Người bệnh có thể sẽ gặp hiện tượng họng khô, nóng rát, ngứa họng, vướng họng khi mới ngủ dậy,… Chi tiết hơn, các chuyên gia sẽ giải thích cho các bạn ngay dưới đây.
Tại sao bị viêm họng mãn tính đã lâu dù uống thuốc nhưng không đỡ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em tên là Thân, 29 tuổi. Em bị viêm họng mãn tính đã lâu. Uống thuốc chỉ đỡ rồi lại bị. Hiện tại bệnh của em đã rất nặng. Em không nuốt được cơm hay thức ăn vì nuốt khó. Cảm giác như họng bị hẹp lại, nuốt thức ăn vào thì gây chèn ép. Đau đớn, gây nghẹt họng, buồn nôn rất khó chịu. Em soi gương thấy dây chằng từ vùng lưới gà xuống cổ bị sưng đỏ. Ngoài ra còn có các hiện tượng khó chịu khác như bị ho, khạc đờm màu trắng bạch lâu lâu lại có tí máu kèm theo. Hai bên tai xuất hiện tiếng ve kêu to, đau đầu, sổ mũi. Ngoài ra, em còn bị thêm chứng trào ngược dạ dày. Đi khám tai mũi họng nội soi 3 lần đều được cho là viêm họng mãn tính và trào ngược dạ dày. Vậy tại sao em uống thuốc không đỡ? Có khi nào em bị bệnh không chữa được như ung thư mà bác sĩ nói dối không.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn Thân.
Bệnh viêm họng mãn tính chữa rất nan giải, nhiều tình huống tồn tại gần như suốt đời, thay đổi thời tiết là bị tái lại hoặc năng lên. Trào ngược dạ dày thực quản có thể cũng góp phần làm cho viêm họng nặng lên và khó khỏi hơn. Biểu hiện như bạn mô tả không gợi ý nghĩ đến bệnh ung thư ở họng.
Bạn có thể áp dụng giải pháp sau: mua máy tạo khí dung cá nhân (có bán ở các cửa hàng dụng cụ y tế), khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng xin kê toa thuốc sử dụng đường khí dung và tuân thủ đầy đủ lộ trình chữa trị. Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản, phối hợp cả thuốc và chế độ sinh hoạt ăn uống nhằm ngăn chặn và hạn chế dịch vị trào ngược lên thực quản gây loét thực quản. Bệnh trào ngược này thường cũng phải chữa lâu dài và cũng rất khó giải quyết triệt để bệnh.
Chúc bạn khỏe!
Viêm hành tá tràng và viêm họng mãn tính có tác động lẫn nhau không?
Câu hỏi bởi: Sam
Chào bác sĩ.
Tôi nội soi dạ dày và tai mũi họng thì được chẩn đoán là viêm hành tá tràng và viêm họng mãn tính. Tôi luôn cảm thấy khó chịu ở cổ họng, như có dịch, nhất là vào lúc 7-8 giờ sáng và tối, khi đó tôi phải è è mấy tiếng. Bác sĩ cho tôi hỏi hai bệnh này có tác động lẫn nhau không? Và tôi nên chữa trị như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Hai bệnh viêm dạ dày hành tá tràng và viêm họng mãn tính không có mối liên hệ về cơ chế bệnh với nhau. Tuy nhiên, vì cùng ở một cơ thể con người nên chúng có sự tác động qua lại với nhau. Khi điều trị bệnh viêm họng không được dùng các thuốc dạng Corticoid vì thuốc này làm tăng tiết dịch vị có thể tác động làm tăng bệnh viêm loét dạ dày. Để hạn chế sự tương tác này, bạn có thể mua máy xông họng cá nhân về để sử dụng các thuốc xông trực tiếp vào mũi họng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị viêm họng mãn tính dạng teo có chữa khỏi không?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi. Cháu bị viêm họng mãn tính 5 năm, hễ hít phải khói thuốc, bụi, uống rượu bia là lại đau. Cháu đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị dạng teo rồi. Xin hỏi bác sĩ có chữa khỏi không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu!
