Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở bé, do cấu trúc tai các bé chưa hoàn chỉnh. Những tác nhân gây viêm tai sẽ được các bác sĩ làm rõ hơn ngay sau đây.
Tai bé chảy mủ có phải bị viêm tai giữa?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con gái tôi được 6 tháng tuổi, sáng nay ngủ dậy thấy tai cháu chảy mủ. Xin hỏi bác sĩ có phải cháu bị viêm tai giữa không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trẻ em thấy chảy mủ tai là biểu hiện điển hình của viêm tai giữa, màng nhĩ đã bị thủng và mủ ở tai giữa chảy ra ngoài lỗ tai.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Nữ 18 tuổi nghi bị viêm tai giữa
Câu hỏi bởi: minh thư
Chào bác sĩ ạ!
Thưa bác sĩ, tôi năm nay 18 tuổi. Trong lỗ tai tôi dạo này có mũ vàng kéo sợi, có mùi thối rất nồng và hay chóng mặt, choáng đầu. Sờ vào tai cũng cảm hơi đau. Vậy bác sĩ hãy hướng dẫn cách điều trị được không ạ?
Xin cám ơn!
Chào bạn!
Tai chúng ta bình thường không có dịch. Nó chỉ có ít ráy tai. Khi tai chảy dịch chắc chắn có bệnh ở tai. Nếu kéo vành tai mà đau, lí do thường nằm tại vùng tai ngoài như nhọt, viêm ống tai ngoài, dị vật tai nhiễm trùng,…Nếu mủ tai vàng, xanh, hôi thối kèm chóng mặt mà trước đây đã từng bị chảy mủ tai thì thường là viêm tai giữa mãn tính tái phát. Cần cảnh giác bệnh viêm tai xương chũm mãn tính hồi viêm có thể gây biến chứng vào sọ não gây viêm màng não, apxe não rất nguy hiểm. Bạn nên đến khám bác sĩ tai mũi họng tại các bệnh viện lớn hay bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng. Sau khi súc rửa tai sạch sẽ, bác sĩ kiểm tra tai ngoài, tai giữa xem tình trạng ống tai, màng nhĩ thế nào. Nếu màng nhĩ thủng: bạn đã bị viêm tai giữa. Cũng có thể chụp CTSCAN xương thái dương để xem xương chũm sau tai có bị viêm không? Màng nhĩ không thủng: bạn có thể chỉ bị viêm tai ngoài. Tùy tình trạng bệnh mà có các phương pháp chữa bệnh khác nhau: bệnh đơn giản thì chỉ dùng thuốc, nhỏ tai, hút sạch mủ tai hay bệnh nặng hơn phải phẫu thuật tai: mổ xương chũm hay vá màng nhĩ,…
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Viêm tai giữa có ảnh hưởng đến khả năng nghe?
Câu hỏi bởi: NTN
Thưa bác sĩ.
