Một vài thắc mắc về sạm da do đi nắng


4,226
1
1
Xu
53
Sạm da trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là do đi nắng mà không che chắn cẩn thận. Đây cũng chính là vấn đề da liễu được khá nhiều người đặt thắc mắc.

Sạm da do nắng chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: hong tham

Em chào bác sĩ!

Xin hỏi bác sĩ. Mùa hè này rất nắng nên em bị sạm da. Xin hỏi bác sĩ làm cách nào để trắng trở lại?

Xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào em!

Ánh nắng mặt trời chiếu lên da sẽ làm tăng sắc tố da gây sạm da. Có những loại tia trong ánh nắng mặt trời gây lão hóa da, da trở nên thô ráp, nhăn chùng… Có những loại tia trong ánh nắng mặt trời còn làm suy yếu chức năng của da, làm cho da trở nên dễ bị nhạy cảm., làm cho da trở nên dễ bị nhạy cảm.

Em có thể áp dụng một vài bí quyết chữa cháy nắng da sau đây:

Chăm sóc da đúng cách, đều đặn mỗi ngày, rửa mặt nhẹ nhàng, không chà xát da quá mạnh và quá thường xuyên, tôn trọng cấu trúc da, không quá lạm dụng mỹ phẩm.

Ăn uống điều độ, không nên ăn quá nhiều mỡ động vật, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh…

Em có thể sử dụng một số nguyên liệu từ tự nhiên để cải thiện tình trạng sạm da do nắng của mình:

Em chỉ cần cắt lát dưa chuột rồi đắp trực tiếp lên những vùng vừa phơi nắng bị bỏng, sạm khoảng 10 phút. Dưa chuột có tác dụng hoàn hảo để khôi phục làn da bị bỏng nắng.

Nước ép cà chua pha với mật ong bôi lên da và để trong 10 phút em sẽ thấy làn da đẹp lên trông thấy. Vì cà chua có chứa nhiều Lycopene giúp cải thiện sắc tố đỏ giúp da hồng hào, căng mịn và chống nắng rất hiệu quả.

Chanh được xem là thần dược trong việc làm trắng da và cải thiện làn da sạm màu. Để tận dụng được vitamin C trong chanh em có thể vừa pha nước chanh để uống, có thể pha chanh với đường, muối hoặc mật ong sẽ giúp da sáng đẹp từ bên trong. Ngoài ra axit trong chanh có tác dụng loại bỏ da chết rất hiệu quả. Pha chanh, mật ong, sữa chua theo tỉ lệ 1:1:1 rồi bôi lên vùng da sạm màu, giữ trong 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Kiên trì trong 1 tuần, em sẽ thấy tác dụng thần kỳ do hỗn hợp này mang lại.

Trộn sữa tươi, mật ong với đu đủ rồi đắp lên da, để 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.

Chúc em vui, khỏe!

Nam 21 tuổi bị cháy nắng sạm da phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em là nam giới, sinh năm 1995. Cho em hỏi làm thế nào để da mặt bị cháy nắng từ mấy năm nay rồi có thể sáng, trắng ra ạ? Rất mong bác sĩ trả lời giúp em trong thời gian ngắn nhất có thể!

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em!

Qua thông tin em mô tả, em bị cháy nắng từ mấy năm nay và hiện tại tổn thương vẫn còn trên da mặt, điều này cho thấy cần phải xác định chính xác tình trạng tổn thương trên da mặt của em. Ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng tới da và khiến cho làn da bị các dạng tổn thương như sạm da đơn thuần, viêm da do ánh nắng hoặc nám da,… Thông thường, tình trạng sạm da đơn thuần do ánh nắng sẽ giảm và hết trong vòng vài tuần tới vài tháng, còn tình trạng viêm da do ánh nắng có thể tái diễn dai dẳng hơn nếu tiếp tục tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong khi đó, tình trạng nám da có thể tồn tại kéo dài, thậm chí không giảm nếu không được chữa trị thích hợp.

