
Chúc mẹ bạn mau lành bệnh
Bị thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được hoàn toàn?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Tôi năm nay 33 tuổi, là nam giới. Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ. Mong bác sĩ chỉ giúp cách chữa trị như thế nào và có chữa khỏi được hoàn toàn không?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh thoái hóa xương khớp hay gặp nhất. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, song gây ra nhiều biểu hiện đau và khó chịu, tác động đến cuộc sống và công việc. Thoái hoá đốt sống cổ không chỉ gặp ở người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều.
Để chữa trị, những biện pháp sau có thể giúp giảm đau và thư giãn cho vùng đốt sống cổ:
Tập thể dục cho cổ rất hay để giúp các cơ ở cổ thêm chắc khoẻ và thư giãn các đốt sống cổ. Điều quan trọng là tập đúng theo lời khuyên của bác sĩ và nên tập vào buổi sáng một cách đều đặn, có quy tắc.
Mát xa nhẹ nhàng vùng cổ, kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp tốt để cải thiện bệnh này.
Chườm túi nước nóng ở vùng cổ, tốt nhất nên hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, đúng cách theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Không gối đầu cao khi ngủ, sử dụng gối có độ cứng vừa phải để nâng đỡ cổ.
Không sử dụng máy tính, điện thoại di động nhiều vì tư thế cúi nhìn màn hình máy tính hay điện thoại khiến cổ bị căng và đau. Nếu phải làm việc lâu thì cứ mỗi 30 phút 1 lần cần đứng dậy đi dạo hoặc tạo vài động tác để thư giãn vùng cổ.
Duy trì lối sống lành mạnh, giữ cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, tránh hút thuốc và liệu pháp yoga có thể giúp cải thiện bệnh.
Sử dụng thuốc chống viêm giảm đau theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để cắt cơn đau nhất thời.
Thoái hóa đốt sống cổ một khi đã xảy ra thì không thấy cách chữa trị nào có thể chữa khỏi được tình trạng thoái hóa của cột sống. Tuy nhiên, kết hợp những biện pháp ở trên có thể giúp giảm đau, giảm khó chịu, giúp người bệnh có cuộc sống bình thường. Để việc chữa trị có kết quả, bạn nên đến khám tại chuyên khoa cơ xương khớp ngay từ khi bệnh còn nhẹ để được hướng dẫn phương pháp đúng đắn trong việc phòng và chữa trị bệnh.
Chúc bạn sức khỏe!
Thoái hóa xương cổ
Câu hỏi bởi: Ho thi thao
Thua bac si. Chau nam nay 24 tuoi. Thoi gian vua roi chau bi thoai hoa xuong co. Chau da di kham tai benh vien Dai hoc y Ha Noi. Bac si chan doan chau bi lech dem 3 dot xuong co c3,4,5 gay chen ep tuy mau kho luu thong dan den cung khop co. Dau nua dau, dau vai khong the quay dau duoc. Va bac si da cho chau thuoc uong va tap vat ly tri lieu nhung tinh trang cua chau khong do mong bac si cho chau loi khuyen a.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn. Theo như bạn nói thì bệnh lý của bạn quá nặng nề đấy, nhất là với một người trẻ tuổi như bạn. Nhưng dù sao thì có lẽ bạn chưa phải dùng tới phương pháp phẫu thuật và còn có thể dùng các biện pháp nội khoa được. Tôi xin giới thiệu bạn tới phòng khám Vietlife 114 Trần Bình Trọng gặp bác sĩ Quỳnh số điện thoại 0949100110 nhé. Chúc bạn sức khỏe.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Thoái hóa các đốt sống cổ, lệch đĩa đệm đòi hỏi phải chữa kiên trì, đồng thời kết quả điều trị tiến triển chậm hoặc không tiến triển, điều trị chủ yếu là nội khoa và vật lý trị liệu phục hồi chức năng, việc can thiệp ngoại khoa rất hạn chế.
Mặt khác, bạn đã khám và điều trị ở nơi có chuyên môn cao rồi thì nên kiên trì chữa theo phác đồ của bệnh viện, tái khám lại khi hết lộ trình toa thuốc, nếu chưa chụp MRI thì có thể xin chụp để xác định rõ hơn tổn thương ở cột sống từ đó điều chỉnh thuốc cho phù hợp hơn. Việc chuyển hướng sang điều trị bằng thuốc đông y phải cân nhắc vì khả năng điều trị cũng không khả quan hơn điều trị bằng thuốc tây y.
Chúc bạn mạnh khỏe
Nữ 45 tuổi bị thoái hóa cột sống
Câu hỏi bởi: thu bằng
Chào các bác sĩ.
Tôi năm nay 45 tuổi, là nữ giới. Tôi bị bệnh đau lưng mấy mươi năm nay rồi, đi khám bác sĩ bảo là thoái hóa cột sống. Nhưng dùng thuốc cũng không khỏi. Bây giờ hình như bệnh ngày càng nặng thêm đi bộ đường dài không đi được nữa mong các bác sĩ giải đáp giúp!
Tôi cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào chị.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mãn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có triệu chứng viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn, và màng hoạt dịch.
Nguyên nhân:
Thường gặp là do tuổi tác (hay gặp ở những bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên), tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh càng nhiều.
Kế đến là do công việc lao động mang vác nặng nhọc, hoặc do tư thế lao động, hoạt động không đúng kéo dài, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ hoặc ngược lại: cơ thể thừa cân, ít vận động thể dục thể thao cũng góp phần gây nên thoái hóa cột sống lưng.
Tình trạng thoái hóa cột sống của chị kéo dài đã lâu và có triệu chứng nặng thêm. Đó là do bệnh đã tái phát nhiều lần, những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, chị chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.
Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay tại các bệnh viện là dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu… Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.
Khi ở nhà, nếu bị đau lưng, chị nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng cũng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi.
Chị không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.
Với tình trạng bệnh như hiện tại, chị không nên đi bộ đường dài khiến cho bệnh nặng hơn.
Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Chị có thể chườm bằng muối rang với ngải cứu, lá đu đủ tươi.
Không nên bóp dầu nóng, mật gấu và rượu vì làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.
Đồng thời, chị cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh. Cụ thể là ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và ít chất béo nhằm làm giảm khối lượng cơ thể giúp giảm tải trọng lên cột sống thắt lưng, ăn các loại thực phẩm như cá, các loại hạt, rau lá xanh chứa nhiều axit béo omega và chất chống oxy hóa, cả hai đều đóng góp vào sức khỏe của xương khớp…
Chị cũng có thể bổ sung các thuốc dưỡng khớp như Glucosamin, Jex, Viatrils, sụn vi cá mập…
Chúc chị khỏe mạnh!
Bệnh thoái hóa xương khớp ở người lớn tuổi.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Dạ, xin chào bác sĩ. Mẹ cháu năm nay gần 50 tuổi. Thời gian 2 năm trở lại đây mẹ cháu thường bị nhức mỏi các đốt ngón tay chân, gót chân, đi khám các bệnh viện lớn bác sĩ chuẩn đoán mẹ bệnh thoái hóa đa khớp. Vì mẹ bị đau dạ dày nên toa thuốc dù đã được bác sĩ kê thuốc hỗ trợ bao tử nhưng uống vào bị đau bao tử trở lại. Vì thế mẹ đành nghỉ uống và chữa bao tử. Mấy lần như thế cháu đưa mẹ đi khám thuốc đều làm mẹ bị bao tử lại. Nay tần suất mẹ đau nhiều hơn, liên tục và nhiều vị trí khác nhau hơn nhưng không biết chữa thế nào? Mong bác sĩ cho cháu một lời khuyên được không ạ? Cháu cám ơn nhiều
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh thoái hóa khớp thường là ở các khớp lớn và khớp chịu lực nhiều như: cột sống, khớp gối, khớp háng, khớp vai…..ít bị các khớp nhỏ như ngón tay, cổ tay…. Có khả năng mẹ của bạn bị viêm đa khớp nhiều hơn là bị thoái hóa khớp, mặt khác trong điều trị thoái hóa khớp chủ yếu là dùng thực phẩm chức năng Glucosamin, loại này không gây đau dạ dày, chỉ có các loại thuốc kháng viêm dạng corticoide (thuốc chính trong điều trị viêm khớp) là gây đau dạ dày nặng lên (do thuốc có tác dụng kích thích tăng tiết dịch vị làm độ toan trong dạ dày tăng lên và nếu bị bệnh dạ dày sẵn thì bệnh sẽ nặng lên).
Như vậy có thể bạn cho mẹ khám điều trị bằng y học cổ truyền kết hợp các thuốc xoa bóp tây y làm giảm đau như mỡ Salonfat, mỡ nọc rắn…
Chúc mẹ bạn mau lành bệnh
Bị thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được hoàn toàn?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Tôi năm nay 33 tuổi, là nam giới. Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ. Mong bác sĩ chỉ giúp cách chữa trị như thế nào và có chữa khỏi được hoàn toàn không?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh thoái hóa xương khớp hay gặp nhất. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, song gây ra nhiều biểu hiện đau và khó chịu, tác động đến cuộc sống và công việc. Thoái hoá đốt sống cổ không chỉ gặp ở người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều.
Để chữa trị, những biện pháp sau có thể giúp giảm đau và thư giãn cho vùng đốt sống cổ:
Tập thể dục cho cổ rất hay để giúp các cơ ở cổ thêm chắc khoẻ và thư giãn các đốt sống cổ. Điều quan trọng là tập đúng theo lời khuyên của bác sĩ và nên tập vào buổi sáng một cách đều đặn, có quy tắc.
Mát xa nhẹ nhàng vùng cổ, kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp tốt để cải thiện bệnh này.
Chườm túi nước nóng ở vùng cổ, tốt nhất nên hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, đúng cách theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Không gối đầu cao khi ngủ, sử dụng gối có độ cứng vừa phải để nâng đỡ cổ.
Không sử dụng máy tính, điện thoại di động nhiều vì tư thế cúi nhìn màn hình máy tính hay điện thoại khiến cổ bị căng và đau. Nếu phải làm việc lâu thì cứ mỗi 30 phút 1 lần cần đứng dậy đi dạo hoặc tạo vài động tác để thư giãn vùng cổ.
Duy trì lối sống lành mạnh, giữ cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, tránh hút thuốc và liệu pháp yoga có thể giúp cải thiện bệnh.
Sử dụng thuốc chống viêm giảm đau theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để cắt cơn đau nhất thời.
Thoái hóa đốt sống cổ một khi đã xảy ra thì không thấy cách chữa trị nào có thể chữa khỏi được tình trạng thoái hóa của cột sống. Tuy nhiên, kết hợp những biện pháp ở trên có thể giúp giảm đau, giảm khó chịu, giúp người bệnh có cuộc sống bình thường. Để việc chữa trị có kết quả, bạn nên đến khám tại chuyên khoa cơ xương khớp ngay từ khi bệnh còn nhẹ để được hướng dẫn phương pháp đúng đắn trong việc phòng và chữa trị bệnh.
Chúc bạn sức khỏe!
Thoái hóa xương cổ
Câu hỏi bởi: Ho thi thao
Thua bac si. Chau nam nay 24 tuoi. Thoi gian vua roi chau bi thoai hoa xuong co. Chau da di kham tai benh vien Dai hoc y Ha Noi. Bac si chan doan chau bi lech dem 3 dot xuong co c3,4,5 gay chen ep tuy mau kho luu thong dan den cung khop co. Dau nua dau, dau vai khong the quay dau duoc. Va bac si da cho chau thuoc uong va tap vat ly tri lieu nhung tinh trang cua chau khong do mong bac si cho chau loi khuyen a.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn. Theo như bạn nói thì bệnh lý của bạn quá nặng nề đấy, nhất là với một người trẻ tuổi như bạn. Nhưng dù sao thì có lẽ bạn chưa phải dùng tới phương pháp phẫu thuật và còn có thể dùng các biện pháp nội khoa được. Tôi xin giới thiệu bạn tới phòng khám Vietlife 114 Trần Bình Trọng gặp bác sĩ Quỳnh số điện thoại 0949100110 nhé. Chúc bạn sức khỏe.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Thoái hóa các đốt sống cổ, lệch đĩa đệm đòi hỏi phải chữa kiên trì, đồng thời kết quả điều trị tiến triển chậm hoặc không tiến triển, điều trị chủ yếu là nội khoa và vật lý trị liệu phục hồi chức năng, việc can thiệp ngoại khoa rất hạn chế.
Mặt khác, bạn đã khám và điều trị ở nơi có chuyên môn cao rồi thì nên kiên trì chữa theo phác đồ của bệnh viện, tái khám lại khi hết lộ trình toa thuốc, nếu chưa chụp MRI thì có thể xin chụp để xác định rõ hơn tổn thương ở cột sống từ đó điều chỉnh thuốc cho phù hợp hơn. Việc chuyển hướng sang điều trị bằng thuốc đông y phải cân nhắc vì khả năng điều trị cũng không khả quan hơn điều trị bằng thuốc tây y.
Chúc bạn mạnh khỏe
Nữ 45 tuổi bị thoái hóa cột sống
Câu hỏi bởi: thu bằng
Chào các bác sĩ.
Tôi năm nay 45 tuổi, là nữ giới. Tôi bị bệnh đau lưng mấy mươi năm nay rồi, đi khám bác sĩ bảo là thoái hóa cột sống. Nhưng dùng thuốc cũng không khỏi. Bây giờ hình như bệnh ngày càng nặng thêm đi bộ đường dài không đi được nữa mong các bác sĩ giải đáp giúp!
Tôi cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào chị.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mãn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có triệu chứng viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn, và màng hoạt dịch.
Nguyên nhân:
Thường gặp là do tuổi tác (hay gặp ở những bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên), tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh càng nhiều.
Kế đến là do công việc lao động mang vác nặng nhọc, hoặc do tư thế lao động, hoạt động không đúng kéo dài, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ hoặc ngược lại: cơ thể thừa cân, ít vận động thể dục thể thao cũng góp phần gây nên thoái hóa cột sống lưng.
Tình trạng thoái hóa cột sống của chị kéo dài đã lâu và có triệu chứng nặng thêm. Đó là do bệnh đã tái phát nhiều lần, những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, chị chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.
Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay tại các bệnh viện là dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu… Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.
Khi ở nhà, nếu bị đau lưng, chị nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng cũng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi.
Chị không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.
Với tình trạng bệnh như hiện tại, chị không nên đi bộ đường dài khiến cho bệnh nặng hơn.
Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Chị có thể chườm bằng muối rang với ngải cứu, lá đu đủ tươi.
Không nên bóp dầu nóng, mật gấu và rượu vì làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.
Đồng thời, chị cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh. Cụ thể là ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và ít chất béo nhằm làm giảm khối lượng cơ thể giúp giảm tải trọng lên cột sống thắt lưng, ăn các loại thực phẩm như cá, các loại hạt, rau lá xanh chứa nhiều axit béo omega và chất chống oxy hóa, cả hai đều đóng góp vào sức khỏe của xương khớp…
Chị cũng có thể bổ sung các thuốc dưỡng khớp như Glucosamin, Jex, Viatrils, sụn vi cá mập…
Chúc chị khỏe mạnh!
Theo ViCare