Em có đi khám tai được bác sĩ chẩn đoán viêm tai giữa và có thể gây thủng màng nhĩ. Bác sĩ cho em hỏi, nếu sau khi màng nhĩ tự lành lại được thì khả năng nghe có bị giảm không? Và nếu phải phẫu thuật vá màng nhĩ thì ca phẩu thuật có phức tạp không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Vá màng nhĩ hiện nay đã được thực hiện tốt tại Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương, sau khi phẫu thuật thành công sức nghe gần như phục hồi hoàn toàn, nhưng thủ thuật vá màng nhĩ có tỉ lệ không thành công nhất định. Trước khi phẫu thuật cần: Thăm dò và làm sạch các bệnh lý của tai giữa như viêm, bội nhiễm các xương con của tai hoặc bệnh Cholestetome. Vá màng nhĩ phải gây mê toàn thân. Sẹo sẽ nằm ở phía trong ngay cửa ống tai ngoài hoặc sau tai. Người ta sẽ sử dụng “cân” cơ thái dương (phần cơ phía trên tai), hoặc là một mảnh tĩnh mạch hay một miếng sụn của vành tai để vá màng nhĩ. Các chất liệu như Teflon, gốm hoặc các mẩu xương vụn được dùng để thay thế xương con (nếu bị hỏng). Nếu có bệnh tích Cholestetome, phẫu thuật viên bắt buộc phải mở rộng khoang tai để bỏ Cholestetome được dễ dàng và để thuận tiện cho việc theo dõi. Thời gian nằm viện của phẫu thuật vá màng nhĩ là khoảng 2 ngày và thời gian chăm sóc hậu phẫu là 2 tuần. Cholestetome là sự tồn tại của lớp biểu bì, bình thường không thấy mà chỉ có khi bị thủng màng. Phần tích tụ biểu bì này có dạng như một cái nang và sẽ tăng dần kích thước do đó làm tiêu hủy các cấu trúc xương xung quanh nó.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bé hai tháng tuổi bị viêm tai giữa chảy mủ, chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi có con gái mới gần hai tháng tuổi cháu bị viêm tai giữa chảy mủ. Tôi đã đưa con đi khám và được bác sĩ cho thuốc kháng sinh để uống và hướng dẫn làm khô tai bằng bông gòn. Khoảng hai ngày tai khô không còn chảy mủ nữa nhưng cháu lại bị ho và kèm theo tiêu chảy. Vậy cháu có bị thêm bệnh khác không và viêm tai có thể bị tái phát không thưa bác sĩ. Mong bác sĩ giải đáp giúp cho tôi về điều này ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trẻ bị viêm tai thường có biến chứng tiêu chảy, nhưng tiêu chảy thường hết sau khi viêm tai khỏi. Bệnh viêm tai giữa cần phải chữa trị dứt điểm, phải được các bác sĩ khám lại khi có các dấu hiệu lành bệnh mới được dừng thuốc. Khi bạn chữa trị viêm tai giữ được 2 ngày không có chảy mủ nữa thì chưa thể kết luận là bệnh đã khỏi. Bệnh viêm tai giữa nếu không chữa dứt điểm thường hay trở thành mãn tính tái viêm nhiều lần. Vì vậy bạn cần phải chữa trị cho bé khỏi dứt điểm không nên để bệnh trở thành mãn tính.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Viêm tai giữa chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ạ!
Tôi bị viêm tai giữa đi khám nhiều lần mà không khỏi chữa thế nào?
Xin cám ơn!
Chào bạn!
Tai tính từ vành tai vào trong được chia thành 3 phần: tai ngoài (vành tai và ống tai: thông với môi trường ngoài), tai giữa (màng nhĩ và hòm tai: thông với họng mũi) và tai trong (tiền đình và ốc tai: tai thần kinh). Viêm tai giữa Là bệnh nhiễm trùng ở hòm tai tác động đến màng nhĩ (gây thủng). Hậu quả của nó là gây nghe kém, chảy mủ, ù tai. Tai giữa viêm không chữa triệt để có thể viêm nhiễm nhiều lần gây hư hại các cấu trúc tai. Hư hại càng nhiều, điếc tai càng nặng và có thể gây biến chứng. Khi có biến chứn, vi trùng từ tai giữa có thể xâm nhập gây viêm vào màng não đe dọa tính mạng. Chữa viêm tai giữa: giai đoạn đầu uống thuốc nội khoa: kháng sinh, nhỏ tai, hút mủ tai theo đơn Bác sĩ tai mũi họng. Giai đoạn sau đó sẽ phẫu thuật để lấy sạch các tổn thương hòm tai, xương chũm và vá lại màng nhĩ giúp khô tai và nghe tốt hơn, tránh biến chứng. Bạn nên khám bệnh tại bác sĩ Tai Mũi Họng, dùng thuốc và tái khám định kỳ theo đơn. Phẫu thuật tai khi có chỉ định để chữa khỏi bệnh tai giữa của mình nhé.
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Tai bé chảy mủ có phải bị viêm tai giữa?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con gái tôi được 6 tháng tuổi, sáng nay ngủ dậy thấy tai cháu chảy mủ. Xin hỏi bác sĩ có phải cháu bị viêm tai giữa không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trẻ em thấy chảy mủ tai là biểu hiện điển hình của viêm tai giữa, màng nhĩ đã bị thủng và mủ ở tai giữa chảy ra ngoài lỗ tai.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Nữ 18 tuổi nghi bị viêm tai giữa
Câu hỏi bởi: minh thư
Chào bác sĩ ạ!
Thưa bác sĩ, tôi năm nay 18 tuổi. Trong lỗ tai tôi dạo này có mũ vàng kéo sợi, có mùi thối rất nồng và hay chóng mặt, choáng đầu. Sờ vào tai cũng cảm hơi đau. Vậy bác sĩ hãy hướng dẫn cách điều trị được không ạ?
Xin cám ơn!
Chào bạn!
Tai chúng ta bình thường không có dịch. Nó chỉ có ít ráy tai. Khi tai chảy dịch chắc chắn có bệnh ở tai. Nếu kéo vành tai mà đau, lí do thường nằm tại vùng tai ngoài như nhọt, viêm ống tai ngoài, dị vật tai nhiễm trùng,…Nếu mủ tai vàng, xanh, hôi thối kèm chóng mặt mà trước đây đã từng bị chảy mủ tai thì thường là viêm tai giữa mãn tính tái phát. Cần cảnh giác bệnh viêm tai xương chũm mãn tính hồi viêm có thể gây biến chứng vào sọ não gây viêm màng não, apxe não rất nguy hiểm. Bạn nên đến khám bác sĩ tai mũi họng tại các bệnh viện lớn hay bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng. Sau khi súc rửa tai sạch sẽ, bác sĩ kiểm tra tai ngoài, tai giữa xem tình trạng ống tai, màng nhĩ thế nào. Nếu màng nhĩ thủng: bạn đã bị viêm tai giữa. Cũng có thể chụp CTSCAN xương thái dương để xem xương chũm sau tai có bị viêm không? Màng nhĩ không thủng: bạn có thể chỉ bị viêm tai ngoài. Tùy tình trạng bệnh mà có các phương pháp chữa bệnh khác nhau: bệnh đơn giản thì chỉ dùng thuốc, nhỏ tai, hút sạch mủ tai hay bệnh nặng hơn phải phẫu thuật tai: mổ xương chũm hay vá màng nhĩ,…
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Viêm tai giữa có ảnh hưởng đến khả năng nghe?
Câu hỏi bởi: NTN
Thưa bác sĩ.
Em có đi khám tai được bác sĩ chẩn đoán viêm tai giữa và có thể gây thủng màng nhĩ. Bác sĩ cho em hỏi, nếu sau khi màng nhĩ tự lành lại được thì khả năng nghe có bị giảm không? Và nếu phải phẫu thuật vá màng nhĩ thì ca phẩu thuật có phức tạp không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Vá màng nhĩ hiện nay đã được thực hiện tốt tại Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương, sau khi phẫu thuật thành công sức nghe gần như phục hồi hoàn toàn, nhưng thủ thuật vá màng nhĩ có tỉ lệ không thành công nhất định. Trước khi phẫu thuật cần: Thăm dò và làm sạch các bệnh lý của tai giữa như viêm, bội nhiễm các xương con của tai hoặc bệnh Cholestetome. Vá màng nhĩ phải gây mê toàn thân. Sẹo sẽ nằm ở phía trong ngay cửa ống tai ngoài hoặc sau tai. Người ta sẽ sử dụng “cân” cơ thái dương (phần cơ phía trên tai), hoặc là một mảnh tĩnh mạch hay một miếng sụn của vành tai để vá màng nhĩ. Các chất liệu như Teflon, gốm hoặc các mẩu xương vụn được dùng để thay thế xương con (nếu bị hỏng). Nếu có bệnh tích Cholestetome, phẫu thuật viên bắt buộc phải mở rộng khoang tai để bỏ Cholestetome được dễ dàng và để thuận tiện cho việc theo dõi. Thời gian nằm viện của phẫu thuật vá màng nhĩ là khoảng 2 ngày và thời gian chăm sóc hậu phẫu là 2 tuần. Cholestetome là sự tồn tại của lớp biểu bì, bình thường không thấy mà chỉ có khi bị thủng màng. Phần tích tụ biểu bì này có dạng như một cái nang và sẽ tăng dần kích thước do đó làm tiêu hủy các cấu trúc xương xung quanh nó.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bé hai tháng tuổi bị viêm tai giữa chảy mủ, chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi có con gái mới gần hai tháng tuổi cháu bị viêm tai giữa chảy mủ. Tôi đã đưa con đi khám và được bác sĩ cho thuốc kháng sinh để uống và hướng dẫn làm khô tai bằng bông gòn. Khoảng hai ngày tai khô không còn chảy mủ nữa nhưng cháu lại bị ho và kèm theo tiêu chảy. Vậy cháu có bị thêm bệnh khác không và viêm tai có thể bị tái phát không thưa bác sĩ. Mong bác sĩ giải đáp giúp cho tôi về điều này ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trẻ bị viêm tai thường có biến chứng tiêu chảy, nhưng tiêu chảy thường hết sau khi viêm tai khỏi. Bệnh viêm tai giữa cần phải chữa trị dứt điểm, phải được các bác sĩ khám lại khi có các dấu hiệu lành bệnh mới được dừng thuốc. Khi bạn chữa trị viêm tai giữ được 2 ngày không có chảy mủ nữa thì chưa thể kết luận là bệnh đã khỏi. Bệnh viêm tai giữa nếu không chữa dứt điểm thường hay trở thành mãn tính tái viêm nhiều lần. Vì vậy bạn cần phải chữa trị cho bé khỏi dứt điểm không nên để bệnh trở thành mãn tính.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Viêm tai giữa chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ạ!
Tôi bị viêm tai giữa đi khám nhiều lần mà không khỏi chữa thế nào?
Xin cám ơn!
Chào bạn!
Tai tính từ vành tai vào trong được chia thành 3 phần: tai ngoài (vành tai và ống tai: thông với môi trường ngoài), tai giữa (màng nhĩ và hòm tai: thông với họng mũi) và tai trong (tiền đình và ốc tai: tai thần kinh). Viêm tai giữa Là bệnh nhiễm trùng ở hòm tai tác động đến màng nhĩ (gây thủng). Hậu quả của nó là gây nghe kém, chảy mủ, ù tai. Tai giữa viêm không chữa triệt để có thể viêm nhiễm nhiều lần gây hư hại các cấu trúc tai. Hư hại càng nhiều, điếc tai càng nặng và có thể gây biến chứng. Khi có biến chứn, vi trùng từ tai giữa có thể xâm nhập gây viêm vào màng não đe dọa tính mạng. Chữa viêm tai giữa: giai đoạn đầu uống thuốc nội khoa: kháng sinh, nhỏ tai, hút mủ tai theo đơn Bác sĩ tai mũi họng. Giai đoạn sau đó sẽ phẫu thuật để lấy sạch các tổn thương hòm tai, xương chũm và vá lại màng nhĩ giúp khô tai và nghe tốt hơn, tránh biến chứng. Bạn nên khám bệnh tại bác sĩ Tai Mũi Họng, dùng thuốc và tái khám định kỳ theo đơn. Phẫu thuật tai khi có chỉ định để chữa khỏi bệnh tai giữa của mình nhé.
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Theo ViCare