Do vậy, điều quan trọng trước tiên là em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc Thẩm mỹ để xác định chính xác mức độ sạm da, nám da. Với khoa học kỹ thuật như hiện nay có rất nhiều biện pháp để chữa trị nám da, sạm da như uống thuốc bôi tại chỗ (Dermatix, Azelin,…) hoặc dùng các biện pháp khác như lột da bằng hóa chất, tẩy da, laser, công nghệ ánh sáng, chữa trị vi điểm,… Tùy theo, tính chất và mức độ sạm da, nám da mà bác sĩ sẽ lựa chọn và chỉ định biện pháp chữa trị phù hợp.

Thân mến!

Da sạm đen có phải bệnh không?


Câu hỏi bởi: Mr.Vinh

Chào bác sĩ!

Em là nam năm nay em 15 tuổi. Em không hiểu sao mà da em nó cứ đen rám mặt dù em rất ít khi ra ngoài, không biết có phải là bệnh gì không? Và có cách nào xử lý không ạ?

Cảm ơn bác sĩ nhiều!

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ


Chào em!

Màu sắc da người là do số lượng sắc tố đen trong da. Các nhà khoa học cho biết, màu da là kết quả của sự tiến hóa để thích ứng với môi trường. Theo mô tả có thể em bị sạm da. Sạm da là tình trạng da của người bệnh đen sạm hơn so với da bình thường của chính mình. Sạm da có khi chỉ ở một vùng của cơ thể như rám má ở mặt, sạm da sau viêm, bớt sắc tố… Cũng có khi toàn thân đen sạm như trong bệnh lý của tuyến thượng thận (bệnh Addison), suy thận.

Nguyên nhân của sạm da cũng rất phức tạp:

Sạm da do di truyền hay bẩm sinh: hội chứng Leopard (có bất thường về điện tim, hai mắt cách xa nhau, hẹp động mạch phổi, bất thường bộ phận sinh dục, phát triển chậm, điếc), hội chứng Peutz-Jeghers (đột biến nhiễm sắc thể làm xuất hiện nhiều nốt ruồi ở môi dưới cùng với polip ở dạ dày, ruột và các mảng sắc tố trên da), tàn nhang là các đốm màu nâu hay cà phê sữa, có khi khu trú ở mặt, có khi lan tràn toàn thân, bệnh nặng lên về mùa xuân hè, giảm về mùa đông. Ngoài ra còn phải kể đến các bệnh khác như: hội chứng Calm (các mảng màu cà phê sữa kích thước từ 2 – 20 cm, xuất hiện rất sớm khi sinh ra đã có), bệnh sắc tố Becker, bệnh nhiễm sắc tố đầu chi của Dohi, tăng sắc tố dạng võng đầu chi của Kitamura, bớt sắc tố Mông Cổ, bớt Ito, Ota hay bệnh nhiễm sắc tố dầm dề (do di truyền trội trên nhiễm sắc thể X, xuất hiện ngay sau đẻ, bệnh gây sạm da ở nữ giới nhưng gây chết người ở nam giới).

Sạm da do rối loạn chuyển hóa như bệnh nhiễm sắc tố sắt (tăng sắc tố màu thiếc hay màu đá xám, xuất hiện vùng da hở sau lan rộng ra. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên kèm theo có gan to, tiểu đường và sắt huyết thanh cao). Bệnh thoái hóa bột (tăng sắc tố có tính đối xứng xuất hiện trong bệnh Lichen và thoái hóa bột thành mảng). Bệnh sạm da do hóa chất hay thuốc (hồng ban cố định nhiễm sắc), do dinh dưỡng gây sạm da trong bệnh thiếu vitamin A, B12, PP (sạm da ở vùng da hở).

Sạm da cũng do yếu tố vật lý như cháy nắng, rám nắng ở những vùng hở bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ.

Đôi khi sạm da còn gặp trong một số bệnh: sạm da sau viêm hay nhiễm khuẩn, do khối u (các bớt sắc tố, u tế bào sắc tố), cũng có khi sạm da còn gặp trong một số bệnh hệ thống, nhiễm khuẩn toàn thân, u lympho, bệnh gai đen, xơ cứng bì, suy thận…

Về chữa trị: nguyên tắc là chữa trị theo lí do, tránh nắng. Vì vậy em nên đi khám bác sĩ để xác định xem là do da của em màu đen hay là bị mắc bệnh sạm da để có hướng xử trí thích hợp.