Cháu bị viêm họng mãn tính thì thường là khó chữa, chữa lâu khỏi đòi hỏi sự kiên trì và kiêng kỵ:
Tránh khói thuốc, bia lạnh, đồ giải khát lạnh
Tránh làm việc bất thường (bỗng dưng ngủ đẫy giấc một buổi chiều, hoặc thức trắng đêm …).
Bệnh viêm họng mãn tính có thể vẫn chữa khỏi hẳn. Cháu có thể:
Mua máy tạo khí dung cá nhân có bán ở các cửa hàng bán dụng cụ y tế
Đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để xin kê toa thuốc sử dụng đường khí dung về kiên trì chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bị viêm họng mãn tính chích Solumedrol 40mg qua tĩnh mạch được không?
Câu hỏi bởi: tranhoang0108
Chào bác sĩ.
Cháu có một câu hỏi muốn được các bác sĩ giải đáp ạ. Má cháu năm nay 56 tuổi và bị ho đã hơn 4 tháng nay. Má cháu thường ho khan không có đờm từng tràng dài vào buổi tối trước khi đi ngủ và tới khoảng 3-4 giờ sáng thì dứt. Má cháu đã đi khám ở nhiều bệnh viện thì được chẩn đoán là viêm họng mãn tính, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nhưng uống nhiều loại kháng sinh nặng nhưng vẫn không khỏi. Má cháu cũng đã đi chụp X-Quang phổi và thấy bình thường. Có bác sĩ nói má cháu chích Solumedrol 40mg qua tĩnh mạch nhưng má cháu sợ chích vậy sẽ nguy hiểm. Cháu mong các bác sĩ có thể giải đáp để má cháu có thể khỏi bệnh.
Cháu cảm ơn các bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Viêm họng mãn tính đến nay vẫn được coi là một bệnh khó chữa trị dứt điểm. Để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
Cách súc họng:
Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa. Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp.
Việc chữa trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn tính. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn. Vậy cách tốt nhất để chữa bệnh là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh, tránh tiếp xúc với các lí do gây dị ứng, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, xúc họng nước muối sinh lý 0,9%, giữ ấm vùng cổ, ngực, tránh nằm máy lạnh quá lâu….Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối, gừng với muối, quất với đường phèn hoặc mật ong… Khi đã bị viêm họng nặng, phải dùng đến kháng sinh thì bạn phải nghiêm túc chữa trị đúng chỉ định của bác sĩ.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Viêm họng hạt mãn tính, viêm amidan mãn tính đã đi đốt nhưng vẫn đau cổ phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 37 tuổi vừa rồi (tầm mấy tuần trước) tôi có đi đốt viêm họng hạt theo lộ trình của bệnh viện. Và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ xong bây giờ nuốt nước bọt không đau nhưng cảm thấy hơi đau cổ, khó chịu vùng cổ và thỉnh thoảng phải e hèm mới nới được vì nói thỉnh thoảng bị khàn. Vậy thưa bác sĩ bây giờ em nên làm thế nào ạ? Thế có dẫn đến bị ung thư không ạ? Bác sĩ ơi khi đi khám thì em có bị: viêm họng hạt mãn tính, viêm amidan mãn tính. Mong bác sĩ giúp đỡ ạ!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mãn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc…)
Viêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó chữa trị dứt điểm. Các phương pháp chữa trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
Cách súc họng: Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa. Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp.
Việc chữa trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn. Vậy cách tốt nhất để chữa bệnh là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh; tránh tiếp xúc với các lí do gây dị ứng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, xúc họng nước muối sinh lý 9%, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh nằm máy lạnh quá lâu… Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong… Khi đã bị viêm họng nặng, phải dùng đến kháng sinh thì bạn phải nghiêm túc chữa trị đúng chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn sống khỏe!
Tại sao bị viêm họng mãn tính đã lâu dù uống thuốc nhưng không đỡ?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em tên là Thân, 29 tuổi. Em bị viêm họng mãn tính đã lâu. Uống thuốc chỉ đỡ rồi lại bị. Hiện tại bệnh của em đã rất nặng. Em không nuốt được cơm hay thức ăn vì nuốt khó. Cảm giác như họng bị hẹp lại, nuốt thức ăn vào thì gây chèn ép. Đau đớn, gây nghẹt họng, buồn nôn rất khó chịu. Em soi gương thấy dây chằng từ vùng lưới gà xuống cổ bị sưng đỏ. Ngoài ra còn có các hiện tượng khó chịu khác như bị ho, khạc đờm màu trắng bạch lâu lâu lại có tí máu kèm theo. Hai bên tai xuất hiện tiếng ve kêu to, đau đầu, sổ mũi. Ngoài ra, em còn bị thêm chứng trào ngược dạ dày. Đi khám tai mũi họng nội soi 3 lần đều được cho là viêm họng mãn tính và trào ngược dạ dày. Vậy tại sao em uống thuốc không đỡ? Có khi nào em bị bệnh không chữa được như ung thư mà bác sĩ nói dối không.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn Thân.
Bệnh viêm họng mãn tính chữa rất nan giải, nhiều tình huống tồn tại gần như suốt đời, thay đổi thời tiết là bị tái lại hoặc năng lên. Trào ngược dạ dày thực quản có thể cũng góp phần làm cho viêm họng nặng lên và khó khỏi hơn. Biểu hiện như bạn mô tả không gợi ý nghĩ đến bệnh ung thư ở họng.
Bạn có thể áp dụng giải pháp sau: mua máy tạo khí dung cá nhân (có bán ở các cửa hàng dụng cụ y tế), khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng xin kê toa thuốc sử dụng đường khí dung và tuân thủ đầy đủ lộ trình chữa trị. Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản, phối hợp cả thuốc và chế độ sinh hoạt ăn uống nhằm ngăn chặn và hạn chế dịch vị trào ngược lên thực quản gây loét thực quản. Bệnh trào ngược này thường cũng phải chữa lâu dài và cũng rất khó giải quyết triệt để bệnh.
Chúc bạn khỏe!
Viêm hành tá tràng và viêm họng mãn tính có tác động lẫn nhau không?
Câu hỏi bởi: Sam
Chào bác sĩ.
Tôi nội soi dạ dày và tai mũi họng thì được chẩn đoán là viêm hành tá tràng và viêm họng mãn tính. Tôi luôn cảm thấy khó chịu ở cổ họng, như có dịch, nhất là vào lúc 7-8 giờ sáng và tối, khi đó tôi phải è è mấy tiếng. Bác sĩ cho tôi hỏi hai bệnh này có tác động lẫn nhau không? Và tôi nên chữa trị như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Hai bệnh viêm dạ dày hành tá tràng và viêm họng mãn tính không có mối liên hệ về cơ chế bệnh với nhau. Tuy nhiên, vì cùng ở một cơ thể con người nên chúng có sự tác động qua lại với nhau. Khi điều trị bệnh viêm họng không được dùng các thuốc dạng Corticoid vì thuốc này làm tăng tiết dịch vị có thể tác động làm tăng bệnh viêm loét dạ dày. Để hạn chế sự tương tác này, bạn có thể mua máy xông họng cá nhân về để sử dụng các thuốc xông trực tiếp vào mũi họng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị viêm họng mãn tính dạng teo có chữa khỏi không?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi. Cháu bị viêm họng mãn tính 5 năm, hễ hít phải khói thuốc, bụi, uống rượu bia là lại đau. Cháu đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị dạng teo rồi. Xin hỏi bác sĩ có chữa khỏi không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu!
Cháu bị viêm họng mãn tính thì thường là khó chữa, chữa lâu khỏi đòi hỏi sự kiên trì và kiêng kỵ:
Tránh khói thuốc, bia lạnh, đồ giải khát lạnh
Tránh làm việc bất thường (bỗng dưng ngủ đẫy giấc một buổi chiều, hoặc thức trắng đêm …).
Bệnh viêm họng mãn tính có thể vẫn chữa khỏi hẳn. Cháu có thể:
Mua máy tạo khí dung cá nhân có bán ở các cửa hàng bán dụng cụ y tế
Đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để xin kê toa thuốc sử dụng đường khí dung về kiên trì chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Bị viêm họng mãn tính chích Solumedrol 40mg qua tĩnh mạch được không?
Câu hỏi bởi: tranhoang0108
Chào bác sĩ.
Cháu có một câu hỏi muốn được các bác sĩ giải đáp ạ. Má cháu năm nay 56 tuổi và bị ho đã hơn 4 tháng nay. Má cháu thường ho khan không có đờm từng tràng dài vào buổi tối trước khi đi ngủ và tới khoảng 3-4 giờ sáng thì dứt. Má cháu đã đi khám ở nhiều bệnh viện thì được chẩn đoán là viêm họng mãn tính, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nhưng uống nhiều loại kháng sinh nặng nhưng vẫn không khỏi. Má cháu cũng đã đi chụp X-Quang phổi và thấy bình thường. Có bác sĩ nói má cháu chích Solumedrol 40mg qua tĩnh mạch nhưng má cháu sợ chích vậy sẽ nguy hiểm. Cháu mong các bác sĩ có thể giải đáp để má cháu có thể khỏi bệnh.
Cháu cảm ơn các bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Viêm họng mãn tính đến nay vẫn được coi là một bệnh khó chữa trị dứt điểm. Để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
Cách súc họng:
Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa. Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp.
Việc chữa trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn tính. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn. Vậy cách tốt nhất để chữa bệnh là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh, tránh tiếp xúc với các lí do gây dị ứng, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, xúc họng nước muối sinh lý 0,9%, giữ ấm vùng cổ, ngực, tránh nằm máy lạnh quá lâu….Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối, gừng với muối, quất với đường phèn hoặc mật ong… Khi đã bị viêm họng nặng, phải dùng đến kháng sinh thì bạn phải nghiêm túc chữa trị đúng chỉ định của bác sĩ.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Viêm họng hạt mãn tính, viêm amidan mãn tính đã đi đốt nhưng vẫn đau cổ phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 37 tuổi vừa rồi (tầm mấy tuần trước) tôi có đi đốt viêm họng hạt theo lộ trình của bệnh viện. Và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ xong bây giờ nuốt nước bọt không đau nhưng cảm thấy hơi đau cổ, khó chịu vùng cổ và thỉnh thoảng phải e hèm mới nới được vì nói thỉnh thoảng bị khàn. Vậy thưa bác sĩ bây giờ em nên làm thế nào ạ? Thế có dẫn đến bị ung thư không ạ? Bác sĩ ơi khi đi khám thì em có bị: viêm họng hạt mãn tính, viêm amidan mãn tính. Mong bác sĩ giúp đỡ ạ!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mãn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc…)
Viêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó chữa trị dứt điểm. Các phương pháp chữa trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt biểu hiện và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
Cách súc họng: Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa. Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp.
Việc chữa trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn. Vậy cách tốt nhất để chữa bệnh là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh; tránh tiếp xúc với các lí do gây dị ứng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, xúc họng nước muối sinh lý 9%, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh nằm máy lạnh quá lâu… Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong… Khi đã bị viêm họng nặng, phải dùng đến kháng sinh thì bạn phải nghiêm túc chữa trị đúng chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn sống khỏe!
Theo ViCare