Chúc em vui, khoẻ!

Làm sao để phục hồi da sạm nắng do đi nắng nhiều?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Năm nay cháu 14 tuổi, do đi nắng nhiều nên da của cháu ngày một đen sạm. Cháu đã dùng mọi cách nhưng không đạt hiệu quả, cháu cũng đã đội mũ rộng vành và đeo khẩu trang khi ra nắng nhưng cũng không đạt hiệu quả. Vậy cho cháu hỏi có cách nào để giúp phục hồi làn da lại không?

Cháu xin cảm ơn.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Khi ra nắng da bị đen sạm là chuyện bình thường, là do phản ứng của da tăng hắc tố để bảo vệ và do lớp sừng bị tổn thương bong tróc. Hiện tượng này sẽ lui khi không còn tác nhân nắng nóng ảnh hưởng trên da nữa, da sẽ trở về bình thường như trước đây.

Bạn có thể sử dụng kem chống nắng khi lao động làm việc ngoài trời, chú ý bôi cả ngay khi trời râm nhiều mây, vì tia tử ngoại gây đen da đi xuyên được qua mây dày, chỉ 5% bị hấp thụ ở mây.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Làm sao để phục hồi da đen sạm?


Câu hỏi bởi: minzy

Chào bác sĩ!

Lúc cháu học lớp 9 làn da mặt của cháu rất trắng và hồng hào. Tại da cháu rất mau bắt nắng khiến da của cháu hơi sạm đen, nên cháu đã sử dụng sữa rữa mặt Pond trắng hồng. 1 thời gian đầu rất hiệu quả nhưng sau lại đen và còn nổi mụn. Lên lớp 11 cháu sử dụng sữa rửa mặt ốc sên, nhưng da không trắng mà đen. Cho cháu hỏi có cách nào phục hồi lan da của cháu trắng hồng trở lại được mà không cần dùng đến mỹ phẩm không?

Cảm ơn bác sĩ ạ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào cháu!

Yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định màu sắc tự nhiên của da. Melanin được sinh ra ở phần dưới cùng của lớp ngoại biểu bì và dần dần thâm nhập vào lớp da ngoài, lượng melanin càng nhiều, da cháu càng sậm màu. Melanin có vai trò trong việc bảo vệ da chống lại tia cực tím có hại của mặt trời và ngăn cho chúng không thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, cơ thể chúng ta cần một lượng melanin vừa đủ. Tuy nhiên, khi da cháu tiếp xúc nhiều dưới ánh nắng mặt trời, nó sẽ sản sinh ra nhiều melanin để bảo vệ chính nó khiến da sậm màu hơn. Khi da cháu không còn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài, lượng melanin đã được sản sinh ra trở nên dư thừa. Nếu lượng melanin này giảm đi, da cháu sẽ trở nên sáng hơn.

Vì vậy, khi đi nắng cháu nên đội mũ rộng vành và đeo khẩu trang cẩn thận. Cháu cần thận trọng khi dùng các mỹ phẩm làm trắng da vì chúng có thể gây kích ứng da. Cháu có thể áp dụng một số biện pháp làm cải thiện làn da từ củ quả này nhé:

Dùng hỗn hợp nước ép dưa chuột, khoai tây, cà chua để rửa mặt hàng ngày sẽ giúp cải thiện làn da của cháu.

Mặt nạ mật ong với nước cốt chanh cũng có thể kết hợp với dầu hạnh nhân và sữa bột. Đắp hỗn hợp lên mặt sau 15 phút rửa mặt bảng nước ấm.

Đắp mặt nạ bằng bột vỏ cam và sữa bột thường xuyên 25phút/ngày cũng giúp tẩy trắng da tự nhiên.

Thoa nước ép cà rốt tươi lên mặt, đây là một phương thuốc đặc biệt và hiệu quả để làm giảm các nhược điểm và sắc tố đen cho làn da.

Chúc cháu có làn da như ý muốn!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl